Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 930/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——————-
Số: 930/LĐTBXH-LĐTL
V/v: Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2011
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong thời gian vừa qua, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp và Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật lao động, cùng với chính quyền, đoàn thể các cấp có nhiều chính sách thiết thực chăm lo, hỗ trợ với đời sống cho người lao động như trả lương, trả thưởng kịp thời, chủ động điều chỉnh tăng tiền lương, tiền phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ tiền đi lại, tiền thuê nhà ở hoặc xây nhà ở cho người lao động… ở những nơi thực hiện tốt các chính sách này đã tạo được sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp, người sử dụng lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
Tuy nhiên, thời gian gần đây do giá cả một số mặt hàng thiết yếu và giá dịch vụ tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động, cộng với việc thực hiện pháp luật lao động ở một số doanh nghiệp không nghiêm như chậm điều chỉnh tiền lương, không nâng lương, trả lương chậm, không cải thiện bữa ăn giữa ca… nên đã xảy ra tranh chấp lao động, đình công, làm cho quan hệ lao động diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, an ninh trật tự xã hội và môi trường đầu tư. Để ngăn ngừa, hạn chế tranh chấp lao động và đình công, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số biện pháp sau.
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư và Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào:
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động. Ở những tỉnh, thành phố chưa xây dựng đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cần khẩn trương xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện đề án theo Quyết định số 31/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Bố trí kinh phí, biên soạn tài liệu, tập huấn cho cán bộ, công chức viên chức làm công tác tuyên truyền và tổ chức triển khai bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động;
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, thường xuyên vi phạm pháp luật lao động; bố trí đủ lực lượng thanh tra lao động, tập huấn nâng cao chất lượng thanh tra viên và đổi mới phương thức thanh tra cho phù hợp, hiệu quả;
c) Thường xuyên tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhằm tuyên truyền chính sách pháp luật lao động và giải quyết kịp thời các kiến nghị, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động;
d) Chỉ đạo các cơ quan chức năng căn cứ vào tình hình biến động giá cả các mặt hàng thiết yếu và mặt bằng tiền công trên địa bàn yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh mức tiền lương theo đúng quy định của pháp luật và cam kết của doanh nghiệp với người lao động. Vận động doanh nghiệp tăng thêm tiền lương, tiền trợ cấp, phụ cấp, hỗ trợ tiền đi lại, tiền thuê nhà ở, cải thiện bữa ăn giữa ca để bảo đảm ổn định và cải thiện đời sống người lao động.
2. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, từng bước giải quyết khó khăn về nhà ở cho người lao động. Có biện pháp quản lý mức giá cho thuê nhà hợp lý đối với các chủ nhà trọ và ngăn ngừa việc lợi dụng tình hình hiện nay để tăng mức giá thuê nhà lên quá cao.
3. Tăng cường các biện pháp kiểm soát giá cả, ổn định thị trường theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong làm việc và sinh hoạt.
4. Duy trì thường xuyên hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ công tác liên ngành về giải quyết tranh chấp lao động và đình công; phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên, theo dõi và nắm chắc tình hình của doanh nghiệp trên địa bàn, phát hiện kịp thời những mâu thuẫn trong quan hệ lao động để hỗ trợ các bên giải quyết kịp thời, đúng pháp luật nhằm ngăn chặn tranh chấp lao động, đình công xảy ra.
Khi có đình công xảy ra cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân, hướng dẫn các bên thương lượng để giải quyết, sớm ổn định tình hình, không để tranh chấp lao động, đình công kéo dài, ảnh hướng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm, thu nhập của người lao động, trật tự an toàn xã hội và môi trường đầu tư trên địa bàn. Có biện pháp kiên quyết xử lý những đối tượng có hành động quá khích, lôi kéo, kích động người lao động tham gia đình công gây rối trật tự nơi công cộng.
5. Ở những tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, nhiều lao động làm việc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cần báo cáo với Tỉnh ủy, Thành ủy để có chỉ đạo thống nhất, huy động các tổ chức đoàn thể cùng tham gia thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế tranh chấp lao động, đình công; từng bước xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn.
Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo và thường xuyên báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để triển khai thực hiện)
– Ban Quản lý các KCN, KCX (để triển khai thực hiện)
– Liên đoàn Lao động tỉnh, Tp.
– Lưu: VT, Vụ LĐTL.
BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Kim Ngân

Thuộc tính văn bản
Công văn 930/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 930/LĐTBXH-LĐTL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 01/04/2011 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương , Khiếu nại-Tố cáo

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——————-
Số: 930/LĐTBXH-LĐTL
V/v: Phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2011
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong thời gian vừa qua, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp và Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật lao động, cùng với chính quyền, đoàn thể các cấp có nhiều chính sách thiết thực chăm lo, hỗ trợ với đời sống cho người lao động như trả lương, trả thưởng kịp thời, chủ động điều chỉnh tăng tiền lương, tiền phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ tiền đi lại, tiền thuê nhà ở hoặc xây nhà ở cho người lao động… ở những nơi thực hiện tốt các chính sách này đã tạo được sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp, người sử dụng lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định.
Tuy nhiên, thời gian gần đây do giá cả một số mặt hàng thiết yếu và giá dịch vụ tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động, cộng với việc thực hiện pháp luật lao động ở một số doanh nghiệp không nghiêm như chậm điều chỉnh tiền lương, không nâng lương, trả lương chậm, không cải thiện bữa ăn giữa ca… nên đã xảy ra tranh chấp lao động, đình công, làm cho quan hệ lao động diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, an ninh trật tự xã hội và môi trường đầu tư. Để ngăn ngừa, hạn chế tranh chấp lao động và đình công, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện một số biện pháp sau.
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư và Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào:
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động đối với người lao động và người sử dụng lao động. Ở những tỉnh, thành phố chưa xây dựng đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cần khẩn trương xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện đề án theo Quyết định số 31/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp. Bố trí kinh phí, biên soạn tài liệu, tập huấn cho cán bộ, công chức viên chức làm công tác tuyên truyền và tổ chức triển khai bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động;
b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động ở các doanh nghiệp trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, thường xuyên vi phạm pháp luật lao động; bố trí đủ lực lượng thanh tra lao động, tập huấn nâng cao chất lượng thanh tra viên và đổi mới phương thức thanh tra cho phù hợp, hiệu quả;
c) Thường xuyên tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhằm tuyên truyền chính sách pháp luật lao động và giải quyết kịp thời các kiến nghị, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động;
d) Chỉ đạo các cơ quan chức năng căn cứ vào tình hình biến động giá cả các mặt hàng thiết yếu và mặt bằng tiền công trên địa bàn yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh mức tiền lương theo đúng quy định của pháp luật và cam kết của doanh nghiệp với người lao động. Vận động doanh nghiệp tăng thêm tiền lương, tiền trợ cấp, phụ cấp, hỗ trợ tiền đi lại, tiền thuê nhà ở, cải thiện bữa ăn giữa ca để bảo đảm ổn định và cải thiện đời sống người lao động.
2. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, từng bước giải quyết khó khăn về nhà ở cho người lao động. Có biện pháp quản lý mức giá cho thuê nhà hợp lý đối với các chủ nhà trọ và ngăn ngừa việc lợi dụng tình hình hiện nay để tăng mức giá thuê nhà lên quá cao.
3. Tăng cường các biện pháp kiểm soát giá cả, ổn định thị trường theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong làm việc và sinh hoạt.
4. Duy trì thường xuyên hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ công tác liên ngành về giải quyết tranh chấp lao động và đình công; phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên, theo dõi và nắm chắc tình hình của doanh nghiệp trên địa bàn, phát hiện kịp thời những mâu thuẫn trong quan hệ lao động để hỗ trợ các bên giải quyết kịp thời, đúng pháp luật nhằm ngăn chặn tranh chấp lao động, đình công xảy ra.
Khi có đình công xảy ra cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân, hướng dẫn các bên thương lượng để giải quyết, sớm ổn định tình hình, không để tranh chấp lao động, đình công kéo dài, ảnh hướng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm, thu nhập của người lao động, trật tự an toàn xã hội và môi trường đầu tư trên địa bàn. Có biện pháp kiên quyết xử lý những đối tượng có hành động quá khích, lôi kéo, kích động người lao động tham gia đình công gây rối trật tự nơi công cộng.
5. Ở những tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, nhiều lao động làm việc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cần báo cáo với Tỉnh ủy, Thành ủy để có chỉ đạo thống nhất, huy động các tổ chức đoàn thể cùng tham gia thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế tranh chấp lao động, đình công; từng bước xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trên địa bàn.
Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo và thường xuyên báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để triển khai thực hiện)
– Ban Quản lý các KCN, KCX (để triển khai thực hiện)
– Liên đoàn Lao động tỉnh, Tp.
– Lưu: VT, Vụ LĐTL.
BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Kim Ngân

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 930/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động”