Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 5978/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc phân loại khung gầm ôtô

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
—————-
Số: 5978/TCHQ-TXNK
V/v: phân loại khung gầm ô tô
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2010
Kính gửi: Cục Hải quan Thừa Thiên – Huế.
Trả lời công văn số 738/CHQTTH-NV ngày 16/9/2010 của Cục Hải quan Thừa Thiên – Huế báo cáo vướng mắc việc phân loại linh kiện, phụ tùng lắp ráp khung gầm ô tô nhập khẩu, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thì:
– Tại điểm (V) của chú giải quy tắc 2(a) có quy định hàng hóa hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời được phân loại chung một nhóm với hàng hóa đã lắp ráp. Hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời thường do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển.
– Tại điểm (VI) cũng quy định: Quy tắc này cũng được áp dụng cho hàng hóa chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời nhưng với điều kiện là đã được coi như sản phẩm hoàn chỉnh do có những đặc tính như quy định trong phần đầu của quy tắc này.
– Tại điểm (VII) giải thích thêm: Theo mục đích của quy tắc này, “hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời” có nghĩa là các bộ phận cấu thành hàng hóa phù hợp để lắp ráp được với nhau bằng những thiết bị đơn giản (vít, bulong, ê cu, v.v…), có thể bằng đinh tán hoặc hàn, với điều kiện những hoạt động này chỉ đơn giản là lắp ráp. Không tính đến sự phức tạp của phương pháp lắp ráp. Tuy nhiên, các bộ phận cấu thành sẽ không được trải qua bất cứ quá trình gia công nào để sản phẩm trở thành dạng hoàn thiện.
Do vậy, nếu các phụ tùng để lắp ráp khung gầm ô tô đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa và đã ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời sẽ được phân loại cùng nhóm hàng của sản phẩm nguyên chiếc.
Trường hợp linh kiện, phụ tùng nhập khẩu là không đầy đủ, rời rạc và chưa có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn chỉnh hay hoàn thiện thì phân loại theo từng linh kiện và thực hiện theo ghi chú tại quy tắc 2, phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 49/2010/TT-BTC.
Đề nghị Cục Hải quan Thừa Thiên – Huế kiểm tra thực tế hàng nhập khẩu, xác định tính rời rạc hay đầy đủ, sản phẩm hoàn chỉnh, hoàn thiện hay chưa đối với phụ tùng khung gầm ô tô để phân loại, áp dụng mức thuế theo đúng quy định.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để Cục Hải quan Thừa Thiên – Huế biết và thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, TXNK (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Hoàng Việt Cường

Thuộc tính văn bản
Công văn 5978/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc phân loại khung gầm ôtô
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 5978/TCHQ-TXNK Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành: 07/10/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Hải quan

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
—————-
Số: 5978/TCHQ-TXNK
V/v: phân loại khung gầm ô tô
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2010
Kính gửi: Cục Hải quan Thừa Thiên – Huế.
Trả lời công văn số 738/CHQTTH-NV ngày 16/9/2010 của Cục Hải quan Thừa Thiên – Huế báo cáo vướng mắc việc phân loại linh kiện, phụ tùng lắp ráp khung gầm ô tô nhập khẩu, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thì:
– Tại điểm (V) của chú giải quy tắc 2(a) có quy định hàng hóa hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời được phân loại chung một nhóm với hàng hóa đã lắp ráp. Hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời thường do yêu cầu đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển.
– Tại điểm (VI) cũng quy định: Quy tắc này cũng được áp dụng cho hàng hóa chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện, ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời nhưng với điều kiện là đã được coi như sản phẩm hoàn chỉnh do có những đặc tính như quy định trong phần đầu của quy tắc này.
– Tại điểm (VII) giải thích thêm: Theo mục đích của quy tắc này, “hàng hóa ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời” có nghĩa là các bộ phận cấu thành hàng hóa phù hợp để lắp ráp được với nhau bằng những thiết bị đơn giản (vít, bulong, ê cu, v.v…), có thể bằng đinh tán hoặc hàn, với điều kiện những hoạt động này chỉ đơn giản là lắp ráp. Không tính đến sự phức tạp của phương pháp lắp ráp. Tuy nhiên, các bộ phận cấu thành sẽ không được trải qua bất cứ quá trình gia công nào để sản phẩm trở thành dạng hoàn thiện.
Do vậy, nếu các phụ tùng để lắp ráp khung gầm ô tô đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa và đã ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời sẽ được phân loại cùng nhóm hàng của sản phẩm nguyên chiếc.
Trường hợp linh kiện, phụ tùng nhập khẩu là không đầy đủ, rời rạc và chưa có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn chỉnh hay hoàn thiện thì phân loại theo từng linh kiện và thực hiện theo ghi chú tại quy tắc 2, phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 49/2010/TT-BTC.
Đề nghị Cục Hải quan Thừa Thiên – Huế kiểm tra thực tế hàng nhập khẩu, xác định tính rời rạc hay đầy đủ, sản phẩm hoàn chỉnh, hoàn thiện hay chưa đối với phụ tùng khung gầm ô tô để phân loại, áp dụng mức thuế theo đúng quy định.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để Cục Hải quan Thừa Thiên – Huế biết và thực hiện./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, TXNK (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Hoàng Việt Cường

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 5978/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc phân loại khung gầm ôtô”