CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 5005/TCHQ-GSQL
NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ VIỆC THỰC HIỆN
QUYẾT ĐỊNH SỐ 908/2001/QĐ-TTG
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Ngày 26/7/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 908/QĐ-TTg về các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu trong 6 tháng cuối năm 2001. Điều 6 Quyết định trên quy định Tổng cục Hải quan: “Tăng cường áp dụng chế độ “luồng xanh” (Miễn kiểm tra) cho hàng xuất khẩu”. Tổng cục hướng dẫn thực hiện Điều 06 quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1.Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nghiên cứu kỹ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng hình thức miễn kiểm tra đối với hàng xuất khẩu và chỉ đạo các mặt nghiệp vụ quản lý hải quan khác qua các cửa khẩu cảng biển. Giao cho trưởng hải quan cửa khẩu quyết định áp dụng các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá.
2. Thời gian áp dụng đến 31 tháng 12 năm 2001.
3Tiêu chí để áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu:
a. Tiêu chí về quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng:
–Chủ hàng trong một năm liên tục chưa vi phạm hành chính về Hải quan hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền nhưng không quá 02 lần, mỗi lần với mức phạt không quá 02 triệu đồng.
–Không có thông tin gì khác về buôn lậu, gian lận thương mại có liên quan tới chủ hàng và lô hàng xuất khẩu.
–Chú ý: tiêu chí “quá trình chấp hành pháp luật” là tiêu chí “cứng”, khi xem xét tiêu chí này phải gắn với mặt hàng xuất khẩu cụ thể, vì vậy khi làm thủ tục hải quan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế mặt hàng xuất khẩu nào thì xem xét quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng đối với việc xuất khẩu mặt hàng đó, thể hiện trên mấy mặt chủ yếu như: Việc kê khai và phương thức đóng gói của chủ hàng có vi phạm chính sách mặt hàng, khai khống có chủ ý để buôn lậu, gian lận, thoái thu thuế đầu vào hoặc nộp thuế ít theo chế độ hay không?
b. Tiêu chí về mặt hàng:
Chủ hàng đáp ứng các tiêu chí mục (a) trên được miễn kiểm tra các mặt hàng xuất khẩu sau đây:
– Hàng nông sản;
– Hàng thuỷ, hải sản;
– Hàng may mặc, sợi, dày dép;
– Cao su tự nhiên;
– Hàng thủ công, mỹ nghệ;
– Thực phẩm chế biến;
– Mỹ phẩm;
– Cơ khí điện máy;
– Hàng điện tử;
– Hàng xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất.
4. Việc áp dụng các hình thức miễn kiểm tra hàng hoá xuất khẩu phải gắn với việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ như: phúc tập hồ sơ, đối chiếu thanh toán mua bán, tăng cường hoạt động của lực lượng chống buôn lậu, tổ chức thu thập và phân tích thông tin để quyết định hình thức kiểm tra, thay đổi tỷ lệ kiểm tra, kiểm tra ngẫu nhiên hoặc quyết định kiểm tra sau thông quan nhằm chống việc lợi dụng miễn kiểm tra để buôn lậu, gian lận, thoái thu thuế đầu vào.
Nhận được công văn này, yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện ngay. Quá trình thực hiện có vướng mắc báo cáo Tổng cục kịp thời để xử lý.
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 5005/TCHQ-GSQL
NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2001 VỀ VIỆC THỰC HIỆN
QUYẾT ĐỊNH SỐ 908/2001/QĐ-TTG
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
Ngày 26/7/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 908/QĐ-TTg về các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý nhập khẩu trong 6 tháng cuối năm 2001. Điều 6 Quyết định trên quy định Tổng cục Hải quan: “Tăng cường áp dụng chế độ “luồng xanh” (Miễn kiểm tra) cho hàng xuất khẩu”. Tổng cục hướng dẫn thực hiện Điều 06 quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1.Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nghiên cứu kỹ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng hình thức miễn kiểm tra đối với hàng xuất khẩu và chỉ đạo các mặt nghiệp vụ quản lý hải quan khác qua các cửa khẩu cảng biển. Giao cho trưởng hải quan cửa khẩu quyết định áp dụng các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá.
2. Thời gian áp dụng đến 31 tháng 12 năm 2001.
3Tiêu chí để áp dụng hình thức miễn kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu:
a. Tiêu chí về quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng:
–Chủ hàng trong một năm liên tục chưa vi phạm hành chính về Hải quan hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền nhưng không quá 02 lần, mỗi lần với mức phạt không quá 02 triệu đồng.
–Không có thông tin gì khác về buôn lậu, gian lận thương mại có liên quan tới chủ hàng và lô hàng xuất khẩu.
–Chú ý: tiêu chí “quá trình chấp hành pháp luật” là tiêu chí “cứng”, khi xem xét tiêu chí này phải gắn với mặt hàng xuất khẩu cụ thể, vì vậy khi làm thủ tục hải quan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế mặt hàng xuất khẩu nào thì xem xét quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng đối với việc xuất khẩu mặt hàng đó, thể hiện trên mấy mặt chủ yếu như: Việc kê khai và phương thức đóng gói của chủ hàng có vi phạm chính sách mặt hàng, khai khống có chủ ý để buôn lậu, gian lận, thoái thu thuế đầu vào hoặc nộp thuế ít theo chế độ hay không?
b. Tiêu chí về mặt hàng:
Chủ hàng đáp ứng các tiêu chí mục (a) trên được miễn kiểm tra các mặt hàng xuất khẩu sau đây:
– Hàng nông sản;
– Hàng thuỷ, hải sản;
– Hàng may mặc, sợi, dày dép;
– Cao su tự nhiên;
– Hàng thủ công, mỹ nghệ;
– Thực phẩm chế biến;
– Mỹ phẩm;
– Cơ khí điện máy;
– Hàng điện tử;
– Hàng xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất.
4. Việc áp dụng các hình thức miễn kiểm tra hàng hoá xuất khẩu phải gắn với việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ như: phúc tập hồ sơ, đối chiếu thanh toán mua bán, tăng cường hoạt động của lực lượng chống buôn lậu, tổ chức thu thập và phân tích thông tin để quyết định hình thức kiểm tra, thay đổi tỷ lệ kiểm tra, kiểm tra ngẫu nhiên hoặc quyết định kiểm tra sau thông quan nhằm chống việc lợi dụng miễn kiểm tra để buôn lậu, gian lận, thoái thu thuế đầu vào.
Nhận được công văn này, yêu cầu Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện ngay. Quá trình thực hiện có vướng mắc báo cáo Tổng cục kịp thời để xử lý.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.