Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 4893/VHTT-PC của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc thực hiện Nghị định 30/2000/NĐ-CP

CÔNG VĂN

CỦA BỘ VĂN HOÁ – THÔNG TIN SỐ 4893/VHTT-PC
NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2000 VỀ VIỆC THỰC HIỆN
NGHỊ ĐỊNH 30/2000/NĐ-CP

Kính gửi: – Các Vụ, Cục thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ

– Các Sở Văn hóa – Thông tin

– Các cơ quan báo chí trực thuộc Bộ

Ngày 11/08/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2000/NĐ-CP về việc bãi bỏ một số loại giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh. Trong danh mục các giấy phép ban hành kèm theo Nghị định đó, ngành Văn hóa – Thông tin có 04 loại giấy phép được bãi bỏ và 06 loại chuyển thành điều kiện kinh doanh.

Để thực hiện tốt Nghị định 30/2000/NĐ-CP, duy trì và nâng cao hiệu lực quản lý ngành, Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn một số điểm như sau:

I. VỀ GIẤY PHÉP THUỘC LOẠI ĐƯỢC BàI BỎ
TRONG DANH MỤC I:

1. Giấy phép chiếu phim, băng đĩa hình (số thứ tự 23 trong danh mục) là giấy phép được quy định tại Điều 9, khoản 1 Điều 10 và khoản 1 Điều 19 Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995.

2. Giấy phép mở cửa hàng băng, đĩa nhạc (số thứ tự 24 trong danh mục) là giấy phép quy định tại Điều 16 Nghị định 87/CP.

3. Giấy phép hành nghề in lưới (số thứ tự 25 trong danh mục) là giấy phép quy định tại Điều 18 Nghị định 79/CP ngày 06/11/1993.

4. Giấy phép phát hành sách báo đối với cơ sở bán lẻ và đại lý bán lẻ sách báo (số thứ tự 26 trong danh mục), là giấy phép cấp cho tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 23 Nghị định 79/CP.

II. VỀ GIẤY PHÉP THUỘC LOẠI CHUYỂN THÀNH
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRONG DANH MỤC II:

1. Giấy phép thành lập cơ sở chiếu phim, băng đĩa hình (số thứ tự 26 trong danh mục) là giấy phép quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 87/CP. Giấy phép này cấp cho các tổ chức, cá nhân chiếu phim, băng đĩa hình công cộng cố định hoặc lưu động.

2. Giấy đăng ký tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (số thứ tự 27 trong danh mục) là giấy phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định 87/CP, đã được chuyển thành điều kiện hoạt động theo Quy chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 32/1999/QĐ-BVHTT ngày 29/04/1999 của Bộ Văn hóa – Thông tin.

3. Giấy đăng ký biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (số thứ tự 28 trong danh mục) là giấy phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định 87/CP, đã được chuyển thành điều kiện hoạt động theo Quy chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 32/1999/QĐ-BVHTT ngày 29/04/1999 của Bộ Văn hóa – Thông tin.

4. Giấy phép nhân bản băng, đĩa nhạc (số thứ tự 29 trong danh mục) là giấy phép quy định tại khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 87/CP. Băng, đĩa nhạc bao gồm cả băng, đĩa ca nhạc và sân khấu do Cục Nghệ thuật biểu diễn phát hành nhãn để dán trên băng theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT ngày 05/08/1999 của Bộ Văn hóa – Thông tin.

5. Giấy phép phát hành xuất bản phẩm (số thứ tự 30 trong danh mục) là quy định về việc tổ chức phát hành Nhà nước tại Điều 22 Nghị định 79/CP.

6. Giấy phép hoạt động dịch vụ bản quyền tác giả (số thứ tự 31 trong danh mục) là giấy phép quy định tại Điều 27 Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996.

III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN THỰC HIỆN:

1. Kể từ ngày Nghị định 30/2000/NĐ-CP có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân kinh doanh các ngành nghề đã nêu tại mục I và mục II của văn bản này không phải xin phép hành nghề nhưng phải đăng ký kinh doanh và phải có đủ điều kiện theo quy định đối với từng ngành nghề mới được hoạt động. Khi hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tuân thủ các quy định hiện hành đối với hoạt động đó.

2. Quyết định số 24/2000/QĐ-BVHTT ngày 28/09/2000 của Bộ Văn hóa – Thông tin quy định thời hạn một số giấy phép mà việc cấp giấy phép đó đã được quy định trong Luật, Pháp lệnh hoặc Nghị định. Thời hạn của giấy phép được tính từ ngày cấp. Căn cứ vào thời hạn đã quy định, cơ quan cấp giấy phép làm thủ tục đổi, gia hạn hoặc cấp giấy phép mới cho các đối tượng.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ:

1. Các Vụ, Cục có chức năng giúp Bộ quản lý các hoạt động, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các Sở Văn hóa – Thông tin và các cơ quan báo trí thuộc Bộ có trách nhiệm hướng dẫn cho các đối tượng kinh doanh và toàn xã hội hiểu rõ việc bãi bỏ 04 loại giấy phép và chuyển thành điều kiện kinh doanh 06 loại giấy phép thuộc ngành Văn hóa – Thông tin tại Nghị định 30/2000/NĐ-CP và nội dung hướng dẫn tại văn bản này để mọi người hiểu và thực hiện.

2. Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Văn hóa – Thông tin cần có kế hoạch tổ chức thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm điều kiện kinh doanh đã được quy định.

3. Các Vụ, Cục có chức năng giúp Bộ quản lý các hoạt động, các Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm theo dõi để nắm các hoạt động sau khi bỏ giấy phép hoặc chuyển giấy phép thành điều kiện kinh doanh, nghiên cứu kiến nghị việc sửa đổi hoặc bổ sung điều kiện kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện cho các hoạt động phát triển nhưng vẫn duy trì và nâng cao được hiệu lực quản lý ngành, cụ thể như sau:

a. Cục Điện ảnh nghiên cứu các điều kiện đối với các điểm chiếu phim, băng đĩa hình (cả ở trong nhà và ngoài trời).

b. Cục Nghệ thuật biểu diễn nghiên cứu điều kiện mở cửa hàng băng, đĩa nhạc, điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (bao gồm cả địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ nghiệp vụ…).

c. Cục Xuất bản nghiên cứu điều kiện in lưới (in lụa thủ công), mở cửa hàng kinh doanh phát hành xuất bản phẩm.

d. Cục Bản quyền tác giả nghiên cứu điều kiện hoạt động dịch vụ bản quyền tác giả.

đ. Vụ Kế hoạch phối hợp với các Cục nêu trên trong việc nghiên cứu các điều kiện kinh doanh.

e. Vụ Pháp chế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và phối hợp với các Cục, Vụ nên trên trong việc nghiên cứu và trình Bộ ban hành các điều kiện kinh doanh và sửa đổi bổ sung những quy định về xử phạt vi phạm hành chính để Bộ trình Chính phủ.

4. Các công việc nêu ở các điểm a, b, c, d, đ khoản 3 nói trên phải hoàn thành trong quý I năm 2001. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì các đơn vị cần kịp thời báo cáo về Bộ (Vụ Pháp chế) để nghiên cứu, giải quyết.

Thuộc tính văn bản
Công văn 4893/VHTT-PC của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc thực hiện Nghị định 30/2000/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: Bộ Văn hoá-Thông tin Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 4893/VHTT-PC Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Lưu Trần Tiêu
Ngày ban hành: 14/11/2000 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

CÔNG VĂN

CỦA BỘ VĂN HOÁ – THÔNG TIN SỐ 4893/VHTT-PC
NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2000 VỀ VIỆC THỰC HIỆN
NGHỊ ĐỊNH 30/2000/NĐ-CP

Kính gửi: – Các Vụ, Cục thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ

– Các Sở Văn hóa – Thông tin

– Các cơ quan báo chí trực thuộc Bộ

Ngày 11/08/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2000/NĐ-CP về việc bãi bỏ một số loại giấy phép và chuyển một số giấy phép thành điều kiện kinh doanh. Trong danh mục các giấy phép ban hành kèm theo Nghị định đó, ngành Văn hóa – Thông tin có 04 loại giấy phép được bãi bỏ và 06 loại chuyển thành điều kiện kinh doanh.

Để thực hiện tốt Nghị định 30/2000/NĐ-CP, duy trì và nâng cao hiệu lực quản lý ngành, Bộ Văn hóa – Thông tin hướng dẫn một số điểm như sau:

I. VỀ GIẤY PHÉP THUỘC LOẠI ĐƯỢC BàI BỎ
TRONG DANH MỤC I:

1. Giấy phép chiếu phim, băng đĩa hình (số thứ tự 23 trong danh mục) là giấy phép được quy định tại Điều 9, khoản 1 Điều 10 và khoản 1 Điều 19 Nghị định 87/CP ngày 12/12/1995.

2. Giấy phép mở cửa hàng băng, đĩa nhạc (số thứ tự 24 trong danh mục) là giấy phép quy định tại Điều 16 Nghị định 87/CP.

3. Giấy phép hành nghề in lưới (số thứ tự 25 trong danh mục) là giấy phép quy định tại Điều 18 Nghị định 79/CP ngày 06/11/1993.

4. Giấy phép phát hành sách báo đối với cơ sở bán lẻ và đại lý bán lẻ sách báo (số thứ tự 26 trong danh mục), là giấy phép cấp cho tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 23 Nghị định 79/CP.

II. VỀ GIẤY PHÉP THUỘC LOẠI CHUYỂN THÀNH
ĐIỀU KIỆN KINH DOANH TRONG DANH MỤC II:

1. Giấy phép thành lập cơ sở chiếu phim, băng đĩa hình (số thứ tự 26 trong danh mục) là giấy phép quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 87/CP. Giấy phép này cấp cho các tổ chức, cá nhân chiếu phim, băng đĩa hình công cộng cố định hoặc lưu động.

2. Giấy đăng ký tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (số thứ tự 27 trong danh mục) là giấy phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định 87/CP, đã được chuyển thành điều kiện hoạt động theo Quy chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 32/1999/QĐ-BVHTT ngày 29/04/1999 của Bộ Văn hóa – Thông tin.

3. Giấy đăng ký biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (số thứ tự 28 trong danh mục) là giấy phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định 87/CP, đã được chuyển thành điều kiện hoạt động theo Quy chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 32/1999/QĐ-BVHTT ngày 29/04/1999 của Bộ Văn hóa – Thông tin.

4. Giấy phép nhân bản băng, đĩa nhạc (số thứ tự 29 trong danh mục) là giấy phép quy định tại khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 87/CP. Băng, đĩa nhạc bao gồm cả băng, đĩa ca nhạc và sân khấu do Cục Nghệ thuật biểu diễn phát hành nhãn để dán trên băng theo quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT ngày 05/08/1999 của Bộ Văn hóa – Thông tin.

5. Giấy phép phát hành xuất bản phẩm (số thứ tự 30 trong danh mục) là quy định về việc tổ chức phát hành Nhà nước tại Điều 22 Nghị định 79/CP.

6. Giấy phép hoạt động dịch vụ bản quyền tác giả (số thứ tự 31 trong danh mục) là giấy phép quy định tại Điều 27 Nghị định 76/CP ngày 29/11/1996.

III. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN THỰC HIỆN:

1. Kể từ ngày Nghị định 30/2000/NĐ-CP có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân kinh doanh các ngành nghề đã nêu tại mục I và mục II của văn bản này không phải xin phép hành nghề nhưng phải đăng ký kinh doanh và phải có đủ điều kiện theo quy định đối với từng ngành nghề mới được hoạt động. Khi hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tuân thủ các quy định hiện hành đối với hoạt động đó.

2. Quyết định số 24/2000/QĐ-BVHTT ngày 28/09/2000 của Bộ Văn hóa – Thông tin quy định thời hạn một số giấy phép mà việc cấp giấy phép đó đã được quy định trong Luật, Pháp lệnh hoặc Nghị định. Thời hạn của giấy phép được tính từ ngày cấp. Căn cứ vào thời hạn đã quy định, cơ quan cấp giấy phép làm thủ tục đổi, gia hạn hoặc cấp giấy phép mới cho các đối tượng.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ:

1. Các Vụ, Cục có chức năng giúp Bộ quản lý các hoạt động, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, các Sở Văn hóa – Thông tin và các cơ quan báo trí thuộc Bộ có trách nhiệm hướng dẫn cho các đối tượng kinh doanh và toàn xã hội hiểu rõ việc bãi bỏ 04 loại giấy phép và chuyển thành điều kiện kinh doanh 06 loại giấy phép thuộc ngành Văn hóa – Thông tin tại Nghị định 30/2000/NĐ-CP và nội dung hướng dẫn tại văn bản này để mọi người hiểu và thực hiện.

2. Thanh tra Bộ, Thanh tra các Sở Văn hóa – Thông tin cần có kế hoạch tổ chức thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm điều kiện kinh doanh đã được quy định.

3. Các Vụ, Cục có chức năng giúp Bộ quản lý các hoạt động, các Sở Văn hóa – Thông tin có trách nhiệm theo dõi để nắm các hoạt động sau khi bỏ giấy phép hoặc chuyển giấy phép thành điều kiện kinh doanh, nghiên cứu kiến nghị việc sửa đổi hoặc bổ sung điều kiện kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện cho các hoạt động phát triển nhưng vẫn duy trì và nâng cao được hiệu lực quản lý ngành, cụ thể như sau:

a. Cục Điện ảnh nghiên cứu các điều kiện đối với các điểm chiếu phim, băng đĩa hình (cả ở trong nhà và ngoài trời).

b. Cục Nghệ thuật biểu diễn nghiên cứu điều kiện mở cửa hàng băng, đĩa nhạc, điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp (bao gồm cả địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, trình độ nghiệp vụ…).

c. Cục Xuất bản nghiên cứu điều kiện in lưới (in lụa thủ công), mở cửa hàng kinh doanh phát hành xuất bản phẩm.

d. Cục Bản quyền tác giả nghiên cứu điều kiện hoạt động dịch vụ bản quyền tác giả.

đ. Vụ Kế hoạch phối hợp với các Cục nêu trên trong việc nghiên cứu các điều kiện kinh doanh.

e. Vụ Pháp chế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và phối hợp với các Cục, Vụ nên trên trong việc nghiên cứu và trình Bộ ban hành các điều kiện kinh doanh và sửa đổi bổ sung những quy định về xử phạt vi phạm hành chính để Bộ trình Chính phủ.

4. Các công việc nêu ở các điểm a, b, c, d, đ khoản 3 nói trên phải hoàn thành trong quý I năm 2001. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì các đơn vị cần kịp thời báo cáo về Bộ (Vụ Pháp chế) để nghiên cứu, giải quyết.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 4893/VHTT-PC của Bộ Văn hoá-Thông tin về việc thực hiện Nghị định 30/2000/NĐ-CP”