Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 8435/BYT-TCDS của Bộ Y tế về tháng hành động quốc gia về Dân số

BỘ Y TẾ
—————–
Số: 8435/BYT-TCDS
V/v: hướng dẫn triển khai Tháng hành động quốc gia về Dân số
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2010

Kính gửi:
– Các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 26/11/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg về Tháng hành động quốc gia về Dân số.
Trong những năm vừa qua, công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã đạt được nhiều thành tích: từ năm 2006, Việt Nam đã đạt được mức sinh thay thế, quy mô gia đình nhỏ đã trở thành chuẩn mực của xã hội, sức khỏe sinh sản của người dân đã từng bước dần được nâng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, công tác DS-KHHGĐ cũng còn nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới: kết quả giảm sinh chưa thực sự bền vững; chất lượng dân số còn thấp; sức khỏe sinh sản của vị thành niên và thanh niên chưa được nâng cao; mất cân bằng giới tính khi sinh đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, nếu không giải quyết sớm sẽ gây nên những hệ lụy cho sự phát triển và an sinh xã hội sau này.
Mục tiêu của Tháng hành động quốc gia về Dân số nhằm:
– Nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc Việt Nam;
– Tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam.
Để triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Tháng hành động quốc gia về Dân số, Bộ Y tế hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:
Thời gian: từ ngày 1-31/12 hàng năm.
Chủđề Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2010: Dân số – Kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước.
Những hoạt động chủ yếu: Tổ chức các sự kiện, chiến dịch, hoạt động truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng và kênh truyền thông trực tiếp ở các cấp; tổ chức các hội nghị, hội thảo, các diễn đàn trao đổi về thực trạng, hậu quả, nguyên nhân và đề xuất giải pháp để từng bước giải quyết có hiệu quả những khó khăn, thách thức, các vấn đề trọng tâm của công tác DS-KHHGĐ; tổ chức khảo sát, kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, luật pháp, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ; triển khai đồng bộ các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân tại các cụm dân cư. Nội dung của những hoạt động chủ yếu nêu trên, tập trung vào công tác DS-KHHGĐ nói chung và vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng.
Bộ Y tế trân trọng đề nghị các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; căn cứ ý nghĩa, chủ đề và nội dung của Tháng hành động quốc gia về Dân số và nhiệm vụ được giao triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia về Dân số của đơn vị, địa phương mình theo phương châm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; báo cáo kết quả Tháng hành động quốc gia về Dân số gửi về Bộ Y tế (Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình) trước ngày 15 tháng 1 năm 2011 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ;
– Các đ/c Thứ trưởng;
– Các Vụ, đơn vị thuộc Bộ Y tế;
– Lưu: VT, TCDS (15b).
BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Quốc Triệu

Ý NGHĨA, CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DÂN SỐ
(Ban hành kèm theo công văn số 8435/BYT-TCDS ngày 06 tháng 12 năm 2010)
1. Lý do phải tổ chức Tháng hành động quốc gia về Dân số
Sau gần 50 năm thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam 2001 – 2010, thực hiện cam kết quốc tế về dân số, phát triển và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, công tác DS-KHHGĐ đã đạt những kết quả quan trọng. Tình trạng gia tăng nhanh dân số về cơ bản đã được kiểm soát. Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) giảm từ 6,1 con vào năm 1960 xuống 2,03 con vào năm 2009. Chính sách DS-KHHGĐ của nước ta đã từng bước được điều chỉnh theo hướng bao quát toàn diện hơn các vấn đề dân số, chú trọng vấn đề chất lượng dân số.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng hiện tại và tương lai công tác DS-KHHGĐ vẫn đang phải đối với nhiều khó khăn, thách thức cả về quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số và phân bố dân cư.
Về quy mô dân số: Việt Nam có quy mô dân số lớn thứ 13 trên thế giới, mật độ dân số cao (260 người/km2), thuộc nhóm nước có mật độ dân số cao nhất thế giới (gấp hơn 2 lần mật độ dân số của châu Á và gấp 1,86 lần mật độ dân số Trung Quốc), kết quả giảm sinh chưa thực sự vững chắc, đến năm 2009 vẫn còn 28/63 tỉnh, thành phố (chiếm 34% dân số cả nước) chưa đạt mức sinh thay thế Trong vòng 10 – 15 năm tới, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ và trong độ tuổi này hàng năm vẫn rất lớn do hệ quả của mức sinh cao những năm 1970 – 1980. Vì vậy, bình quân mỗi năm Việt Nam vẫn tăng thêm gần 1 triệu người, tương đương với dân số một tỉnh trung bình.
Về cơ cấu dân số: Song song với việc bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” dân số Việt Nam đang già đi với tốc độ nhanh do hệ quả của tỷ suất sinh, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ trung bình của dân số ngày càng cao đã làm cho tỷ trọng người cao tuổi tăng nhanh. Năm 2009, tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên là 6,6% và chỉ số già hóa là 35,7% cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (30%). Quá trình già hóa này sẽ gây áp lực mạnh đến việc đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Giới tính khi sinh của Việt Nam ngày càng trở lên mất cân bằng. Tỷ số giới tính khi sinh thông thường nằm trong khoảng 103-106 trẻ trai/100 trẻ gái. Trong mấy năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh bước vào mức cao, tăng nhanh và liên tục, năm 2006 là 110/100, năm 2007 là 111/100, năm 2008 là 112/100, năm 2009 là 110,5/100; mặc dù đã có nhiều biện pháp được tiến hành nhưng chưa thể khống chế và giải quyết được tình trạng gia tăng này trong thời gian ngắn, nguyên nhân chính là do tư tưởng trọng nam hơn nữ của đất nước Á đông vẫn tồn tại trong xã hội.
Về chất lượng dân số: Chất lượng dân số thấp đang là yếu tố cản trở sự phát triển và đặt nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn. Chỉ số phát triển con người (HDI) đang từng bước được cải thiện nhưng vẫn nằm trong nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức trung bình, thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực và thấp xa so với các nước công nghiệp. Mặc dù tuổi thọ bình quân đạt mức khá cao là 72,8 tuổi năm 2009, nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116/182 nước trên thế giới. Tỷ lệ dân số bị khuyết tật chiếm tới 7,8% dân số; số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh có xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, lối sống hoặc phong tục, tập quán lạc hậu. Tầm vóc thể lực của người Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chiều cao, cân nặng và sức bền còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Vị thành niên và thanh niên Việt Nam không chỉ thấp bé, nhẹ cân mà yếu cả về sức mạnh cơ bắp, sức dẻo dai và sức bền. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới nguồn nhân lực cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
Về lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức thực hiện: Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tính chất khó khăn, phức tạp, lâu dài, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của công tác dân số, nên đã xuất hiện tư tưởng chủ quan thỏa mãn với kết quả đạt được, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu tập trung, thiếu quyết liệt và chưa kịp thời định hướng, đề ra giải pháp thiết thực, điều chỉnh chính sách thích ứng với diễn biến của tình hình thực tiễn. Một số địa phương còn coi nhẹ công tác dân số, không phân bổ thêm nguồn lực địa phương. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số chưa được kiện toàn và ổn định, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số xã, các chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ dân số còn nhiều bất cập. Nội dung, hình thức truyền thông chưa thật phù hợp với đặc điểm đối tượng, vùng, miền và sự phát triển kinh tế – xã hội.
2. Tháng hành động quốc gia về Dân số hướng tới các mục tiêu
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình, đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc Việt Nam.
Mục tiêu hướng tới việc nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội vì thực tế những năm qua vẫn còn một số cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược và tính chất khó khăn, phức tạp của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, nên đã xuất hiện tư tưởng chủ quan thỏa mãn với những kết quả đạt được, đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra đôn đốc và chưa kịp thời định hướng, đề ra giải pháp thiết thực, điều chỉnh chính sách thích ứng với diễn biến của tình hình thực tiễn; nhiều cá nhân, gia đình chưa thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu còn thể hiện tính nhân văn cao cả trong việc chăm lo ngày càng tốt hơn đến sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và nâng cao chất lượng giống nòi Việt Nam cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Mục tiêu cũng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta với cộng đồng quốc tế trong việc tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu về dân số, phát triển và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước và của nhân loại.
Mục tiêu 2: Tăng cường sự tham gia phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam.
Mục tiêu hướng tới việc tăng cường sự tham gia phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân vì công tác dân số đòi hỏi cần có sự phối hợp liên ngành và cần có một vị thế để triển khai thực hiện; nhưng trong thời gian từ năm 2007 đến nay thực hiện chủ trương giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thì nhiều cấp, ngành cho rằng công tác DS-KHHGĐ là của ngành Y tế nên không tích cực tham gia như những năm trước. Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và kết quả của công tác DS-KHHGĐ trong những năm qua cũng là lý do mà nhiều tổ chức quốc tế hiện nay không còn hỗ trợ nguồn lực cho công tác DS-KHHGĐ như trước đây, nên công tác DS-KHHGĐ cũng đang gặp nhiều khó khăn vì vậy Đảng và Nhà nước tiếp tục kêu gọi các quốc gia, các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật và kinh phí cho công tác DS-KHHGĐ của nước ta.
3. Các hoạt động chủ yếu sẽ được triển khai trong Tháng hành động quốc gia về Dân số
a) Tổ chức các sự kiện, chiến dịch, hoạt động truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng và kênh truyền thông trực tiếp ở các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) để tuyên truyền các chủ trương, luật pháp, chính sách về DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước; về tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của công tác DS-KHHGĐ đối với sự phát triển bền vững của đất nước, mối quan hệ giữa dân số và phát triển; về những thành tựu, kết quả đạt được trong những năm qua và những khó khăn, thách thức, các vấn đề trọng tâm của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới; về các mô hình tốt, kinh nghiệm hay và các tập thể, cá nhân điển hình trong công tác DS-KHHGĐ; về ý nghĩa, chủ đề, nội dung của Tháng hành động quốc gia về Dân số về Ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm 2010.
b) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các diễn đàn trao đổi về thực trạng, hậu quả, nguyên nhân và đề xuất giải pháp để từng bước giải quyết có hiệu quả những khó khăn, thách thức, các vấn đề trọng tâm của công tác DS-KHHGĐ (duy trì mức sinh thấp, hợp lý; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần) đối với các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
c) Tổ chức khảo sát, kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, luật pháp, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ; các luật pháp, chính sách liên quan đến các vấn đề trọng tâm, những khó khăn, thách thức của công tác DS-KHHGĐ ở các cấp.
d) Triển khai đồng bộ các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân tại các cụm dân cư theo phương châm “kịp thời, thuận tiện, chất lượng, an toàn”. Động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ và tham gia giải quyết các vấn đề trọng tâm, những khó khăn, thách thức của công tác DS-KHHGĐ tại cộng đồng.
4. Thời gian tổ chức Tháng hành động quốc gia về Dân số
Tháng 12 hàng năm được lấy làm Tháng hành động quốc gia về Dân số (bắt đầu từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 12). Việc chọn tháng 12 là Tháng hành động quốc gia về Dân số vì trong tháng 12 công tác DS-KHHGĐ có ngày kỷ niệm truyền thống “Ngày Dân số Việt Nam 26/12”, đây cũng là thời điểm các cấp phải gấp rút hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về công tác DS-KHHGĐ của năm hiện tại và tổ chức tổng kết, triển khai kế hoạch công tác DS-KHHGĐ của năm tới.
5. Trách nhiệm của Trung ương và địa phương trong việc tổ chức Tháng hành động quốc gia về Dân số
a) Tại trung ương: Các Bộ, ngành, các cơ quan truyền thông đại chúng Trung ương, đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan Trung ương của các đoàn thể căn cứ Quyết định 2161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ hướng dẫn triển khai Tháng hành động quốc gia về Dân số của Bộ Y tế và chức năng nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai Tháng hành động quốc gia về Dân số hằng năm của đơn vị mình và báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động quốc gia về Dân số về Bộ Y tế trước ngày 15 tháng 1 năm sau để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
b) Tại địa phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện, huy động nguồn lực địa phương triển khai Tháng hành động quốc gia về Dân số trên địa bàn quản lý. Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố (cơ quan thường trực là Sở Y tế) căn cứ kế hoạch Tháng hành động quốc gia về Dân số của Trung ương và thực tế địa phương, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố kế hoạch triển khai Tháng hành động của địa phương, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, tổng kết, báo cáo kết quả với tỉnh và Trung ương trước ngày 15 tháng 1 năm sau.
5. Chủ đề của Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2010
Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội cần phải nhận thức sâu sắc rằng, công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình là khâu chuẩn bị rất quan trọng cho đầu vào của nguồn nhân lực có chất lượng – là một trong những yếu tố chủ yếu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Việc thay đổi quan niệm của người dân ở một đất nước nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến về việc sinh con, muốn có “đông con, nhiều cháu” và phải có con trai để nối dõi tông đường còn là một việc làm hết sức khó khăn, lâu dài và phức tạp. Để vượt qua các khó khăn, thách thức, duy trì những kết quả tích cực đã đạt được và bảo đảm sự thành công một cách bền vững của chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình, chúng ta phải kiên trì, bền bỉ vận động, giáo dục và thuyết phục nhân dân chuyển đổi hành vi, tự nguyện thực hiện mô hình gia đình ít con khỏe mạnh, đặc biệt ở những vùng nông thôn kém phát triển, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Các cơ quan, tổ chức, cán bộ làm công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình phải tận tâm, trách nhiệm, có phương pháp và cách làm cụ thể, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế thì mới đáp ứng được nguyện vọng của người dân và yêu cầu phát triển của đất nước.
Chính vì những lý do trên, chủ đề của Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2010 được lựa chọn là: “Dân số – Kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước”.
Thuộc tính văn bản
Công văn 8435/BYT-TCDS của Bộ Y tế về tháng hành động quốc gia về Dân số
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 8435/BYT-TCDS Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Quốc Triệu
Ngày ban hành: 06/12/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

BỘ Y TẾ
—————–
Số: 8435/BYT-TCDS
V/v: hướng dẫn triển khai Tháng hành động quốc gia về Dân số
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2010

Kính gửi:
– Các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 26/11/2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg về Tháng hành động quốc gia về Dân số.
Trong những năm vừa qua, công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã đạt được nhiều thành tích: từ năm 2006, Việt Nam đã đạt được mức sinh thay thế, quy mô gia đình nhỏ đã trở thành chuẩn mực của xã hội, sức khỏe sinh sản của người dân đã từng bước dần được nâng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, công tác DS-KHHGĐ cũng còn nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới: kết quả giảm sinh chưa thực sự bền vững; chất lượng dân số còn thấp; sức khỏe sinh sản của vị thành niên và thanh niên chưa được nâng cao; mất cân bằng giới tính khi sinh đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng, nếu không giải quyết sớm sẽ gây nên những hệ lụy cho sự phát triển và an sinh xã hội sau này.
Mục tiêu của Tháng hành động quốc gia về Dân số nhằm:
– Nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc Việt Nam;
– Tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam.
Để triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Tháng hành động quốc gia về Dân số, Bộ Y tế hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:
Thời gian: từ ngày 1-31/12 hàng năm.
Chủđề Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2010: Dân số – Kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước.
Những hoạt động chủ yếu: Tổ chức các sự kiện, chiến dịch, hoạt động truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng và kênh truyền thông trực tiếp ở các cấp; tổ chức các hội nghị, hội thảo, các diễn đàn trao đổi về thực trạng, hậu quả, nguyên nhân và đề xuất giải pháp để từng bước giải quyết có hiệu quả những khó khăn, thách thức, các vấn đề trọng tâm của công tác DS-KHHGĐ; tổ chức khảo sát, kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, luật pháp, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ; triển khai đồng bộ các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân tại các cụm dân cư. Nội dung của những hoạt động chủ yếu nêu trên, tập trung vào công tác DS-KHHGĐ nói chung và vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh nói riêng.
Bộ Y tế trân trọng đề nghị các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; căn cứ ý nghĩa, chủ đề và nội dung của Tháng hành động quốc gia về Dân số và nhiệm vụ được giao triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện Tháng hành động quốc gia về Dân số của đơn vị, địa phương mình theo phương châm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; báo cáo kết quả Tháng hành động quốc gia về Dân số gửi về Bộ Y tế (Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình) trước ngày 15 tháng 1 năm 2011 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
– Văn phòng Chính phủ;
– Các đ/c Thứ trưởng;
– Các Vụ, đơn vị thuộc Bộ Y tế;
– Lưu: VT, TCDS (15b).
BỘ TRƯỞNG

Nguyễn Quốc Triệu

Ý NGHĨA, CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DÂN SỐ
(Ban hành kèm theo công văn số 8435/BYT-TCDS ngày 06 tháng 12 năm 2010)
1. Lý do phải tổ chức Tháng hành động quốc gia về Dân số
Sau gần 50 năm thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam 2001 – 2010, thực hiện cam kết quốc tế về dân số, phát triển và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, công tác DS-KHHGĐ đã đạt những kết quả quan trọng. Tình trạng gia tăng nhanh dân số về cơ bản đã được kiểm soát. Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) giảm từ 6,1 con vào năm 1960 xuống 2,03 con vào năm 2009. Chính sách DS-KHHGĐ của nước ta đã từng bước được điều chỉnh theo hướng bao quát toàn diện hơn các vấn đề dân số, chú trọng vấn đề chất lượng dân số.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng hiện tại và tương lai công tác DS-KHHGĐ vẫn đang phải đối với nhiều khó khăn, thách thức cả về quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số và phân bố dân cư.
Về quy mô dân số: Việt Nam có quy mô dân số lớn thứ 13 trên thế giới, mật độ dân số cao (260 người/km2), thuộc nhóm nước có mật độ dân số cao nhất thế giới (gấp hơn 2 lần mật độ dân số của châu Á và gấp 1,86 lần mật độ dân số Trung Quốc), kết quả giảm sinh chưa thực sự vững chắc, đến năm 2009 vẫn còn 28/63 tỉnh, thành phố (chiếm 34% dân số cả nước) chưa đạt mức sinh thay thế Trong vòng 10 – 15 năm tới, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ và trong độ tuổi này hàng năm vẫn rất lớn do hệ quả của mức sinh cao những năm 1970 – 1980. Vì vậy, bình quân mỗi năm Việt Nam vẫn tăng thêm gần 1 triệu người, tương đương với dân số một tỉnh trung bình.
Về cơ cấu dân số: Song song với việc bước vào giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” dân số Việt Nam đang già đi với tốc độ nhanh do hệ quả của tỷ suất sinh, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ trung bình của dân số ngày càng cao đã làm cho tỷ trọng người cao tuổi tăng nhanh. Năm 2009, tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên là 6,6% và chỉ số già hóa là 35,7% cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (30%). Quá trình già hóa này sẽ gây áp lực mạnh đến việc đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Giới tính khi sinh của Việt Nam ngày càng trở lên mất cân bằng. Tỷ số giới tính khi sinh thông thường nằm trong khoảng 103-106 trẻ trai/100 trẻ gái. Trong mấy năm gần đây, tỷ số giới tính khi sinh bước vào mức cao, tăng nhanh và liên tục, năm 2006 là 110/100, năm 2007 là 111/100, năm 2008 là 112/100, năm 2009 là 110,5/100; mặc dù đã có nhiều biện pháp được tiến hành nhưng chưa thể khống chế và giải quyết được tình trạng gia tăng này trong thời gian ngắn, nguyên nhân chính là do tư tưởng trọng nam hơn nữ của đất nước Á đông vẫn tồn tại trong xã hội.
Về chất lượng dân số: Chất lượng dân số thấp đang là yếu tố cản trở sự phát triển và đặt nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn. Chỉ số phát triển con người (HDI) đang từng bước được cải thiện nhưng vẫn nằm trong nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức trung bình, thấp hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực và thấp xa so với các nước công nghiệp. Mặc dù tuổi thọ bình quân đạt mức khá cao là 72,8 tuổi năm 2009, nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh chỉ đạt 66 tuổi và xếp thứ 116/182 nước trên thế giới. Tỷ lệ dân số bị khuyết tật chiếm tới 7,8% dân số; số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh có xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, lối sống hoặc phong tục, tập quán lạc hậu. Tầm vóc thể lực của người Việt Nam còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chiều cao, cân nặng và sức bền còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Vị thành niên và thanh niên Việt Nam không chỉ thấp bé, nhẹ cân mà yếu cả về sức mạnh cơ bắp, sức dẻo dai và sức bền. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới nguồn nhân lực cho sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.
Về lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức thực hiện: Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tính chất khó khăn, phức tạp, lâu dài, tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của công tác dân số, nên đã xuất hiện tư tưởng chủ quan thỏa mãn với kết quả đạt được, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo; thiếu tập trung, thiếu quyết liệt và chưa kịp thời định hướng, đề ra giải pháp thiết thực, điều chỉnh chính sách thích ứng với diễn biến của tình hình thực tiễn. Một số địa phương còn coi nhẹ công tác dân số, không phân bổ thêm nguồn lực địa phương. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số chưa được kiện toàn và ổn định, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số xã, các chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ dân số còn nhiều bất cập. Nội dung, hình thức truyền thông chưa thật phù hợp với đặc điểm đối tượng, vùng, miền và sự phát triển kinh tế – xã hội.
2. Tháng hành động quốc gia về Dân số hướng tới các mục tiêu
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình, đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc Việt Nam.
Mục tiêu hướng tới việc nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội vì thực tế những năm qua vẫn còn một số cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và một bộ phận nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa chiến lược và tính chất khó khăn, phức tạp của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, nên đã xuất hiện tư tưởng chủ quan thỏa mãn với những kết quả đạt được, đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra đôn đốc và chưa kịp thời định hướng, đề ra giải pháp thiết thực, điều chỉnh chính sách thích ứng với diễn biến của tình hình thực tiễn; nhiều cá nhân, gia đình chưa thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước. Mục tiêu còn thể hiện tính nhân văn cao cả trong việc chăm lo ngày càng tốt hơn đến sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình nhằm từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và nâng cao chất lượng giống nòi Việt Nam cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần. Mục tiêu cũng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta với cộng đồng quốc tế trong việc tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu về dân số, phát triển và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước và của nhân loại.
Mục tiêu 2: Tăng cường sự tham gia phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam.
Mục tiêu hướng tới việc tăng cường sự tham gia phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân vì công tác dân số đòi hỏi cần có sự phối hợp liên ngành và cần có một vị thế để triển khai thực hiện; nhưng trong thời gian từ năm 2007 đến nay thực hiện chủ trương giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thì nhiều cấp, ngành cho rằng công tác DS-KHHGĐ là của ngành Y tế nên không tích cực tham gia như những năm trước. Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và kết quả của công tác DS-KHHGĐ trong những năm qua cũng là lý do mà nhiều tổ chức quốc tế hiện nay không còn hỗ trợ nguồn lực cho công tác DS-KHHGĐ như trước đây, nên công tác DS-KHHGĐ cũng đang gặp nhiều khó khăn vì vậy Đảng và Nhà nước tiếp tục kêu gọi các quốc gia, các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật và kinh phí cho công tác DS-KHHGĐ của nước ta.
3. Các hoạt động chủ yếu sẽ được triển khai trong Tháng hành động quốc gia về Dân số
a) Tổ chức các sự kiện, chiến dịch, hoạt động truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng và kênh truyền thông trực tiếp ở các cấp (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) để tuyên truyền các chủ trương, luật pháp, chính sách về DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước; về tầm quan trọng và ý nghĩa chiến lược của công tác DS-KHHGĐ đối với sự phát triển bền vững của đất nước, mối quan hệ giữa dân số và phát triển; về những thành tựu, kết quả đạt được trong những năm qua và những khó khăn, thách thức, các vấn đề trọng tâm của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới; về các mô hình tốt, kinh nghiệm hay và các tập thể, cá nhân điển hình trong công tác DS-KHHGĐ; về ý nghĩa, chủ đề, nội dung của Tháng hành động quốc gia về Dân số về Ngày Dân số Việt Nam 26/12 năm 2010.
b) Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các diễn đàn trao đổi về thực trạng, hậu quả, nguyên nhân và đề xuất giải pháp để từng bước giải quyết có hiệu quả những khó khăn, thách thức, các vấn đề trọng tâm của công tác DS-KHHGĐ (duy trì mức sinh thấp, hợp lý; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng; thích ứng với già hóa dân số; nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần) đối với các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
c) Tổ chức khảo sát, kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá việc thực hiện các chủ trương, luật pháp, chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ; các luật pháp, chính sách liên quan đến các vấn đề trọng tâm, những khó khăn, thách thức của công tác DS-KHHGĐ ở các cấp.
d) Triển khai đồng bộ các loại hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho nhân dân tại các cụm dân cư theo phương châm “kịp thời, thuận tiện, chất lượng, an toàn”. Động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện luật pháp, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ và tham gia giải quyết các vấn đề trọng tâm, những khó khăn, thách thức của công tác DS-KHHGĐ tại cộng đồng.
4. Thời gian tổ chức Tháng hành động quốc gia về Dân số
Tháng 12 hàng năm được lấy làm Tháng hành động quốc gia về Dân số (bắt đầu từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 12). Việc chọn tháng 12 là Tháng hành động quốc gia về Dân số vì trong tháng 12 công tác DS-KHHGĐ có ngày kỷ niệm truyền thống “Ngày Dân số Việt Nam 26/12”, đây cũng là thời điểm các cấp phải gấp rút hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về công tác DS-KHHGĐ của năm hiện tại và tổ chức tổng kết, triển khai kế hoạch công tác DS-KHHGĐ của năm tới.
5. Trách nhiệm của Trung ương và địa phương trong việc tổ chức Tháng hành động quốc gia về Dân số
a) Tại trung ương: Các Bộ, ngành, các cơ quan truyền thông đại chúng Trung ương, đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan Trung ương của các đoàn thể căn cứ Quyết định 2161/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ hướng dẫn triển khai Tháng hành động quốc gia về Dân số của Bộ Y tế và chức năng nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai Tháng hành động quốc gia về Dân số hằng năm của đơn vị mình và báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động quốc gia về Dân số về Bộ Y tế trước ngày 15 tháng 1 năm sau để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
b) Tại địa phương: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện, huy động nguồn lực địa phương triển khai Tháng hành động quốc gia về Dân số trên địa bàn quản lý. Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố (cơ quan thường trực là Sở Y tế) căn cứ kế hoạch Tháng hành động quốc gia về Dân số của Trung ương và thực tế địa phương, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố kế hoạch triển khai Tháng hành động của địa phương, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, tổng kết, báo cáo kết quả với tỉnh và Trung ương trước ngày 15 tháng 1 năm sau.
5. Chủ đề của Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2010
Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội cần phải nhận thức sâu sắc rằng, công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình là khâu chuẩn bị rất quan trọng cho đầu vào của nguồn nhân lực có chất lượng – là một trong những yếu tố chủ yếu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Việc thay đổi quan niệm của người dân ở một đất nước nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng phong kiến về việc sinh con, muốn có “đông con, nhiều cháu” và phải có con trai để nối dõi tông đường còn là một việc làm hết sức khó khăn, lâu dài và phức tạp. Để vượt qua các khó khăn, thách thức, duy trì những kết quả tích cực đã đạt được và bảo đảm sự thành công một cách bền vững của chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình, chúng ta phải kiên trì, bền bỉ vận động, giáo dục và thuyết phục nhân dân chuyển đổi hành vi, tự nguyện thực hiện mô hình gia đình ít con khỏe mạnh, đặc biệt ở những vùng nông thôn kém phát triển, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Các cơ quan, tổ chức, cán bộ làm công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình phải tận tâm, trách nhiệm, có phương pháp và cách làm cụ thể, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế thì mới đáp ứng được nguyện vọng của người dân và yêu cầu phát triển của đất nước.
Chính vì những lý do trên, chủ đề của Tháng hành động quốc gia về Dân số năm 2010 được lựa chọn là: “Dân số – Kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước”.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 8435/BYT-TCDS của Bộ Y tế về tháng hành động quốc gia về Dân số”