Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 932/TCT-CS của Tổng cục Thuế về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
————–
Số: 932/TCT-CS
V/v: chính sách thuế TNDN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2012

Kính gửi:
Công ty CP Thực phẩm Bích Chi
Địa chỉ: 45×1, đường Nguyễn Sinh Sắc, Tỉnh Đồng Tháp
Trả lời công văn số 127/BC ngày 22/9/2011 của Công ty CP Thực phẩm Bích Chi (Công ty Bích Chi) đề nghị hướng dẫn về việc giải quyết thanh lý nợ khó đòi. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại Điểm 2.16, Khoản 2, Mục IV, Phần C, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.16. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng”.
– Tại Điều 3, Phần I, Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản nợ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp quy định:
“Điều 3. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng.
1. Các khoản dự phòng nêu tại điểm 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính”.
– Tại Điều 6, Phần II, Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính nêu trên quy định:
“Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
– Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
3. Xử lý khoản dự phòng:
– Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp…”.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu Công ty Bích Chi thực hiện việc trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo đúng quy định nêu tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản nợ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp thì được xác định là khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Như vậy giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu Công ty sẽ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty được biết và đề nghị Công ty liên hệ với Cục thuế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ Pháp chế – TCT;
– Cục thuế tỉnh Đồng Tháp;
– Lưu: VT, CS(2b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Cao Anh Tuấn

Thuộc tính văn bản
Công văn 932/TCT-CS của Tổng cục Thuế về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thuế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 932/TCT-CS Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Cao Anh Tuấn
Ngày ban hành: 16/03/2012 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Doanh nghiệp

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
————–
Số: 932/TCT-CS
V/v: chính sách thuế TNDN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2012

Kính gửi:
Công ty CP Thực phẩm Bích Chi
Địa chỉ: 45×1, đường Nguyễn Sinh Sắc, Tỉnh Đồng Tháp
Trả lời công văn số 127/BC ngày 22/9/2011 của Công ty CP Thực phẩm Bích Chi (Công ty Bích Chi) đề nghị hướng dẫn về việc giải quyết thanh lý nợ khó đòi. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại Điểm 2.16, Khoản 2, Mục IV, Phần C, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.16. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng”.
– Tại Điều 3, Phần I, Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản nợ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp quy định:
“Điều 3. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng.
1. Các khoản dự phòng nêu tại điểm 1, 2, 3, 4 Điều 2 Thông tư này được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính”.
– Tại Điều 6, Phần II, Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính nêu trên quy định:
“Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
– Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
3. Xử lý khoản dự phòng:
– Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;
4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:
Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp…”.
Căn cứ các quy định nêu trên, nếu Công ty Bích Chi thực hiện việc trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo đúng quy định nêu tại Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản nợ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp thì được xác định là khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Như vậy giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu Công ty sẽ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty được biết và đề nghị Công ty liên hệ với Cục thuế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ Pháp chế – TCT;
– Cục thuế tỉnh Đồng Tháp;
– Lưu: VT, CS(2b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Cao Anh Tuấn

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 932/TCT-CS của Tổng cục Thuế về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp”