Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 5203/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện triển khai Chỉ thị 02/CT-BTC ngày 08/08/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
——————–
Số: 5203/TCHQ-TXNK
V/v: Thực hiện triển khai Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 08/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2013
Kính gửi: Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 08/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách để đảm bảo thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2013; ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài Chính tại Thông báo số 292/TB-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2013 về điều hành công tác thu NSNN năm 2013, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp trong những tháng cuối năm như sau:
1. Tiếp tục tập trung chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho cả năm 2013, công tác trọng tâm 5 tháng cuối năm 2013 và triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế theo đề án 30 của Chính phủ; thực hiện cải cách thủ tục hải quan, quản lý thuế, đẩy nhanh triển khai thực hiện Cơ chế một cửa Quốc gia và ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục thực hiện rà soát, tổng hợp đầy đủ kịp thời những vướng mắc về cơ chế, chính sách chưa phù hợp, làm giảm nguồn thu ngân sách để báo cáo, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản hướng dẫn, đảm bảo cơ sở pháp lý để thu đúng, thu đủ các khoản thu vào NSNN.
Triển khai phối hợp thu NSNN với các ngân hàng đã ký Thỏa thuận phối hợp thu tại tất cả các Cục Hải quan tỉnh, thành phố (34/34); mở rộng kết nối trao đổi thông tin qua Cổng thanh toán điện tử của Hải quan với các ngân hàng thương mại khác.
2. Tăng cường công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế:
2.1. Cục Thuế xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện:
– Theo dõi chặt chẽ diễn biễn tình hình thu ngân sách, tăng cường công tác phân tích các yếu tố tăng giảm thu, so sánh với tốc độ thu các năm trước, với dự toán, đánh giá nguồn thu, từ đó xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các giải pháp quản lý hiệu quả để kịp thời đề xuất, tham mưu các cấp trong chỉ đạo điều hành nhiệm vụ thu NSNN.
– Định kỳ ngày 10 hàng tháng tổng hợp, báo cáo Tổng cục để báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện thu ngân sách trên địa bàn từng địa phương lũy kế đến thời điểm cuối tháng trước và ước thực hiện khả năng thu của cả năm.
– Thực hiện chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; áp dụng đúng trình tự thanh toán tiền thuế theo quy định tại Điều 45 Luật Quản lý thuế và khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; tăng cường công tác đôn đốc, xử lý thu hồi nợ đọng thuế, không để phát sinh thêm số nợ thuế mới. Phấn đấu đến 31/12/2013 số nợ thuế chuyên thu quá hạn không vượt quá 2,5% so với tổng số thu.
– Tăng cường kiểm tra công tác tham vấn giá, xác định trị giá, xác định mã số tính thuế, xây dựng Danh mục quản lý rủi ro, Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu và Biểu thuế, phân loại hàng hóa và mức thuế, cập nhật dữ liệu để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các trường hợp thực hiện không đúng quy định, đồng thời chủ động tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý giá, mã tại các đơn vị, qua đó ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận qua áp giá, áp mã tính thuế, tập trung vào các mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.
– Tăng cường kiểm tra các trường hợp miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế. Đặc biệt tập trung kiểm tra các trường hợp miễn thuế hàng hóa nhập đầu tư, không thu thuế giá trị gia tăng.
2.2. Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:
– Tập trung rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý về hải quan đối với hàng TN-TX, hàng kho ngoại quan và hàng gia công, SXXK. Đề xuất tham mưu trình Tổng cục có văn bản hướng dẫn Cục Hải quan địa phương thực hiện thu đủ các loại thuế đối với các tờ khai hàng TN-TX, sản xuất xuất khẩu quá thời hạn phải nộp thuế; các hợp đồng gia công chưa thanh khoản theo qui định; các trường hợp chưa thực hiện đúng quy định về mức thuế ưu đãi đặc biệt C/O form D, form E; hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền XNK bán cho doanh nghiệp nội địa. Phối hợp với cơ quan Công an xử lý dứt điểm thu Ngân sách đối với xe ô tô ngoại giao thực tế thời gian qua đã bán cho tổ chức, cá nhân người Việt Nam nhưng chưa kê khai, nộp thuế theo quy định.
– Chỉ đạo các Cục Hải quan địa phương tăng cường giám sát đối với hàng kinh doanh TN-TX, hàng chuyển cửa khẩu, hàng hóa ra, vào các khu chế xuất, kho ngoại quan, chú trọng thu thập các nguồn thông tin về hàng hóa, người khai hải quan…để phát hiện kịp thời các trường hợp sai phạm về loại hình, tên hàng, số lượng, trị giá, xuất xứ, đối tượng miễn thuế.v.v.
2.3. Cục trưởng Cục CNTT và thống kê hải quan:
– Thống kê, phân tích đánh giá kim ngạch XNK theo từng mã 8 số của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt của từng nước, doanh nghiệp, loại hình (kinh doanh, TNTX, gia công, SXXK, phi thuế quan,…) của 8 tháng đầu năm, 4 tháng cuối năm, cả năm 2013; dự báo kim ngạch XNK năm 2013 phục vụ cho đánh giá thu NSNN 2013, dự báo kim ngạch XNK năm 2014 làm cơ sở cho việc xây dựng dự toán thu NSNN năm 2014.
– Định kỳ 5 ngày có báo cáo nhanh kim ngạch XNK và kim ngạch XNK có thuế phát sinh trong tháng báo cáo Lãnh đạo Tổng cục và gửi Cục Thuế XNK để có cơ sở đánh giá tình hình thu NSNN.
– Nâng cấp phần mềm thống kê số liệu kim ngạch XNK liên quan đến công tác hiện đại hóa thủ tục Hải quan và thu NSNN. Đảm bảo các hệ thống hoạt động thông suốt đáp ứng yêu cầu quản lý thu NSNN;
– Tổ chức hướng dẫn sử dụng hệ thống, bảo trì các hệ thống, đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống.
2.4. Thanh tra Tổng cục chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện Kế hoạch thanh tra chuyên ngành theo Quyết định số 620/QĐ-TCHQ ngày 28/2/2013 của Tổng cục Hải quan phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành của Hải quan địa phương.
2.5. Cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ):
– Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các địa phương về công tác nghiệp vụ KTSTQ; tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả kiểm tra với các chuyên đề có dấu hiệu gian lận, trốn thuế trên phạm vi toàn quốc, KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sai sót và các hành vi gian lận, trốn thuế.
2.6. Cục Điều tra chống buôn lậu:
– Tăng cường chỉ đạo địa phương trong công tác kiểm tra, kiểm soát hải quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ việc buôn lậu, không để xảy ra các vụ việc lớn, vụ việc nổi cộm, mang tính chất đường dây, ổ nhóm, tập trung đấu tranh, phát hiện bắt giữ đối với các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới; ma túy, vũ khí, chất nổ, hàng hóa vi phạm môi trường, tài liệu phản động…đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng.
– Tiếp tục thực hiện chuyên đề, chuyên án trọng điểm đối với hàng hóa TN-TX xăng dầu, khoáng sản, xe ô tô Việt kiều hồi hương, rượu, thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, kiểm soát tiền chất…
2.7. Trung tâm PTPL bảo đảm sự thống nhất về kết quả PTPL giữa các Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận PTPL của mình. Chú ý phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp khai sai tên hàng, mã số để gian lận thuế.
2.8. Ban quản lý rủi ro:
– Thực hiện kiểm tra lại các tiêu chí quản lý rủi ro, cập nhật kịp thời các kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra chống buôn lậu, xử lý vi phạm, mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu về giá vào hệ thống quản lý rủi ro. Tập trung quản lý Doanh nghiệp/mặt hàng có độ rủi ro cao, trọng điểm, ngăn chặn hiện tượng đăng ký nhiều tờ khai cho cùng một lô hàng, kiểm tra chặt chẽ việc nộp thuế của hàng hóa được phân vào luồng xanh. Kiểm soát chặt chẽ hàng tạm nhập – tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng hóa XNK vào khu phi thuế quan, tiếp tục bổ sung các mặt hàng vào danh mục quản lý rủi ro, hàng hóa xuất nhập khẩu để hạn chế gian lận qua giá tính thuế.
– Nâng cao năng lực cán bộ làm nhiệm vụ phân tích, đánh giá rủi ro, lập danh sách các doanh nghiệp, hàng hóa, lĩnh vực có rủi ro cao, có biện pháp thông báo, cảnh báo trong toàn ngành.
– Xử lý chấm dứt tình trạng tờ khai ảo trên hệ thống cơ sở dữ liệu.
– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hoàn thiện hệ thống QLRR, đảm bảo thông tin QLRR có hiệu quả đối từng khâu nghiệp vụ.
2.9. Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp Vụ Tài vụ Quản trị xây dựng, trình Bộ Tài chính cơ chế biểu dương, khen thưởng đột xuất đối với những đơn vị có thành tích tốt trong công việc phát hiện, truy thu, thu hồi những khoản thuế lớn qua công tác thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế nợ thuế; xây dựng các điển hình tiên tiến để toàn ngành học tập; chế độ chi phối hợp công tác cho lực lượng phối hợp liên ngành trong công tác chống thất thu, nợ đọng thuế, có chế độ đảm bảo các điều kiện về phương tiện hoạt động, kinh phí để thực hiện nhiệm vụ.
2.10. Giao văn phòng Tổng cục phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục đôn đốc, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch này, định kỳ hàng tháng và cuối năm 2013 tổng hợp báo cáo Tổng cục trưởng theo quy định.
2.11. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố:
– Chỉ đạo CBCC thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương, Tuyên ngôn phục vụ khách hàng, giải quyết dứt điểm các vướng mắc thuộc thẩm quyền, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động XNK của doanh nghiệp, không gây phiền hà sách nhiễu tiêu cực.
– Thực hiện đối thoại thường xuyên với người nộp thuế để lắng nghe, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế. Tổ chức tuyên truyền kịp thời các cơ chế, chính sách đặc biệt là các Luật thuế mới được sửa đổi, bổ sung. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin các tấm gương điển hình trong công tác thu, nộp thuế, đồng thời thông báo các doanh nghiệp vi phạm hải quan, cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và thanh toán nợ thuế.
– Tiếp tục thực hiện báo cáo các nội dung đánh giá thu NSNN năm 2013 theo công văn số 3030/TCHQ-TXNK ngày 04/06/2013 của Tổng cục Hải quan, đảm bảo thời gian báo cáo trước ngày 5 hàng tháng.
– Tham mưu cho cấp ủy, UBND tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo đôn đốc thu, chống thất thu tại địa phương qua hoạt động xuất nhập khẩu.
– Tăng cường công tác đôn đốc, thu hồi thuế nợ đọng; rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp có nợ thuế lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập nguyên liệu, các doanh nghiệp có độ rủi ro cao để theo dõi và có biện pháp quản lý chặt chẽ. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ thuế tạm thu và nắm chắc thời hạn kết thúc của từng hợp đồng gia công để yêu cầu doanh nghiệp thanh khoản nộp thuế đối với số hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa.
– Tiếp tục duy trì Ban thu hồi nợ do đồng chí Phó cục trưởng phụ trách lĩnh vực thuế làm trưởng Ban, thực hiện đôn đốc thu hồi nợ, phối hợp với các Ngân hàng thương mại, công an, cơ quan thuế địa phương, các cơ quan pháp luật có liên quan trong việc xử lý các vướng mắc khó khăn trong công tác thu hồi nợ, đảm bảo thu hồi nợ thuế tối thiểu đạt được như hướng dẫn tại công văn số 4811/TCHQ-TXNK ngày 16/8/2013 của Tổng cục Hải quan, không để phát sinh nợ mới.
– Rà soát, tổng hợp, thống kê số tiền thuế phải thu, đã thu, còn nợ; phân loại các khoản nợ trên tài khoản chuyên thu/tạm thu. Kiểm tra việc cập nhật nợ thuế, nghiêm cấm việc doanh nghiệp có nợ thuế nhưng cập nhật vào hệ thống nợ thuế. Thực hiện đúng trình tự thanh toán nợ thuế, cưỡng chế thuế.
– Rà soát, kiểm tra các khoản nợ chờ xóa, nếu không thuộc đối tượng được xóa nợ, có yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. Kịp thời nắm bắt thông tin với các ngân hàng về tài khoản của doanh nghiệp để thu hồi nợ thuế. Phối hợp kịp thời với cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để thực hiện thu.
– Rà soát xử lý chặt chẽ các trường hợp miễn thuế, hoàn thuế, gia hạn, xóa nợ thuế bảo đảm đúng đối tượng, đáp ứng điều kiện, thủ tục hồ sơ. Chỉ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn, xóa nợ thuế khi doanh nghiệp có đủ hồ sơ, chứng từ;
– Tổ chức, thực hiện nghiêm túc các kết luận của các Đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước. Khẩn trương xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại trong lĩnh vực thuế đã được cơ quan kiểm toán, thanh tra, phát hiện, kiến nghị. Truy thu đầy đủ, kịp thời vào NSNN đối với số tiền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra đã được các cơ quan Kiểm toán Nhà nước kiến nghị; báo cáo kết quả thực hiện về Tổng cục Hải quan theo đúng quy định.
– Đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành để ngăn ngừa, kiểm tra, phát hiện các hành vi gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hóa, xác định trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng có dấu hiệu kim ngạch thất thường, hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan, hàng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất…
– Tăng cường công tác chống buôn lậu, thực hiện thu thập, phân tích, đánh giá rủi ro, kiểm tra việc phân luồng hồ sơ hải quan bảo đảm việc phân luồng chính xác; không cho hủy tờ khai đối với các trường hợp hệ thống đã phân vào luồng vàng, đỏ. Tập trung lực lượng chống thất thu về số lượng, trị giá, xuất xứ, thuế suất, loại hình xuất nhập khẩu.v.v. Phối hợp với các cơ quan Công an xử lý dứt điểm thu ngân sách đối với xe ô tô ngoại giao thực tế thời gian qua đã bán cho tổ chức, cá nhân người Việt Nam nhưng chưa thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định.
– Thực hiện cập nhật chính xác, kịp thời cơ sở dữ liệu, xử lý tờ khai ảo theo đúng quy định, phục vụ cho việc quản lý rủi ro đảm bảo đánh giá đúng tình hình thu, số nợ thuế phát sinh, phải thu hồi.
3. Tổ chức thực hiện:
– Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thuộc phạm vi quản lý, phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ kịp thời cho Cục Thuế XNK trong việc tăng cường công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, tạo điều kiện thuận lợi để Cục Thuế XNK thực hiện tốt công tác quản lý thu. Toàn ngành Hải quan phấn đấu thu NSNN năm 2013 tối thiểu phải đạt 216.000 tỷ đồng (biểu chi tiết từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố đính kèm).
– Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức quán triệt Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 08/08/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và nội dung công văn này đến tất cả cán bộ công chức thuộc phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện nghiêm túc, triệt để các nội dung quy định tại công văn này; định kỳ hàng tháng kiểm điểm tình hình thực hiện, báo cáo về Tổng cục Hải quan trước ngày 20 hàng tháng. Chú trọng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp; Tăng cường năng lực cho cán bộ công chức, đặc biệt là liêm chính hải quan (coi trọng các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm các trường hợp công chức không làm đúng chức trách nhiệm vụ được giao). Nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan về kỷ cương kỷ luật công vụ, đẩy mạnh vai trò công tác pháp chế ngành đảm bảo công việc có chất lượng và đáp ứng yêu cầu thời gian.
Tổng cục Hải quan thông báo để Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc biết, quán triệt nhiệm vụ thu NSNN năm 2013 đến toàn thể, cán bộ, công chức thuộc đơn vị, quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN được giao./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– BT Đinh Tiến Dũng (để b.cáo);
– TT Nguyễn Công Nghiệp (để b.cáo);
– TT Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b.cáo);
– Ttra BTC, Vụ NSNN (để p.hợp);
– Vụ CST, Vụ PC (để p.hợp);
– Các PTCT (để t.hiện);
– Lưu: VT, TXNK (05).
TỔNG CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Túc

ƯỚC THỰC HIỆN THU NSNN NĂM 2013
(Ban hành kèm theo công văn số 5203/TCHQ-TXNK ngày 03/9/2013)
ĐVT: tỷ đồng

STT
Tên đơn vị
Dự toán 2013
Thu đến 31/7/2013
ƯỚC THỰC HIỆN 2013
Số thu tối thiểu phải đạt
So với dự toán
Tổng
1
2
3
4=3/1
237,500.0
123,600.2
216,000.0
90.9%
1
TP.Hồ Chí Minh
80,050.0
41,936.1
72,000.0
89.9%
2
Hải Phòng
41,320.0
20,715.8
37,207.0
90.0%
– Hải Phòng
38,845.0
18,864.8
33,857.0
87.2%
– Hải Dương
1,225.0
716.6
1,300.0
106.1%
– Hưng Yên
1,005.0
1,005.9
1,820.0
181.1%
– Thái Bình
245.0
128.5
230.0
93.9%
3
Vũng Tàu
26,000.0
11,535.2
20,000.0
76.9%
4
Hà Nội
15,880.0
8,171.1
14,600.0
91.9%
– Hà Nội
11,670.0
6,190.1
11,337.0
97.1%
– Vĩnh Phúc
4,000.0
1,837.0
2,940.0
73.5%
– Phú Thọ
201.0
91.8
221.0
110.0%
– Yên Bái
9.0
52.2
102.0
5
Quảng Ninh
18,900.0
9,886.1
17,550.0
92.9%
6
Đồng Nai
13,350.0
7,425.3
13,350.0
100.0%
– Đồng Nai
12,944.0
6,798.7
12,470.0
96.3%
– Bình Thuận
406.0
626.6
880.0
216.7%
7
Bình Dương
9,350.0
5,816.0
10,000.0
107.0%
8
Bắc Ninh
5,810.0
2,963.2
5,600.0
96.4%
– Bắc Ninh
5,000.0
2,130.0
4,300.0
86.0%
– Bắc Giang
310.0
484.5
700.0
225.8%
– Thái Nguyên
500.0
348.7
600.0
120.0%
9
Quảng Ngãi
2,730.0
1,909.4
2,860.0
104.8%
10
Đà Nẵng
2,890.0
1,241.8
2,200.0
76.1%
11
Khánh Hòa
3,340.0
2,776.4
5,100.0
152.7%
– Khánh Hòa
2,948.0
2,518.0
4,840.0
164.2%
– Ninh Thuận
392.0
258.4
260.0
66.3%
12
Thanh Hóa
2,950.0
780.5
1,370.0
46.4%
– Thanh Hóa
1,977.0
208.1
317.0
16.0%
– Nam Định
117.0
108.6
198.0
169.2%
– Ninh Bình
367.0
116.3
262.0
71.4%
– Hà Nam
489.0
347.6
593.0
121.3%
13
Lạng Sơn
2,450.0
1,335.4
2,450.0
100.0%
14
Quảng Nam
1,560.0
925.5
1,230.0
78.8%
15
Lào Cai
1,280.0
1,132.6
1,750.0
136.7%
16
Hà Tĩnh
1,330.0
453.9
1,000.0
75.2%
17
Long An
1,220.0
576.9
1,070.0
87.7%
– Long An
1,075.0
479.4
882.0
82.0%
– Tiền Giang
145.0
97.5
188.0
129.7%
18
Bình Định
1,110.0
461.9
790.0
71.2%
– Bình Định
1,097.0
450.6
775.0
70.6%
– Phú Yên
13.0
11.2
15.0
115.4%
19
Quảng Trị
835.0
287.6
570.0
68.3%
20
Cần Thơ
820.0
630.4
1,160.0
141.5%
– Cần Thơ
653.0
400.3
667.0
102.1%
– Vĩnh Long
165.0
208.9
470.0
284.8%
– Sóc Trăng
2.0
21.2
23.0
1150.0%
21
Nghệ An
720.0
662.8
860.0
119.4%
22
Cao Bằng
200.0
119.6
203.0
101.5%
– Cao Bằng
191.2
96.2
152.0
79.5%
– Bắc Kạn
8.8
23.4
51.0
579.5%
23
Huế
570.0
219.0
500.0
87.7%
24
Hà Giang
510.0
193.8
315.0
61.8%
25
Tây Ninh
455.0
208.8
415.0
91.2%
26
Daklak
475.0
125.9
300.0
63.2%
– Daklak
138.0
72.3
145.0
105.1%
– Lâm Đồng
260.0
40.4
50.0
19.2%
– Đắc Nông
77.0
13.2
105.0
136.4%
27
Đồng Tháp
420.0
329.0
600.0
142.9%
28
Quảng Bình
300.0
208.1
406.0
135.3%
29
Gia lai – Kon tum
150.0
82.7
120.0
80.0%
– Gia Lai
13.3
6.6
15.0
112.8%
– Kon Tum
136.7
76.1
105.0
76.8%
30
Điện Biên
132.0
36.7
60.0
45.5%
– Điện Biên
32.2
7.3
15.0
46.6%
– Lai Châu
3.8
18.7
30.0
789.5%
– Sơn La
96.0
10.7
15.0
15.6%
31
Bình Phước
127.0
89.8
155.0
122.0%
32
An Giang
100.0
36.8
60.0
60.0%
33
Cà Mau
105.0
48.3
82.0
78.1%
34
Kiên Giang
61.0
38.4
67.0
109.8%
Tổng
237,500.0
123,600.2
216,000.0
90.9%
Ghi chú: Số thu 7 tháng 2013 do Kho bạc Nhà nước cung cấp
Thuộc tính văn bản
Công văn 5203/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện triển khai Chỉ thị 02/CT-BTC ngày 08/08/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 5203/TCHQ-TXNK Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Ngọc Túc
Ngày ban hành: 03/09/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
——————–
Số: 5203/TCHQ-TXNK
V/v: Thực hiện triển khai Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 08/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2013
Kính gửi: Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 08/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách để đảm bảo thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2013; ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài Chính tại Thông báo số 292/TB-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2013 về điều hành công tác thu NSNN năm 2013, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp trong những tháng cuối năm như sau:
1. Tiếp tục tập trung chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho cả năm 2013, công tác trọng tâm 5 tháng cuối năm 2013 và triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế theo đề án 30 của Chính phủ; thực hiện cải cách thủ tục hải quan, quản lý thuế, đẩy nhanh triển khai thực hiện Cơ chế một cửa Quốc gia và ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm thời gian thông quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục thực hiện rà soát, tổng hợp đầy đủ kịp thời những vướng mắc về cơ chế, chính sách chưa phù hợp, làm giảm nguồn thu ngân sách để báo cáo, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản hướng dẫn, đảm bảo cơ sở pháp lý để thu đúng, thu đủ các khoản thu vào NSNN.
Triển khai phối hợp thu NSNN với các ngân hàng đã ký Thỏa thuận phối hợp thu tại tất cả các Cục Hải quan tỉnh, thành phố (34/34); mở rộng kết nối trao đổi thông tin qua Cổng thanh toán điện tử của Hải quan với các ngân hàng thương mại khác.
2. Tăng cường công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế:
2.1. Cục Thuế xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện:
– Theo dõi chặt chẽ diễn biễn tình hình thu ngân sách, tăng cường công tác phân tích các yếu tố tăng giảm thu, so sánh với tốc độ thu các năm trước, với dự toán, đánh giá nguồn thu, từ đó xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các giải pháp quản lý hiệu quả để kịp thời đề xuất, tham mưu các cấp trong chỉ đạo điều hành nhiệm vụ thu NSNN.
– Định kỳ ngày 10 hàng tháng tổng hợp, báo cáo Tổng cục để báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện thu ngân sách trên địa bàn từng địa phương lũy kế đến thời điểm cuối tháng trước và ước thực hiện khả năng thu của cả năm.
– Thực hiện chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; áp dụng đúng trình tự thanh toán tiền thuế theo quy định tại Điều 45 Luật Quản lý thuế và khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; tăng cường công tác đôn đốc, xử lý thu hồi nợ đọng thuế, không để phát sinh thêm số nợ thuế mới. Phấn đấu đến 31/12/2013 số nợ thuế chuyên thu quá hạn không vượt quá 2,5% so với tổng số thu.
– Tăng cường kiểm tra công tác tham vấn giá, xác định trị giá, xác định mã số tính thuế, xây dựng Danh mục quản lý rủi ro, Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu và Biểu thuế, phân loại hàng hóa và mức thuế, cập nhật dữ liệu để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các trường hợp thực hiện không đúng quy định, đồng thời chủ động tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý giá, mã tại các đơn vị, qua đó ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận qua áp giá, áp mã tính thuế, tập trung vào các mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch xuất nhập khẩu lớn.
– Tăng cường kiểm tra các trường hợp miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế. Đặc biệt tập trung kiểm tra các trường hợp miễn thuế hàng hóa nhập đầu tư, không thu thuế giá trị gia tăng.
2.2. Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:
– Tập trung rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý về hải quan đối với hàng TN-TX, hàng kho ngoại quan và hàng gia công, SXXK. Đề xuất tham mưu trình Tổng cục có văn bản hướng dẫn Cục Hải quan địa phương thực hiện thu đủ các loại thuế đối với các tờ khai hàng TN-TX, sản xuất xuất khẩu quá thời hạn phải nộp thuế; các hợp đồng gia công chưa thanh khoản theo qui định; các trường hợp chưa thực hiện đúng quy định về mức thuế ưu đãi đặc biệt C/O form D, form E; hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền XNK bán cho doanh nghiệp nội địa. Phối hợp với cơ quan Công an xử lý dứt điểm thu Ngân sách đối với xe ô tô ngoại giao thực tế thời gian qua đã bán cho tổ chức, cá nhân người Việt Nam nhưng chưa kê khai, nộp thuế theo quy định.
– Chỉ đạo các Cục Hải quan địa phương tăng cường giám sát đối với hàng kinh doanh TN-TX, hàng chuyển cửa khẩu, hàng hóa ra, vào các khu chế xuất, kho ngoại quan, chú trọng thu thập các nguồn thông tin về hàng hóa, người khai hải quan…để phát hiện kịp thời các trường hợp sai phạm về loại hình, tên hàng, số lượng, trị giá, xuất xứ, đối tượng miễn thuế.v.v.
2.3. Cục trưởng Cục CNTT và thống kê hải quan:
– Thống kê, phân tích đánh giá kim ngạch XNK theo từng mã 8 số của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, ưu đãi đặc biệt của từng nước, doanh nghiệp, loại hình (kinh doanh, TNTX, gia công, SXXK, phi thuế quan,…) của 8 tháng đầu năm, 4 tháng cuối năm, cả năm 2013; dự báo kim ngạch XNK năm 2013 phục vụ cho đánh giá thu NSNN 2013, dự báo kim ngạch XNK năm 2014 làm cơ sở cho việc xây dựng dự toán thu NSNN năm 2014.
– Định kỳ 5 ngày có báo cáo nhanh kim ngạch XNK và kim ngạch XNK có thuế phát sinh trong tháng báo cáo Lãnh đạo Tổng cục và gửi Cục Thuế XNK để có cơ sở đánh giá tình hình thu NSNN.
– Nâng cấp phần mềm thống kê số liệu kim ngạch XNK liên quan đến công tác hiện đại hóa thủ tục Hải quan và thu NSNN. Đảm bảo các hệ thống hoạt động thông suốt đáp ứng yêu cầu quản lý thu NSNN;
– Tổ chức hướng dẫn sử dụng hệ thống, bảo trì các hệ thống, đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống.
2.4. Thanh tra Tổng cục chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện Kế hoạch thanh tra chuyên ngành theo Quyết định số 620/QĐ-TCHQ ngày 28/2/2013 của Tổng cục Hải quan phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành của Hải quan địa phương.
2.5. Cục Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ):
– Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các địa phương về công tác nghiệp vụ KTSTQ; tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả kiểm tra với các chuyên đề có dấu hiệu gian lận, trốn thuế trên phạm vi toàn quốc, KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sai sót và các hành vi gian lận, trốn thuế.
2.6. Cục Điều tra chống buôn lậu:
– Tăng cường chỉ đạo địa phương trong công tác kiểm tra, kiểm soát hải quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ việc buôn lậu, không để xảy ra các vụ việc lớn, vụ việc nổi cộm, mang tính chất đường dây, ổ nhóm, tập trung đấu tranh, phát hiện bắt giữ đối với các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới; ma túy, vũ khí, chất nổ, hàng hóa vi phạm môi trường, tài liệu phản động…đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng.
– Tiếp tục thực hiện chuyên đề, chuyên án trọng điểm đối với hàng hóa TN-TX xăng dầu, khoáng sản, xe ô tô Việt kiều hồi hương, rượu, thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, kiểm soát tiền chất…
2.7. Trung tâm PTPL bảo đảm sự thống nhất về kết quả PTPL giữa các Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận PTPL của mình. Chú ý phát hiện, ngăn ngừa các trường hợp khai sai tên hàng, mã số để gian lận thuế.
2.8. Ban quản lý rủi ro:
– Thực hiện kiểm tra lại các tiêu chí quản lý rủi ro, cập nhật kịp thời các kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra chống buôn lậu, xử lý vi phạm, mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu về giá vào hệ thống quản lý rủi ro. Tập trung quản lý Doanh nghiệp/mặt hàng có độ rủi ro cao, trọng điểm, ngăn chặn hiện tượng đăng ký nhiều tờ khai cho cùng một lô hàng, kiểm tra chặt chẽ việc nộp thuế của hàng hóa được phân vào luồng xanh. Kiểm soát chặt chẽ hàng tạm nhập – tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng hóa XNK vào khu phi thuế quan, tiếp tục bổ sung các mặt hàng vào danh mục quản lý rủi ro, hàng hóa xuất nhập khẩu để hạn chế gian lận qua giá tính thuế.
– Nâng cao năng lực cán bộ làm nhiệm vụ phân tích, đánh giá rủi ro, lập danh sách các doanh nghiệp, hàng hóa, lĩnh vực có rủi ro cao, có biện pháp thông báo, cảnh báo trong toàn ngành.
– Xử lý chấm dứt tình trạng tờ khai ảo trên hệ thống cơ sở dữ liệu.
– Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hoàn thiện hệ thống QLRR, đảm bảo thông tin QLRR có hiệu quả đối từng khâu nghiệp vụ.
2.9. Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp Vụ Tài vụ Quản trị xây dựng, trình Bộ Tài chính cơ chế biểu dương, khen thưởng đột xuất đối với những đơn vị có thành tích tốt trong công việc phát hiện, truy thu, thu hồi những khoản thuế lớn qua công tác thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế nợ thuế; xây dựng các điển hình tiên tiến để toàn ngành học tập; chế độ chi phối hợp công tác cho lực lượng phối hợp liên ngành trong công tác chống thất thu, nợ đọng thuế, có chế độ đảm bảo các điều kiện về phương tiện hoạt động, kinh phí để thực hiện nhiệm vụ.
2.10. Giao văn phòng Tổng cục phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục đôn đốc, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch này, định kỳ hàng tháng và cuối năm 2013 tổng hợp báo cáo Tổng cục trưởng theo quy định.
2.11. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố:
– Chỉ đạo CBCC thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương, Tuyên ngôn phục vụ khách hàng, giải quyết dứt điểm các vướng mắc thuộc thẩm quyền, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động XNK của doanh nghiệp, không gây phiền hà sách nhiễu tiêu cực.
– Thực hiện đối thoại thường xuyên với người nộp thuế để lắng nghe, tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân, người nộp thuế. Tổ chức tuyên truyền kịp thời các cơ chế, chính sách đặc biệt là các Luật thuế mới được sửa đổi, bổ sung. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin các tấm gương điển hình trong công tác thu, nộp thuế, đồng thời thông báo các doanh nghiệp vi phạm hải quan, cố tình chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và thanh toán nợ thuế.
– Tiếp tục thực hiện báo cáo các nội dung đánh giá thu NSNN năm 2013 theo công văn số 3030/TCHQ-TXNK ngày 04/06/2013 của Tổng cục Hải quan, đảm bảo thời gian báo cáo trước ngày 5 hàng tháng.
– Tham mưu cho cấp ủy, UBND tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo đôn đốc thu, chống thất thu tại địa phương qua hoạt động xuất nhập khẩu.
– Tăng cường công tác đôn đốc, thu hồi thuế nợ đọng; rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp có nợ thuế lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập nguyên liệu, các doanh nghiệp có độ rủi ro cao để theo dõi và có biện pháp quản lý chặt chẽ. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ thuế tạm thu và nắm chắc thời hạn kết thúc của từng hợp đồng gia công để yêu cầu doanh nghiệp thanh khoản nộp thuế đối với số hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa.
– Tiếp tục duy trì Ban thu hồi nợ do đồng chí Phó cục trưởng phụ trách lĩnh vực thuế làm trưởng Ban, thực hiện đôn đốc thu hồi nợ, phối hợp với các Ngân hàng thương mại, công an, cơ quan thuế địa phương, các cơ quan pháp luật có liên quan trong việc xử lý các vướng mắc khó khăn trong công tác thu hồi nợ, đảm bảo thu hồi nợ thuế tối thiểu đạt được như hướng dẫn tại công văn số 4811/TCHQ-TXNK ngày 16/8/2013 của Tổng cục Hải quan, không để phát sinh nợ mới.
– Rà soát, tổng hợp, thống kê số tiền thuế phải thu, đã thu, còn nợ; phân loại các khoản nợ trên tài khoản chuyên thu/tạm thu. Kiểm tra việc cập nhật nợ thuế, nghiêm cấm việc doanh nghiệp có nợ thuế nhưng cập nhật vào hệ thống nợ thuế. Thực hiện đúng trình tự thanh toán nợ thuế, cưỡng chế thuế.
– Rà soát, kiểm tra các khoản nợ chờ xóa, nếu không thuộc đối tượng được xóa nợ, có yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN. Kịp thời nắm bắt thông tin với các ngân hàng về tài khoản của doanh nghiệp để thu hồi nợ thuế. Phối hợp kịp thời với cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để thực hiện thu.
– Rà soát xử lý chặt chẽ các trường hợp miễn thuế, hoàn thuế, gia hạn, xóa nợ thuế bảo đảm đúng đối tượng, đáp ứng điều kiện, thủ tục hồ sơ. Chỉ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn, xóa nợ thuế khi doanh nghiệp có đủ hồ sơ, chứng từ;
– Tổ chức, thực hiện nghiêm túc các kết luận của các Đoàn kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhà nước. Khẩn trương xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại trong lĩnh vực thuế đã được cơ quan kiểm toán, thanh tra, phát hiện, kiến nghị. Truy thu đầy đủ, kịp thời vào NSNN đối với số tiền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra đã được các cơ quan Kiểm toán Nhà nước kiến nghị; báo cáo kết quả thực hiện về Tổng cục Hải quan theo đúng quy định.
– Đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành để ngăn ngừa, kiểm tra, phát hiện các hành vi gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hóa, xác định trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng có dấu hiệu kim ngạch thất thường, hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan, hàng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất…
– Tăng cường công tác chống buôn lậu, thực hiện thu thập, phân tích, đánh giá rủi ro, kiểm tra việc phân luồng hồ sơ hải quan bảo đảm việc phân luồng chính xác; không cho hủy tờ khai đối với các trường hợp hệ thống đã phân vào luồng vàng, đỏ. Tập trung lực lượng chống thất thu về số lượng, trị giá, xuất xứ, thuế suất, loại hình xuất nhập khẩu.v.v. Phối hợp với các cơ quan Công an xử lý dứt điểm thu ngân sách đối với xe ô tô ngoại giao thực tế thời gian qua đã bán cho tổ chức, cá nhân người Việt Nam nhưng chưa thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định.
– Thực hiện cập nhật chính xác, kịp thời cơ sở dữ liệu, xử lý tờ khai ảo theo đúng quy định, phục vụ cho việc quản lý rủi ro đảm bảo đánh giá đúng tình hình thu, số nợ thuế phát sinh, phải thu hồi.
3. Tổ chức thực hiện:
– Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thuộc phạm vi quản lý, phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ kịp thời cho Cục Thuế XNK trong việc tăng cường công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, tạo điều kiện thuận lợi để Cục Thuế XNK thực hiện tốt công tác quản lý thu. Toàn ngành Hải quan phấn đấu thu NSNN năm 2013 tối thiểu phải đạt 216.000 tỷ đồng (biểu chi tiết từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố đính kèm).
– Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tổ chức quán triệt Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 08/08/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và nội dung công văn này đến tất cả cán bộ công chức thuộc phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện nghiêm túc, triệt để các nội dung quy định tại công văn này; định kỳ hàng tháng kiểm điểm tình hình thực hiện, báo cáo về Tổng cục Hải quan trước ngày 20 hàng tháng. Chú trọng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp; Tăng cường năng lực cho cán bộ công chức, đặc biệt là liêm chính hải quan (coi trọng các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm các trường hợp công chức không làm đúng chức trách nhiệm vụ được giao). Nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan về kỷ cương kỷ luật công vụ, đẩy mạnh vai trò công tác pháp chế ngành đảm bảo công việc có chất lượng và đáp ứng yêu cầu thời gian.
Tổng cục Hải quan thông báo để Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc biết, quán triệt nhiệm vụ thu NSNN năm 2013 đến toàn thể, cán bộ, công chức thuộc đơn vị, quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN được giao./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– BT Đinh Tiến Dũng (để b.cáo);
– TT Nguyễn Công Nghiệp (để b.cáo);
– TT Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b.cáo);
– Ttra BTC, Vụ NSNN (để p.hợp);
– Vụ CST, Vụ PC (để p.hợp);
– Các PTCT (để t.hiện);
– Lưu: VT, TXNK (05).
TỔNG CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Túc

ƯỚC THỰC HIỆN THU NSNN NĂM 2013
(Ban hành kèm theo công văn số 5203/TCHQ-TXNK ngày 03/9/2013)
ĐVT: tỷ đồng

STT
Tên đơn vị
Dự toán 2013
Thu đến 31/7/2013
ƯỚC THỰC HIỆN 2013
Số thu tối thiểu phải đạt
So với dự toán
Tổng
1
2
3
4=3/1
237,500.0
123,600.2
216,000.0
90.9%
1
TP.Hồ Chí Minh
80,050.0
41,936.1
72,000.0
89.9%
2
Hải Phòng
41,320.0
20,715.8
37,207.0
90.0%
– Hải Phòng
38,845.0
18,864.8
33,857.0
87.2%
– Hải Dương
1,225.0
716.6
1,300.0
106.1%
– Hưng Yên
1,005.0
1,005.9
1,820.0
181.1%
– Thái Bình
245.0
128.5
230.0
93.9%
3
Vũng Tàu
26,000.0
11,535.2
20,000.0
76.9%
4
Hà Nội
15,880.0
8,171.1
14,600.0
91.9%
– Hà Nội
11,670.0
6,190.1
11,337.0
97.1%
– Vĩnh Phúc
4,000.0
1,837.0
2,940.0
73.5%
– Phú Thọ
201.0
91.8
221.0
110.0%
– Yên Bái
9.0
52.2
102.0
5
Quảng Ninh
18,900.0
9,886.1
17,550.0
92.9%
6
Đồng Nai
13,350.0
7,425.3
13,350.0
100.0%
– Đồng Nai
12,944.0
6,798.7
12,470.0
96.3%
– Bình Thuận
406.0
626.6
880.0
216.7%
7
Bình Dương
9,350.0
5,816.0
10,000.0
107.0%
8
Bắc Ninh
5,810.0
2,963.2
5,600.0
96.4%
– Bắc Ninh
5,000.0
2,130.0
4,300.0
86.0%
– Bắc Giang
310.0
484.5
700.0
225.8%
– Thái Nguyên
500.0
348.7
600.0
120.0%
9
Quảng Ngãi
2,730.0
1,909.4
2,860.0
104.8%
10
Đà Nẵng
2,890.0
1,241.8
2,200.0
76.1%
11
Khánh Hòa
3,340.0
2,776.4
5,100.0
152.7%
– Khánh Hòa
2,948.0
2,518.0
4,840.0
164.2%
– Ninh Thuận
392.0
258.4
260.0
66.3%
12
Thanh Hóa
2,950.0
780.5
1,370.0
46.4%
– Thanh Hóa
1,977.0
208.1
317.0
16.0%
– Nam Định
117.0
108.6
198.0
169.2%
– Ninh Bình
367.0
116.3
262.0
71.4%
– Hà Nam
489.0
347.6
593.0
121.3%
13
Lạng Sơn
2,450.0
1,335.4
2,450.0
100.0%
14
Quảng Nam
1,560.0
925.5
1,230.0
78.8%
15
Lào Cai
1,280.0
1,132.6
1,750.0
136.7%
16
Hà Tĩnh
1,330.0
453.9
1,000.0
75.2%
17
Long An
1,220.0
576.9
1,070.0
87.7%
– Long An
1,075.0
479.4
882.0
82.0%
– Tiền Giang
145.0
97.5
188.0
129.7%
18
Bình Định
1,110.0
461.9
790.0
71.2%
– Bình Định
1,097.0
450.6
775.0
70.6%
– Phú Yên
13.0
11.2
15.0
115.4%
19
Quảng Trị
835.0
287.6
570.0
68.3%
20
Cần Thơ
820.0
630.4
1,160.0
141.5%
– Cần Thơ
653.0
400.3
667.0
102.1%
– Vĩnh Long
165.0
208.9
470.0
284.8%
– Sóc Trăng
2.0
21.2
23.0
1150.0%
21
Nghệ An
720.0
662.8
860.0
119.4%
22
Cao Bằng
200.0
119.6
203.0
101.5%
– Cao Bằng
191.2
96.2
152.0
79.5%
– Bắc Kạn
8.8
23.4
51.0
579.5%
23
Huế
570.0
219.0
500.0
87.7%
24
Hà Giang
510.0
193.8
315.0
61.8%
25
Tây Ninh
455.0
208.8
415.0
91.2%
26
Daklak
475.0
125.9
300.0
63.2%
– Daklak
138.0
72.3
145.0
105.1%
– Lâm Đồng
260.0
40.4
50.0
19.2%
– Đắc Nông
77.0
13.2
105.0
136.4%
27
Đồng Tháp
420.0
329.0
600.0
142.9%
28
Quảng Bình
300.0
208.1
406.0
135.3%
29
Gia lai – Kon tum
150.0
82.7
120.0
80.0%
– Gia Lai
13.3
6.6
15.0
112.8%
– Kon Tum
136.7
76.1
105.0
76.8%
30
Điện Biên
132.0
36.7
60.0
45.5%
– Điện Biên
32.2
7.3
15.0
46.6%
– Lai Châu
3.8
18.7
30.0
789.5%
– Sơn La
96.0
10.7
15.0
15.6%
31
Bình Phước
127.0
89.8
155.0
122.0%
32
An Giang
100.0
36.8
60.0
60.0%
33
Cà Mau
105.0
48.3
82.0
78.1%
34
Kiên Giang
61.0
38.4
67.0
109.8%
Tổng
237,500.0
123,600.2
216,000.0
90.9%
Ghi chú: Số thu 7 tháng 2013 do Kho bạc Nhà nước cung cấp

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 5203/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc thực hiện triển khai Chỉ thị 02/CT-BTC ngày 08/08/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính”