Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 9734/BCT-CNNg của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển

BỘ CÔNG THƯƠNG
—————-

Số: 9734/BCT-CNNg

V/v: Hướng dẫn trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2011

Kính gửi:

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các Tập đoàn, Tổng công ty 90, 91;
– Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam;
– Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam;
– Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam;
– Hiệp hội Da – Giày Việt Nam;
– Hiệp hội Dệt – May Việt Nam.

Theo quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ và Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển: các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc “Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển” (sau đây gọi tắt là Dự án), ban hành theo Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 được xem xét áp dụng cơ chế ưu đãi thích hợp theo quy định tại Điều 4, Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.

Bộ Công thương hướng dẫn trình tự thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Dự án như sau:

I. LẬP DỰ ÁN

Chủ đầu tư tổ chức lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (F/S) theo quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng với nội dung chủ yếu như sau:

1. Nội dung Thuyết minh:

a) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.

b) Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.

c) Các giải pháp thực hiện bao gồm:

– Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;

– Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;

– Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;

– Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.

d) Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

đ) Tổng mức đầu tư của dự án: khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế – tài chính, hiệu quả xã hội của dự án;

Luận giải và tính toán hiệu quả kinh tế theo các phương án sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước với tỷ lệ 30, 50, 70 và tối đa đến 85% tổng vốn cố định của Dự án.

Trong trường hợp Dự án có mức độ rủi ro cao, đề xuất bổ sung cơ chế ưu đãi thích hợp (các cơ chế ưu đãi chưa được quy định bởi các chính sách pháp luật hiện hành hoặc đã được pháp luật quy định nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư) để kiểm tra, tính toán, đảm bảo dự án có hiệu quả kinh tế…

2. Nội dung thiết kế cơ sở:

Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.

a) Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:

– Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

– Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

– Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

– Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;

– Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

– Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

b) Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

– Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;

– Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

– Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

c) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

II. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

Dự án do Hội đồng thẩm định dự án công nghiệp hỗ trợ, được thành lập theo Quyết định số 4290/QĐ-BCT ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thẩm định.

Việc thẩm định tập trung vào những vấn đề chính sau:

– Sự phù hợp của sản phẩm dự án theo quy định;

– Khả năng và độ tin cậy của thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

– Sự đáp ứng về hạ tầng cơ sở, tính khả thi và sự hợp lý của giải pháp kỹ thuật – công nghệ;

– Vốn đầu tư, giá thành, hiệu quả kinh tế của dự án;

– Các cơ chế ưu đãi thích hợp do chủ đầu tư đề xuất;

– Đề xuất và kiến nghị của Hội đồng.

III. PHÊ DUYỆT DỰ ÁN

Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, chủ đầu tư hoàn thiện, tổ chức thẩm định và phê duyệt Dự án theo quy định hiện hành.

Trên cơ sở văn bản hướng dẫn này, đề nghị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Hiệp hội ngành nghề chỉ đạo, hướng dẫn chủ đầu tư lập Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đúng mục tiêu, đúng ngành nghề quy định tại Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 và Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, trình Hội đồng thẩm định dự án công nghiệp hỗ trợ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc xin liên hệ với Vụ Công nghiệp nặng – Bộ Công Thương (ĐT: 84.4.22202406; Fax: 84.4.22202402) để được giải đáp./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng (để biết);
– Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Lưu: VT, CNNg.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Dương Quang

Thuộc tính văn bản
Công văn 9734/BCT-CNNg của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 9734/BCT-CNNg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Lê Dương Quang
Ngày ban hành: 20/10/2011 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Công nghiệp

BỘ CÔNG THƯƠNG
—————-

Số: 9734/BCT-CNNg

V/v: Hướng dẫn trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2011

Kính gửi:

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các Tập đoàn, Tổng công ty 90, 91;
– Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam;
– Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam;
– Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam;
– Hiệp hội Da – Giày Việt Nam;
– Hiệp hội Dệt – May Việt Nam.

Theo quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ và Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển: các Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc “Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển” (sau đây gọi tắt là Dự án), ban hành theo Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 được xem xét áp dụng cơ chế ưu đãi thích hợp theo quy định tại Điều 4, Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.

Bộ Công thương hướng dẫn trình tự thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Dự án như sau:

I. LẬP DỰ ÁN

Chủ đầu tư tổ chức lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (F/S) theo quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng với nội dung chủ yếu như sau:

1. Nội dung Thuyết minh:

a) Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; đánh giá nhu cầu thị trường, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, kinh doanh; tính cạnh tranh của sản phẩm; tác động xã hội đối với địa phương, khu vực (nếu có); hình thức đầu tư xây dựng công trình; địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất; điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.

b) Mô tả về quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình thuộc dự án; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ và công suất.

c) Các giải pháp thực hiện bao gồm:

– Phương án chung về giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nếu có;

– Các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc;

– Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động;

– Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.

d) Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy, chữa cháy và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.

đ) Tổng mức đầu tư của dự án: khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ; phương án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế – tài chính, hiệu quả xã hội của dự án;

Luận giải và tính toán hiệu quả kinh tế theo các phương án sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước với tỷ lệ 30, 50, 70 và tối đa đến 85% tổng vốn cố định của Dự án.

Trong trường hợp Dự án có mức độ rủi ro cao, đề xuất bổ sung cơ chế ưu đãi thích hợp (các cơ chế ưu đãi chưa được quy định bởi các chính sách pháp luật hiện hành hoặc đã được pháp luật quy định nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư) để kiểm tra, tính toán, đảm bảo dự án có hiệu quả kinh tế…

2. Nội dung thiết kế cơ sở:

Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình trên cơ sở phương án thiết kế được lựa chọn, bảo đảm thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.

Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyết minh và phần bản vẽ.

a) Phần thuyết minh thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung:

– Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, hoặc phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;

– Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

– Phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

– Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình;

– Phương án bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;

– Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng.

b) Phần bản vẽ thiết kế cơ sở bao gồm:

– Bản vẽ tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ bình đồ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;

– Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;

– Bản vẽ phương án kiến trúc đối với công trình có yêu cầu kiến trúc;

c) Bản vẽ phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực.

II. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN

Dự án do Hội đồng thẩm định dự án công nghiệp hỗ trợ, được thành lập theo Quyết định số 4290/QĐ-BCT ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thẩm định.

Việc thẩm định tập trung vào những vấn đề chính sau:

– Sự phù hợp của sản phẩm dự án theo quy định;

– Khả năng và độ tin cậy của thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

– Sự đáp ứng về hạ tầng cơ sở, tính khả thi và sự hợp lý của giải pháp kỹ thuật – công nghệ;

– Vốn đầu tư, giá thành, hiệu quả kinh tế của dự án;

– Các cơ chế ưu đãi thích hợp do chủ đầu tư đề xuất;

– Đề xuất và kiến nghị của Hội đồng.

III. PHÊ DUYỆT DỰ ÁN

Sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, chủ đầu tư hoàn thiện, tổ chức thẩm định và phê duyệt Dự án theo quy định hiện hành.

Trên cơ sở văn bản hướng dẫn này, đề nghị các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Hiệp hội ngành nghề chỉ đạo, hướng dẫn chủ đầu tư lập Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển đúng mục tiêu, đúng ngành nghề quy định tại Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 và Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, trình Hội đồng thẩm định dự án công nghiệp hỗ trợ thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc xin liên hệ với Vụ Công nghiệp nặng – Bộ Công Thương (ĐT: 84.4.22202406; Fax: 84.4.22202402) để được giải đáp./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– Các Thứ trưởng (để biết);
– Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Lưu: VT, CNNg.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lê Dương Quang

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 9734/BCT-CNNg của Bộ Công Thương về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển”