CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC CẢNH SÁT NHÂN DÂN BỘ NỘI VỤ SỐ 172/C13 (P3) NGÀY 24-6-1992 HƯỚNG DẪN MẪU DẤU,QUẢN LÝ CON DẤU CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Kính gửi: Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ Nghị định số 56-C P ngày 17-3-1966 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 90 ngày 19-7-1989 của Hội đồng Bộ trưởngquy định về việcquản lý sử dụng con dqáu trong các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức xã hội.
Căn cứ ngh8ị định 388.HĐBT ngày 20-11-1991 và Chỉ thị 393/CT ngày 5-11-1991 của Hội đồng Bộ trưởngvề việc ban hành và triển khai thực hiện Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước.
Sau khi thống nhấtý kiếnvới Ban tổ chức cán bộ của Chính phủ; Tổng cục Cảnh sát nhân dân hướng dẫn mẫu con dấu, việc khắc vàquản lý con dấu cuả các doanh nghiệp Nhà nước như sau:
I- VỀ MẪU CON DẤU:
1- Hình thể, kích thước, đường chỉ con dấu của doanh nghiệp Nhà nước, các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Nhà nước đều hình tròn, có đường kính 34 mm. Con dấu có 2 chỉ, chỉ ngoài là 2 đường tròn sát nhau, đường tròn phí ngoài nét đậm, đường tròn phía trong nét nhỏ; chỉ trong là một đường tròn nét nhỏ; 2 chỉ cách nhau 5 mm.
2- Nội dung:
a) Dấu doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các Bộ, ngành Trung ươngquản lý.
– Vành ngoài phía trên khắc: Sốđăng ký kinh doanhkèm theo các chữ viét tắt doanh nghiệpNhà nước (DNNN) có 2 ngôi sao nhỏ ở dầu và cuối dòng chữ này.
– Vành ngoài phía dưới khắc tên Tỉnh, hoặc thànhphố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
– Giữa dấu khắc: tên doanh nghiệp theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp kèm theo tên Bộ hoặc tên ngành Trung ươngquản lý trực tiếp (mẫu số 1).
b) Dấu doanh nghiệp Nhà nước thuộc địa phươngquản lý:
– Vành ngoài phía trên khắc: Số đăng ký kinh doanh kèm theo các chữ viết tắt doanh nghiệp Nhà nước (DNNN); có 2 ngôi sao nhỏ ở đầu và cuối dòng chữ này.
-Vành ngoài phía dưới khắc tên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
– Giữa dấu khắc: tên doanh nghiệp theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp (mẫu số 2).
c) Dấu chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của các doanh nghiệp Nhà nước ở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính:
– Dấu chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp trực thuộc Bộ ngành Trung ươngquản lý:
– Vành ngoài phía trên khắc: Sốđăng ký kinh doanhkèm theo các chữ viết tắt doanh nghiệp Nhà nước (D.N.N.N) ; có 2 ngôi sao nhỏ ở đầu và cuối dòng chữ này.
+ Vành ngoài phía dưới khắc: Tên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
+ Giữa dấu khắc: chi nhánh hoặc văn phòng đại diện kèm theo tên doanh nghiệp và tên Bộ hoặc tên ngành Trung ươngquản lý trực tiếp (mẫu số 3).
– Dấu chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp Nhà nước do địa phương trực tiếpquản.
– Vành ngoài phía trên khắc: Sốđăng ký kinh doanhkèm theo các chữ viết tắt doanh nghiệp Nhà nước (D.N.N.N) ; có 2 ngôi sao nhỏ ở đầu và cuối dòng chữ này.
+ Vành ngoài phía dưới khắc: Tên tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
+ Giữa dấu khắc: chi nhánh hoặc văn phòng đại diện kèm theo tên doanh nghiệp và tên địa phươngquản lý trực tiếp doanh nghiệp đó (mẫu số 4).
II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI GIẢI QUYẾT KHẮC VÀQUẢN LÝ CON DẤU
1- Tất cả các con dấu của doanh nghiệp Nhà nước (kể các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh…) đóng ở địa phương nào do Công an các tỉnh, thành phố sở tại làm thủ tục khắc và lưu chiểu mẫu dấu.
2- Chỉ giải quyết khắc dấu cho các doanh nghiệp Nhà nước các văn phòng đại diện, chi nhánh của các doanh nghiệp này khi đã được cơ quanTrọng tài kinh tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3- Khi đến công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm thủ tục khắc dấu, các doanh nghiệp nói trên phải xuất trình các giấy tờ; Bản chính quyết định thành lập doanh nghiệp, giẩy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kèm theo giấy chứng minh nhân dân của người đến liên hệ khắc dấu; đồng thời nộp cho cơ quan công an các văn bản sau đây:
+ Bản sao quyết định thành lập doanh nghiệp.
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh .
+ Giấy giới thiệu của cơ quancử đi khắc dấu.
Nếu là Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh thuộc doanh nghiệp, khi làm thủ tục khắc dấu, ngoài bản sao quyết định và giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, phải nộp thêm bản sao giấy phép đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở.
4- Việc khắc vàquản lý con dấu của các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theoquy định tại Thông tư sô s08/TT ngày 1-9-1989 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Quyết định số 90/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
5- Các tổ chức kinh tế quốc doanh đã được khắc dấu sử dụng trước đây, trong khi chờ sắp xếp lại theo Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng vẫn tiếp tục được sử dụng con dấu đã khắc cho đến khi có quyết định mới.
6- Các doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Nghị định 338/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đều phải làm thủ tục khắc dấu theo mẫuquy định tại công văn này. Trước khi sử dụng dấu mới phải nộp lại dấu cũ cho cơ quan Công an nơi cấp giấy giới thiệu khắc dấu, các đơn vị có dấu kinh tế quốc doanh (KTQD) trước dây nếu có quyết định giải thể hoặc sáp nhập vào đơn vị khác và đổi tên mới đều phải nộp lại dấu cũ cho cơ quan Công an đểquản lý theoquy định.
Nhận được công văn này đề nghị Công an các tỉnh, thành phố nghiên cứu giải quyết khắc dấu kịpthời cho các doanh nghiệp Nhà nước mớiđược quyết địnhthành lập để các đơn vị này có con dấu hoạt động.
Trong quá trình thực hiện có vấn đềgì vướng mắc, địa phương cần phản ánh sớm để Tổng cục (C13) để nghiên cứu hướng dẫn tiếp.
BẢN PHỤ LỤC MẪU DẤU
Kèm theo công văn số 172/C13(P3) ngày 24 tháng 6 năm 1992
Mẫu số 1: Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Trung ươngquản lý
Ví dụ:
Mẫu số 2: Doanh nghiệp Nhà nước thuộc địa phươngquản lý
Ví dụ:
Mẫu số 3: Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Trung ươngquản lý
Ví dụ:
Mẫu số 4:Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của Doanh nghiệp Nhà nước thuộc địa phươngquản lý đặt ở địa phương khác.
Ví dụ:
Reviews
There are no reviews yet.