BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——-
Số: 4153/TCT-CS
V/v: Thuế GTGT và xuất hóa đơn đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2013
|
Kính gửi: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Trả lời công văn số 5858/DKVN-TCKT ngày 20/08/2013 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vướng mắc về thuế GTGT và xuất hóa đơn đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định đối tượng quyền sở hữu trí tuệ:
“Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
…
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý….”
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định các từ ngữ được hiểu trong Luật:
“1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
…
4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định chung về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:
“Điều 141 Quy định chung về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
2. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.)”
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 21 Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:
“Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
…
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.”
Căn cứ hướng dẫn tại điểm 2.1, Phụ lục 4, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp:
“2.1. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ…”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, nếu PVN ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho đối tác theo đúng quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Khi thu phí quyền sử dụng nhãn hiệu hàng năm, PVN lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.
Tổng cục Thuế trả lời để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam biết./.
Nơi nhận: – Như trên; – Cục Thuế TP. Hà Nội; – Vụ PC – BTC; – Vụ PC – TCT; – Lưu: VT, CS (4).
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
|
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——-
Số: 4153/TCT-CS
V/v: Thuế GTGT và xuất hóa đơn đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2013
|
Kính gửi: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Trả lời công văn số 5858/DKVN-TCKT ngày 20/08/2013 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vướng mắc về thuế GTGT và xuất hóa đơn đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định đối tượng quyền sở hữu trí tuệ:
“Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
…
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý….”
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định các từ ngữ được hiểu trong Luật:
“1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
…
4. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định chung về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:
“Điều 141 Quy định chung về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
2. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.)”
Căn cứ hướng dẫn tại khoản 21 Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT:
“Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
…
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.”
Căn cứ hướng dẫn tại điểm 2.1, Phụ lục 4, Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp:
“2.1. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, đối tượng được miễn thuế GTGT thì sử dụng hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ…”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, nếu PVN ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu cho đối tác theo đúng quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Khi thu phí quyền sử dụng nhãn hiệu hàng năm, PVN lập hóa đơn GTGT, trên hóa đơn GTGT chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán, dòng thuế suất, số thuế GTGT không ghi và gạch bỏ.
Tổng cục Thuế trả lời để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam biết./.
Nơi nhận: – Như trên; – Cục Thuế TP. Hà Nội; – Vụ PC – BTC; – Vụ PC – TCT; – Lưu: VT, CS (4).
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.