CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 81/KHXX
NGÀY 21 THÁNG 7 NĂM 1997 VỀ VIỆC TRAO ĐỔI VỀ NGHIỆP VỤ
Kính gửi:Toà án nhân dân tỉnh Cần Thơ
Sau khi nghiên cứu nội dung Công văn số 38/TA-GĐKT ngày 18-6-1997 của Toà án nhân dân tỉnh Cần Thơ trao đổi về việc giải quyết các tranh chấp nợ hụi và quyền kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Hội đồng xét xử công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà, Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Theo tinh thần Thông báo số 38/KHXX ngày 5-7-1996 của Toà án nhân dân tối cao “Về việc huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực thi hành, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định pháp luật dân sự theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự”, thì Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 8-8-1992 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về nợ hụi” không còn hiệu lực thi hành để giải quyết các tranh chấp về nợ hụi phát sinh từ ngày 1/7/1996. Do vậy, các giao dịch về hụi được xác lập và thực hiện trước ngày 1-7-1996, nhưng sau ngày 1-7-1996 mới phát sinh tranh chấp, có đơn yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án căn cứ vào hướng dẫn tại khoản 1 phần II Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10-8-1996 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự” và áp dụng các quy định của Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 8-8-1992 để giải quyết.
2. Theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để giúp các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những trường hợp không hoà giải được hoặc pháp luật quy định không được hoà giải” (Điều 5) và “Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Bản sao biên bản này được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. Nếu trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến hoặc được Viện kiểm sát, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử; nếu trong thời hạn đó không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối, thì Toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật” (khoản 2 Điều 44). Về trường hợp này, theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục II Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì quyết định công nhận sự thoả thuận này có hiệu lực pháp luật ngay, các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị để yêu cầu xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 52 của Pháp lệnh lại có quy định rằng nếu tại phiên Toà mà các đương sự thoả thuận được với nhau về giải quyết vụ án, thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thoả thuận đó. Trong trường hợp này, quyết định của Hội đồng xét xử công nhận sự thoả thuận của các đương sự không ra theo trình tự và thủ tục được quy định tại khoản 2 Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, do đó, quyết định này chưa có hiệu lực pháp luật, ngay sau khi được tuyên bố, nếu các đương sự có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị được pháp luật quy định như đối với bản án sơ thẩm.
Trên đây là những ý kiến của Toà án nhân dân tối cao để quý Toà nghiên cứu vận dụng trong quá trình áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết các vụ án dân sự.
CÔNG VĂN
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 81/KHXX
NGÀY 21 THÁNG 7 NĂM 1997 VỀ VIỆC TRAO ĐỔI VỀ NGHIỆP VỤ
Kính gửi:Toà án nhân dân tỉnh Cần Thơ
Sau khi nghiên cứu nội dung Công văn số 38/TA-GĐKT ngày 18-6-1997 của Toà án nhân dân tỉnh Cần Thơ trao đổi về việc giải quyết các tranh chấp nợ hụi và quyền kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Hội đồng xét xử công nhận sự thoả thuận của các đương sự tại phiên toà, Toà án nhân dân tối cao có ý kiến như sau:
Theo tinh thần Thông báo số 38/KHXX ngày 5-7-1996 của Toà án nhân dân tối cao “Về việc huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực thi hành, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định pháp luật dân sự theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự”, thì Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 8-8-1992 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao “Hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về nợ hụi” không còn hiệu lực thi hành để giải quyết các tranh chấp về nợ hụi phát sinh từ ngày 1/7/1996. Do vậy, các giao dịch về hụi được xác lập và thực hiện trước ngày 1-7-1996, nhưng sau ngày 1-7-1996 mới phát sinh tranh chấp, có đơn yêu cầu Toà án giải quyết thì Toà án căn cứ vào hướng dẫn tại khoản 1 phần II Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10-8-1996 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự” và áp dụng các quy định của Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 8-8-1992 để giải quyết.
2. Theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để giúp các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những trường hợp không hoà giải được hoặc pháp luật quy định không được hoà giải” (Điều 5) và “Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Bản sao biên bản này được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung. Nếu trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà có đương sự thay đổi ý kiến hoặc được Viện kiểm sát, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung phản đối sự thoả thuận đó, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử; nếu trong thời hạn đó không có sự thay đổi ý kiến hoặc phản đối, thì Toà án ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật” (khoản 2 Điều 44). Về trường hợp này, theo hướng dẫn tại điểm 2 Mục II Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thì quyết định công nhận sự thoả thuận này có hiệu lực pháp luật ngay, các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị để yêu cầu xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 52 của Pháp lệnh lại có quy định rằng nếu tại phiên Toà mà các đương sự thoả thuận được với nhau về giải quyết vụ án, thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thoả thuận đó. Trong trường hợp này, quyết định của Hội đồng xét xử công nhận sự thoả thuận của các đương sự không ra theo trình tự và thủ tục được quy định tại khoản 2 Điều 44 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, do đó, quyết định này chưa có hiệu lực pháp luật, ngay sau khi được tuyên bố, nếu các đương sự có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị được pháp luật quy định như đối với bản án sơ thẩm.
Trên đây là những ý kiến của Toà án nhân dân tối cao để quý Toà nghiên cứu vận dụng trong quá trình áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết các vụ án dân sự.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.