Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 670/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn đào tạo phát triển ngành nghề nông thôn

CÔNG VĂN

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 670/BNN-TCBC NGÀY 26 THÁNG 3 NĂM 2003 VỀ VIỆC
HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

Kính gửi: UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ giao BộNông nghiệp và Phát triền nông thôn “hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở ngành nghề nông thôn”, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn đào tạo phát triển ngành nghề nông thôn như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO:

1. Mục tiêu đào tạo:

Trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề nhất định về các ngành nghề nông thôn, giúp họ tạo việc làm mới, phát triển làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa nông nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, tăng nhanh việc làm cho khu vực phi nông nghiệp.

2. Ngành nghề đào tạo:

Theo Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn của Thủ tướng Chính phủ thì ngành nghề nông thôn bao gồm:

a) Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ởnông thôn:

– Chế biến bảo quản nông, lâm, thuỷ sản;

– Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, cơ khí nhỏ nông thôn;

– Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.

b) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ;

c) Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân cư nông thôn.

II. TRÌNH ĐỘ VÀ NỘI DUNG ĐÀO TẠO:

1.Trình độ đào tạo:

– Bán lành nghề: người học được trang bị một số kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, công việc của trình độ lành nghề (thời gian đào tạo dưới 1 năm).

– Lành nghề: người học được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhận những công việc phức tạm (thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm).

Người học tốt nghiệp được cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề theo quy định của BộLao động – Thương binh và Xã hội.

2. Nội dung đào tạo hướng vào việc giúp cho người được đào tạo tự tạo ra được việc làm cho mình và cho người khác, nâng cao kỹ năng tay nghề về ngành nghề nông thôn cho lao động nông thôn. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, pháp luật cho chủ hộ, chủ cơ sở ngành nghề nông thôn. Bồi dưỡng trình độ sư phạm cho những người truyền nghề, nghệ nhân ởnông thôn.

III. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO:

1. Thanh niên nông thôn có trình độ văn hoá Phổ thông trung học hoặc Phổ thông cơ sở.

2. Các hộ gia đình, cá nhân, cơ sở ngành nghề nông thôn. Ưu tiên đào tạo và sử dụng lao dộng đối với những hộ gia đình mà Nhà nước thu hồi đất để phát triển ngành nghề, lao động là người địa phương.

3. Cán bộ Tổ, nhóm hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, chủ trang trại, cán bộ khuyến công Huyện, Xã.

4. Cán bộ trong các tổ chức xãhội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc.

IV. HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN:

1.Các trường dạy nghề Nhà nước thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các trường thuộc địa phương có nghề đào tạo phù hợp có kế hoạch mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo hệ chính quy, ưu tiên tuyển sinh theo địa chỉ các làng nghề. Đẩy mạnh dạy nghề ngắn hạn từ 1 đến 3 tháng, tuỳ theo từng loại nghề và mức độ tinh xảo của sản phẩm, theo hình thức chuyển giao công nghệ tại xã, phường, làng nghề, tổ hợp tác.

2.Tuỳ điều kiện và khả năng của từng địa phương, mỗi huyện có thể lập một Trung tâm dạy nghề truyền thống của địa phương.

3. Các trường mỹ thuật công nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy về thiết kế mẫu mã, tạo dáng sản phẩm các mặt hàng tiểu, thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Đào tạo một số thợ giỏi để tạo ra mẫu mã mới và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

4. Khuyến khích các nghệ nhân, hợp tác xã, tổ chức, hiệp hội mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho lao động.

5. Bộgiao Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp & Phát triển nông thôn I (ở Hà Nội) và II (ở Thành phố HồChí Minh) chủ trì cùng các trường kinh tế nghiệp vụ có liên quan xây dựng chương trình và tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản lý doanh nghiệp, pháp luật, tài chính kế toán cho chủ các cơ sở ngành nghề nông thôn.

Giao Trường Công nhân Chế biến gỗ TW (Phủ Lý – Hà Nam) bồi dưỡng sư phạm cho các nghệ nhân, người truyền nghề ởcác làng nghề; đào tạo thiết kế mẫu mã hàng khảm trai, chạm khắc gỗ.

V. CÁC HÌNH THỨC VÀ TỔ CHỨC DẠY NGHỀ:

1. Đào tạo nghề chính quy dàihạn

– Tăng quy mô tuyển sinh đào tạo nghề dài hạn (trình độ lành nghề) khoảng 11-12% năm. Dự tính mỗi nămđào tạo khoảng 28.000 công nhân kỹ thuật cho ngành nông nghiệp, trong đó ưu tiên đào tạo cho các cơ sở ngành nghề nông thôn.

– Hàng năm tổ chức nghiên cứu, điều tra thị trường lao động ngành nghề nông thôn gắn với định hướng của địa phương, để xác định nhu cầu đào tạo. Trên cơ sở đó, từng bước thực hiện giao chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu thực tế.

– Khuyến khích và tăng cường các hình thức liên kết giữa các trường với cơ sở sản xuất; kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất.

Ưu tiên đào tạo các nghề sau đây:

+ – hàn

+ Vận hành máy nông lâm nghiệp

+ Sửa chữa ô tô, xe máy

+ Điện dân dụng.

+ Mua bán, bảo quản lương thực.

+ Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

+ Sửa chữa vận hành bơm điện.

+ Vận hành sửa chữa máy tàu cuốc.

– Đào tạo một số nghề mới để phù hợp với nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn. Hiện đang đào tạo một số nghề mới: Cơđiện nông thôn, quản lý doanh nghiệp nhỏ nông nghiệp, cấp thoát nước nông thôn

2. Dạy nghề ngắn hạn và các nghề truyền thống

– Đẩy mạnh dạy nghề ngắn hạn, mỗi năm dạynghề khoảng 100.000 lao động có tay nghề về chế biến nông, lâm, thủy sản; 100.000 người có tay nghề thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ; 50.000 người có tay nghề về cơ, điện, cơ điện nông thôn; 100.000 người có tay nghề dịch vụ ởnông thôn.

– Nghề truyền thống được chia thành các nhóm chủ yếu sau:

Nhóm 1: Nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (gốm sứ, sơn mài, thêu, ren, thảm, chạm khắc gỗ, chạm mạ vàng bạc, dệt tơ tằm, thổ cẩm, mây tre đan);

Nhóm 2: Nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (dệt chiếu, làm nón, rổ, rá, thừng chão, dệt vải các loại);

Nhóm 3: Nghề phục vụ sản xuất và đời sống (nề, mộc, rèn, hàn, đúc);

Nhóm 4: Nghề chế biến lương thực và thực phẩm (làm bún, bánh, đường, mật, tương, chế biến hải sản các loại);

– Xây dựng phát triển làng nghề mới theo quy hoạch gắn với quy hoạch nông nghiệp và nông thôn. Đối với các làng, xã chưa phát triển làng nghề, cần lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng một số doanh nghiệp trẻ, năng động, biết cách làm ăn để làm nòng cốt, thu hút các hộ, các cá nhân khác tham gia phát triển nghề, dần dần hình thành các làng nghề mới.

Bồi dưỡng kiến thức quản Iý doanh nghiệp, pháp luật tài chính kế toán, thị trường cho chủ cơ sở ngành nghề nông thôn.

3. Tổ chức lớp dạy nghề:

4 hình thức phổ biến thường được áp dụng tổ chức lớp dạy nghề ngắn hạn:

– Các lớp dạy nghề nông thôn thường tổ chức ởnhững địa bàn có khả năng thu hút nhiều lao động, có thị trường tiêu thụ sản phẩm vàphục vụ gia đình. Thời gian bố trí 1khoá học trung bình từ 15 ngày đến 3 tháng tuỳ theo nghề và mô hình thực tập phù hợp với điều kiện ởnông thôn. Địa điểm tổ chức cũng linh hoạt theo từng cụm dân cư. Học viên là những người trong độ tuổi lao động đang cần có nghề và việc làm, giáo viên huy động kỹ sư công tác ởhuyện và các đơn vị trong tỉnh, nghệ nhân, thợ giỏi, chủ cơ sở sản xuất có tay nghề. Nội dung chương trình đào tạo vừa phải theo kịp vừa đi tắt đón đầu nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Phải thường xuyên bổ sung cập nhật kiến thức mớiphù hợp yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Học viên học nghề sau khi tốt nghiệp được cấp chứng chỉ và chứng chỉ nghề được xem là một trong những tiêu chuẩn để giới thiệu việc làm và xem xét cấp giấy phép hành nghề.

– Các Trung tâm dạy nghề truyền thống áp dụng phương thức “dạy nghề di động”, gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn vùng sâu, vùng xa.

– Tổchức lớp tập trung, nhân cấy phát triển nghề mới có số học viên từ 30 đến 40 người, thời gian học từ 1 đến 3 tháng, vừa học thực hành theo chương trình do các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm xây dựng và được thẩm định của cơ sở đào tạo. Hình thức này thường được áp dụng cho các làng chưa có nghề, hoặc đã có nghề nhưng số người có nhu cầu học đông.

– Hình thức dạy nghề, truyền nghề thông qua kèm cặp vừa học, vừa làm. Hình thức này được áp dụng nhiều trong các làng đang cónghề và một số địa phương tự tổ chức cho lao động đến học nghề tại địa phương khác. Những người học nghề được cán bộ thôn bố trí hoặc tự lo việc làm chỗ khác. Dạy nghề, học nghề theo phương pháp kèm cặp đỡ tốn kém kinh phí, người học nghề nắm bắt nghề nhanh, cán bộ của làng xã đỡ vất vả, tỷ lệ người có việc làm cao.

VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Dạy nghề gắn với việc làm và tiêu thụ sản phẩm:


Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng quyết định sự thành công của người học nghề và hành nghề. Người học nghề được giúp đỡ có điều kiện hành nghề và tiêu thụ sản phẩm, người học sau khi tốt nghiệp có bằng hoặc chứng chỉ nghề, có dự án làm ăn tốt sẽ được Ngân hàng cho vay vốn sảnxuất. Địa phương chỉ đạo và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2. Các trường đào tạo ngành nghề nông thôn trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện đào tạo ngành nghề nông thôn. Các trường ưu tiên dành chỉ tiêu đào tạo nghề cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trong phạm vi kế hoạch kinh phí hàng năm Nhà nước cấp cho các trường dạy nghề. Thực hiện Quyết định 50/1999/QĐ-TTg ngày 24/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ, khi xây dựng kế hoạch đào tạo các trường không chỉ xây dựng kế hoạch đào tạo chính quy, mà còn xây dựng cả kế hoạch đào tạo nghề ngắn hạn phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn. Các trường tiến hành điều tra nhu cầu học hỏi của nông dân, xây dựng kế hoạch – chương trình đào tạo, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lớp đào tạo tại trường hoặc tại cơ sở làng, xã. Các trường biên soạn tài liệu giảng dạy đáp ứng yêu cầu thực tế của người học, của địa phương, đào tạo theo mô đun, coi trọng kỹ năng thực hành.

3. Có chính sách khuyến khích dạy nghề, học nghề và phát triển ngành nghề nông thôn. Đa số lao động nông thôn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều người nghèo phải kiếm sống hàng ngày nên tham gia học không liên tục, trình độ nhận thức còn hạn chế, nhất là đối với hộ nghèo, hộ dân tộc ởnông sâu, vùng xa, nên cần có chính sách khuyến khích dạy nghề, học nghề như sau:

– Đối với người học: Có thể miễn thu phần đóng góp của học viên, trong thời gian học khi làm ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường được bồi dưỡng từ 30 – 50% lãi của một sản phẩm, được ưu tiên bố trí việc làm, được làng và chủ sản xuất ưu tiên bao tiêu sản phẩm, sau khi trở thành chủ sản xuất kinh doanh được xét miễn, giảm thuế thời gian đầu.

– Đối với người dạy nghề: Đây là nhân tố quan trọng, giúp người học nghề thành đạt. Nghệ nhân làng nghề được phối hợp với các cơ sở đào tạo của Nhà nước để tổ chức các lớp đào tạo hoặc tự tổ chức các lớp đào tạo phù hợp với ngành nghề sản xuất của cơ sở ngành nghề nông thôn và được miễn các loại thuế trong hoạt động truyền nghề. Nếu là các chủ cơ sở sản xuất dạy kèm cặp thì khuyến khích động viên họ để phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu về điện nước, giúp đỡ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và có chế độ khen thưởng kịp thời.

4. Huy động kinh phí dạy nghề:

– Chi phí tổ chức các lớp đào tạo ngành nghề nông thôn được hỗ trợ theo Thông tư số 84/2002/TT-BTC ngày 26/9/2002 của BộTài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

– Đa dạng hoá nguồn kinh phí bằng tiền thu học phí; hỗ trợ của Tỉnh, của Huyện, của Xã; của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; sự ủng hộ của các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.

– Các lớp đào tạo theo hình thức vừa học, vừa làm thì chi phí đào tạo tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở ngành nghề nông thôn.

– Xã hội hoá đào tạo nghề cho nông dân đòi hỏi các trường dạy nghề TW, địa phương, các tổ chức xã hội phải chủ động bám sát các chương trình, dự án kinh tế của địa phương, để tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề.

VII. ĐỀ NGHỊ UBND CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ:

BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo ngành nghề nông thôn tại địa phương. Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, cụ thể như sau:

– Xác định nhu cầu học nghề tại địa phương:

– Danh mục nghề cần dạy;

Sốlượng lớp học, địa điểm sẽ tổ chức lớp học; người chịu trách nhiệm trước Nhà nước trong việc tổ chức dạy nghề;

– Kế hoạch ngân sách địa phương hỗ trợ và xây dựng định mức chi thích hợp cho từng lớp học.

– Tổng hợp, báo cáo kết quả dạy nghề và những vấn đề cần giải quyết về cơ chế chính sách về cấp trên 6 tháng và một năm.

Trên cơ sở kế hoạch được duyệt, hướng dẫn thủ tục đăng ký mở lớp, tổ chức quản lý lớp học, cũng như công tác kiểm tra thực hiện.

Đề nghị UBND tỉnh gửi một bản kế hoạch về Vụ Tổchức Cán bộ – BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

Thuộc tính văn bản
Công văn 670/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn đào tạo phát triển ngành nghề nông thôn
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 670/BNN-TCCB Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Văn Đẳng
Ngày ban hành: 26/03/2003 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

CÔNG VĂN

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
SỐ 670/BNN-TCBC NGÀY 26 THÁNG 3 NĂM 2003 VỀ VIỆC
HƯỚNG DẪN ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

Kính gửi: UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ giao BộNông nghiệp và Phát triền nông thôn “hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề và nghiệp vụ kinh doanh cho các cơ sở ngành nghề nông thôn”, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn đào tạo phát triển ngành nghề nông thôn như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO:

1. Mục tiêu đào tạo:

Trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề nhất định về các ngành nghề nông thôn, giúp họ tạo việc làm mới, phát triển làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa nông nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, tăng nhanh việc làm cho khu vực phi nông nghiệp.

2. Ngành nghề đào tạo:

Theo Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn của Thủ tướng Chính phủ thì ngành nghề nông thôn bao gồm:

a) Sản xuất tiểu, thủ công nghiệp ởnông thôn:

– Chế biến bảo quản nông, lâm, thuỷ sản;

– Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, cơ khí nhỏ nông thôn;

– Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.

b) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ;

c) Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân cư nông thôn.

II. TRÌNH ĐỘ VÀ NỘI DUNG ĐÀO TẠO:

1.Trình độ đào tạo:

– Bán lành nghề: người học được trang bị một số kiến thức, kỹ năng và thái độ để thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, công việc của trình độ lành nghề (thời gian đào tạo dưới 1 năm).

– Lành nghề: người học được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề diện rộng hoặc chuyên sâu, có khả năng đảm nhận những công việc phức tạm (thời gian đào tạo từ 1 đến 3 năm).

Người học tốt nghiệp được cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề theo quy định của BộLao động – Thương binh và Xã hội.

2. Nội dung đào tạo hướng vào việc giúp cho người được đào tạo tự tạo ra được việc làm cho mình và cho người khác, nâng cao kỹ năng tay nghề về ngành nghề nông thôn cho lao động nông thôn. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản trị kinh doanh, pháp luật cho chủ hộ, chủ cơ sở ngành nghề nông thôn. Bồi dưỡng trình độ sư phạm cho những người truyền nghề, nghệ nhân ởnông thôn.

III. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO:

1. Thanh niên nông thôn có trình độ văn hoá Phổ thông trung học hoặc Phổ thông cơ sở.

2. Các hộ gia đình, cá nhân, cơ sở ngành nghề nông thôn. Ưu tiên đào tạo và sử dụng lao dộng đối với những hộ gia đình mà Nhà nước thu hồi đất để phát triển ngành nghề, lao động là người địa phương.

3. Cán bộ Tổ, nhóm hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, chủ trang trại, cán bộ khuyến công Huyện, Xã.

4. Cán bộ trong các tổ chức xãhội như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc.

IV. HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN:

1.Các trường dạy nghề Nhà nước thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các trường thuộc địa phương có nghề đào tạo phù hợp có kế hoạch mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo hệ chính quy, ưu tiên tuyển sinh theo địa chỉ các làng nghề. Đẩy mạnh dạy nghề ngắn hạn từ 1 đến 3 tháng, tuỳ theo từng loại nghề và mức độ tinh xảo của sản phẩm, theo hình thức chuyển giao công nghệ tại xã, phường, làng nghề, tổ hợp tác.

2.Tuỳ điều kiện và khả năng của từng địa phương, mỗi huyện có thể lập một Trung tâm dạy nghề truyền thống của địa phương.

3. Các trường mỹ thuật công nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy về thiết kế mẫu mã, tạo dáng sản phẩm các mặt hàng tiểu, thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Đào tạo một số thợ giỏi để tạo ra mẫu mã mới và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

4. Khuyến khích các nghệ nhân, hợp tác xã, tổ chức, hiệp hội mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho lao động.

5. Bộgiao Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp & Phát triển nông thôn I (ở Hà Nội) và II (ở Thành phố HồChí Minh) chủ trì cùng các trường kinh tế nghiệp vụ có liên quan xây dựng chương trình và tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức về quản lý doanh nghiệp, pháp luật, tài chính kế toán cho chủ các cơ sở ngành nghề nông thôn.

Giao Trường Công nhân Chế biến gỗ TW (Phủ Lý – Hà Nam) bồi dưỡng sư phạm cho các nghệ nhân, người truyền nghề ởcác làng nghề; đào tạo thiết kế mẫu mã hàng khảm trai, chạm khắc gỗ.

V. CÁC HÌNH THỨC VÀ TỔ CHỨC DẠY NGHỀ:

1. Đào tạo nghề chính quy dàihạn

– Tăng quy mô tuyển sinh đào tạo nghề dài hạn (trình độ lành nghề) khoảng 11-12% năm. Dự tính mỗi nămđào tạo khoảng 28.000 công nhân kỹ thuật cho ngành nông nghiệp, trong đó ưu tiên đào tạo cho các cơ sở ngành nghề nông thôn.

– Hàng năm tổ chức nghiên cứu, điều tra thị trường lao động ngành nghề nông thôn gắn với định hướng của địa phương, để xác định nhu cầu đào tạo. Trên cơ sở đó, từng bước thực hiện giao chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu thực tế.

– Khuyến khích và tăng cường các hình thức liên kết giữa các trường với cơ sở sản xuất; kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất.

Ưu tiên đào tạo các nghề sau đây:

+ – hàn

+ Vận hành máy nông lâm nghiệp

+ Sửa chữa ô tô, xe máy

+ Điện dân dụng.

+ Mua bán, bảo quản lương thực.

+ Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

+ Sửa chữa vận hành bơm điện.

+ Vận hành sửa chữa máy tàu cuốc.

– Đào tạo một số nghề mới để phù hợp với nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn. Hiện đang đào tạo một số nghề mới: Cơđiện nông thôn, quản lý doanh nghiệp nhỏ nông nghiệp, cấp thoát nước nông thôn

2. Dạy nghề ngắn hạn và các nghề truyền thống

– Đẩy mạnh dạy nghề ngắn hạn, mỗi năm dạynghề khoảng 100.000 lao động có tay nghề về chế biến nông, lâm, thủy sản; 100.000 người có tay nghề thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ; 50.000 người có tay nghề về cơ, điện, cơ điện nông thôn; 100.000 người có tay nghề dịch vụ ởnông thôn.

– Nghề truyền thống được chia thành các nhóm chủ yếu sau:

Nhóm 1: Nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (gốm sứ, sơn mài, thêu, ren, thảm, chạm khắc gỗ, chạm mạ vàng bạc, dệt tơ tằm, thổ cẩm, mây tre đan);

Nhóm 2: Nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng (dệt chiếu, làm nón, rổ, rá, thừng chão, dệt vải các loại);

Nhóm 3: Nghề phục vụ sản xuất và đời sống (nề, mộc, rèn, hàn, đúc);

Nhóm 4: Nghề chế biến lương thực và thực phẩm (làm bún, bánh, đường, mật, tương, chế biến hải sản các loại);

– Xây dựng phát triển làng nghề mới theo quy hoạch gắn với quy hoạch nông nghiệp và nông thôn. Đối với các làng, xã chưa phát triển làng nghề, cần lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng một số doanh nghiệp trẻ, năng động, biết cách làm ăn để làm nòng cốt, thu hút các hộ, các cá nhân khác tham gia phát triển nghề, dần dần hình thành các làng nghề mới.

Bồi dưỡng kiến thức quản Iý doanh nghiệp, pháp luật tài chính kế toán, thị trường cho chủ cơ sở ngành nghề nông thôn.

3. Tổ chức lớp dạy nghề:

4 hình thức phổ biến thường được áp dụng tổ chức lớp dạy nghề ngắn hạn:

– Các lớp dạy nghề nông thôn thường tổ chức ởnhững địa bàn có khả năng thu hút nhiều lao động, có thị trường tiêu thụ sản phẩm vàphục vụ gia đình. Thời gian bố trí 1khoá học trung bình từ 15 ngày đến 3 tháng tuỳ theo nghề và mô hình thực tập phù hợp với điều kiện ởnông thôn. Địa điểm tổ chức cũng linh hoạt theo từng cụm dân cư. Học viên là những người trong độ tuổi lao động đang cần có nghề và việc làm, giáo viên huy động kỹ sư công tác ởhuyện và các đơn vị trong tỉnh, nghệ nhân, thợ giỏi, chủ cơ sở sản xuất có tay nghề. Nội dung chương trình đào tạo vừa phải theo kịp vừa đi tắt đón đầu nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Phải thường xuyên bổ sung cập nhật kiến thức mớiphù hợp yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Học viên học nghề sau khi tốt nghiệp được cấp chứng chỉ và chứng chỉ nghề được xem là một trong những tiêu chuẩn để giới thiệu việc làm và xem xét cấp giấy phép hành nghề.

– Các Trung tâm dạy nghề truyền thống áp dụng phương thức “dạy nghề di động”, gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nông thôn vùng sâu, vùng xa.

– Tổchức lớp tập trung, nhân cấy phát triển nghề mới có số học viên từ 30 đến 40 người, thời gian học từ 1 đến 3 tháng, vừa học thực hành theo chương trình do các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm xây dựng và được thẩm định của cơ sở đào tạo. Hình thức này thường được áp dụng cho các làng chưa có nghề, hoặc đã có nghề nhưng số người có nhu cầu học đông.

– Hình thức dạy nghề, truyền nghề thông qua kèm cặp vừa học, vừa làm. Hình thức này được áp dụng nhiều trong các làng đang cónghề và một số địa phương tự tổ chức cho lao động đến học nghề tại địa phương khác. Những người học nghề được cán bộ thôn bố trí hoặc tự lo việc làm chỗ khác. Dạy nghề, học nghề theo phương pháp kèm cặp đỡ tốn kém kinh phí, người học nghề nắm bắt nghề nhanh, cán bộ của làng xã đỡ vất vả, tỷ lệ người có việc làm cao.

VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Dạy nghề gắn với việc làm và tiêu thụ sản phẩm:


Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng quyết định sự thành công của người học nghề và hành nghề. Người học nghề được giúp đỡ có điều kiện hành nghề và tiêu thụ sản phẩm, người học sau khi tốt nghiệp có bằng hoặc chứng chỉ nghề, có dự án làm ăn tốt sẽ được Ngân hàng cho vay vốn sảnxuất. Địa phương chỉ đạo và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

2. Các trường đào tạo ngành nghề nông thôn trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện đào tạo ngành nghề nông thôn. Các trường ưu tiên dành chỉ tiêu đào tạo nghề cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trong phạm vi kế hoạch kinh phí hàng năm Nhà nước cấp cho các trường dạy nghề. Thực hiện Quyết định 50/1999/QĐ-TTg ngày 24/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ, khi xây dựng kế hoạch đào tạo các trường không chỉ xây dựng kế hoạch đào tạo chính quy, mà còn xây dựng cả kế hoạch đào tạo nghề ngắn hạn phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn. Các trường tiến hành điều tra nhu cầu học hỏi của nông dân, xây dựng kế hoạch – chương trình đào tạo, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lớp đào tạo tại trường hoặc tại cơ sở làng, xã. Các trường biên soạn tài liệu giảng dạy đáp ứng yêu cầu thực tế của người học, của địa phương, đào tạo theo mô đun, coi trọng kỹ năng thực hành.

3. Có chính sách khuyến khích dạy nghề, học nghề và phát triển ngành nghề nông thôn. Đa số lao động nông thôn có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều người nghèo phải kiếm sống hàng ngày nên tham gia học không liên tục, trình độ nhận thức còn hạn chế, nhất là đối với hộ nghèo, hộ dân tộc ởnông sâu, vùng xa, nên cần có chính sách khuyến khích dạy nghề, học nghề như sau:

– Đối với người học: Có thể miễn thu phần đóng góp của học viên, trong thời gian học khi làm ra sản phẩm tiêu thụ trên thị trường được bồi dưỡng từ 30 – 50% lãi của một sản phẩm, được ưu tiên bố trí việc làm, được làng và chủ sản xuất ưu tiên bao tiêu sản phẩm, sau khi trở thành chủ sản xuất kinh doanh được xét miễn, giảm thuế thời gian đầu.

– Đối với người dạy nghề: Đây là nhân tố quan trọng, giúp người học nghề thành đạt. Nghệ nhân làng nghề được phối hợp với các cơ sở đào tạo của Nhà nước để tổ chức các lớp đào tạo hoặc tự tổ chức các lớp đào tạo phù hợp với ngành nghề sản xuất của cơ sở ngành nghề nông thôn và được miễn các loại thuế trong hoạt động truyền nghề. Nếu là các chủ cơ sở sản xuất dạy kèm cặp thì khuyến khích động viên họ để phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu về điện nước, giúp đỡ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm và có chế độ khen thưởng kịp thời.

4. Huy động kinh phí dạy nghề:

– Chi phí tổ chức các lớp đào tạo ngành nghề nông thôn được hỗ trợ theo Thông tư số 84/2002/TT-BTC ngày 26/9/2002 của BộTài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn.

– Đa dạng hoá nguồn kinh phí bằng tiền thu học phí; hỗ trợ của Tỉnh, của Huyện, của Xã; của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; sự ủng hộ của các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.

– Các lớp đào tạo theo hình thức vừa học, vừa làm thì chi phí đào tạo tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở ngành nghề nông thôn.

– Xã hội hoá đào tạo nghề cho nông dân đòi hỏi các trường dạy nghề TW, địa phương, các tổ chức xã hội phải chủ động bám sát các chương trình, dự án kinh tế của địa phương, để tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề.

VII. ĐỀ NGHỊ UBND CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ:

BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo ngành nghề nông thôn tại địa phương. Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, cụ thể như sau:

– Xác định nhu cầu học nghề tại địa phương:

– Danh mục nghề cần dạy;

Sốlượng lớp học, địa điểm sẽ tổ chức lớp học; người chịu trách nhiệm trước Nhà nước trong việc tổ chức dạy nghề;

– Kế hoạch ngân sách địa phương hỗ trợ và xây dựng định mức chi thích hợp cho từng lớp học.

– Tổng hợp, báo cáo kết quả dạy nghề và những vấn đề cần giải quyết về cơ chế chính sách về cấp trên 6 tháng và một năm.

Trên cơ sở kế hoạch được duyệt, hướng dẫn thủ tục đăng ký mở lớp, tổ chức quản lý lớp học, cũng như công tác kiểm tra thực hiện.

Đề nghị UBND tỉnh gửi một bản kế hoạch về Vụ Tổchức Cán bộ – BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 670/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn đào tạo phát triển ngành nghề nông thôn”