Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 4111/BYT-TCDS 2016 hướng dẫn thực hiện Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2016

BỘ Y TẾ
——-

Số: 4111/BYT-TCDS
V/v: Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2016

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 23/3/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 468/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025.

Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Y tế trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND tỉnh) quan tâm, chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện những nội dung công việc sau:

1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2020 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án. Nội dung hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án được gửi kèm theo, trong đó chú trọng các nội dung sau:
– Đẩy mạnh các hoạt động vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi về mất cân bằng giới tính khi sinh.
– Thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng, trong đó chú trọng hỗ trợ cho các cặp vợ chồng sinh con một bề là gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, người dân đang sống tại các xã đảo, huyện đảo, cha mẹ sinh con một bề là gái khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu.
– Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
– Tăng cường quản lý và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức y tế – dân số, người cung cấp dịch vụ y tế có liên quan.
2. Bố trí ngân sách địa phương triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án theo định kỳ và báo cáo về Bộ Y tế (Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình) để tổng hợp.
Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực hiện của địa phương: 1) Quan tâm chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án; 2) Chủ động cân đối và phân bổ các nguồn lực thực hiện các hoạt động của Đề án phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế để xem xét xét giải quyết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế Ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: 043.8435297./.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý cơ quan./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng (để b/c);
– Sở Y tế các tỉnh/tp;
– Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh/tp;
– Website Bộ Y tế;
– Lưu: VT, TCDS (10b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Viết Tiến

HƯỚNG DẪN

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo công văn số 4111/BYT-TCDS, ngày 05/7/2016)

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG

– Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;

– Quyết định số 1472/QĐ-BYT ngày 20/4/2016 của Bộ Y tế ban hành Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;

– Công văn số /BYT-TCDS ngày / /2016 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ;

– Các văn bản có liên quan của tỉnh (nếu có);

– Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương và thực trạng tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/03/2016.

– Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

– Tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội trong việc thực thi các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

2. Yêu cầu

– Các hoạt động thực hiện nội dung, nhiệm vụ của Đề án phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về lựa chọn giới tính khi sinh.

– Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật, truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ… nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi.

– Các hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật… phải lồng ghép trong các hoạt động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội có liên quan để đảm bảo tính hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi, địa bàn thực hiện

– Phạm vi thực hiện: cả nước.

– Địa bàn triển khai: 63 tỉnh, thành phố.

2. Đối tượng

Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức, những người có liên quan đến cung cấp dịch vụ hướng dẫn sinh con theo ý muốn; liên quan đến chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi và gia đình, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên và thanh thiếu niên.

3. Thời gian thực hiện Đề án giai đoạn I: Từ năm 2016 đến năm 2020

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Khảo sát, đánh giá

a) Các hoạt động chủ yếu

– Khảo sát, đánh giá đầu vào thực trạng về mất cân bằng giới tính khi sinh.

– Khảo sát thu thập thông tin hàng năm về mất cân bằng giới tính khi sinh

– Đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2016 và 2020.

d) Kinh phí thực hiện: 100 triệu đồng/tỉnh

2. Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

a) Các hoạt động chủ yếu

– Cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí các cấp;

– Tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh và phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến, chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi tại xã.

– Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động trực tiếp về mất cân bằng giới tính khi sinh đến các đối tượng tại cộng đồng, địa bàn cư trú thông qua mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ, nhân viên y tế thôn bản và tuyên truyền viên của các ngành đoàn thể ở cơ sở.

– Tổ chức tuyên truyền, tư vấn trực tiếp cho nam/nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn, người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

– Lồng ghép các nội dung truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh vào các hoạt động văn hóa xã hội khác.

– Sản xuất và phát sóng, đăng tải các chương trình về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh đối với gia đình và xã hội…trên các phương tiện thông tin đại chúng.

-Tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông tập trung phong phú, đa dạng, bình đẳng giới trong đời sống gia đình và xã hội, không phân biệt con gái con trai, không lựa chọn giới tính thai nhi.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 7,850 triệu đồng/01 tỉnh

3. Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh

a) Các hoạt động chủ yếu

– Sản xuất và cung cấp bản tin, tài liệu truyền thông vận động.

– Xây dựng các cụm pa-nô, áp phích tuyên truyền tại cấp thôn xã, nơi tập trung dân cư, cơ sở cung cấp dịch vụ có liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

– Biên tập, nhân bản các sản phẩm truyền thông dễ hiểu và phù hợp để cấp cho các đối tượng phù hợp.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 3,544 triệu đồng/01 tnh

4. Đưa nội dung về mất cân bằng giới tính khi sinh vào các trường chính trị, trung học phổ thông, các trường Y

a) Các hoạt động chủ yếu:

– Lồng ghép nội dung về giới, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh vào các trường chính trị, trung học phổ thông, các trường Y.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 750 triệu đồng/01 tỉnh

5. Xây dựng, thử nghiệm Mô hình

a) Các hoạt động chủ yếu

– Tổ chức các điểm tuyên truyền, góc sinh hoạt, câu lạc bộ về giới và bình đẳng giới.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí thực hiện: 3,657 triệu đồng/tỉnh

6. Các hoạt động hội nghị, hội thảo về mất cân bằng giới tính khi sinh

a) Các hoạt động chủ yếu

– Tổ chức hội thảo triển khai thực hiện Đề án năm 2016, Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện đề án vào năm 2020.

– Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh.

h) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 952 triệu đồng/01 tỉnh

7. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ

a) Các hoạt động chủ yếu

Chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội

Chính sách cho các cặp vợ chồng sinh con một bề thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, người dân đang sống tại các xã đảo, huyện đảo; cho cha mẹ sinh con một bề gái khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến:

Căn cứ điều kiện cụ thể của tnh bố trí kinh phí thực hiện nội dung này.

8. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi

a) Các hoạt động chủ yếu

– Hỗ trợ các tổ chức xã hội nghề nghiệp đưa nội dung nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi trong các quy định, quy chế, điều lệ của tổ chức áp dụng cho các thành viên.

– Tổ chức hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước và qui chế, quy định, điều lệ của tổ chức về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho nhân viên y tế, thành viên các tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan.

– Tổ chức cho các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ có liên quan cam kết không lựa chọn giới tính thai nhi và tham gia tuyên truyền về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

– Giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật của Nhà nước và qui chế, quy định, điều lệ của tổ chức về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.

– Định kỳ tổ chức bình xét, khen thưởng.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 172 triệu đồng/01 tỉnh

9. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

a) Các hoạt động chủ yếu

– Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính các cấp.

– Xây dựng mạng lưới cung cấp, thu nhận và xử lý thông tin tố giác, tố cáo vi phạm ở cộng đồng dân cư.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 480 triệu đồng/01 tỉnh

10. Các hoạt động đào tạo, tập huấn về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

a) Các hoạt động chủ yếu

– Đào tạo tập huấn về nội dung, phương pháp, kỹ năng truyền thông về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

– Tập huấn bắt buộc về các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, quy trình, quy phạm chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên y tế cung cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 270 triệu đồng/01 tỉnh

11. Các hoạt động quản lý, giám sát

a) Các hoạt động chủ yếu

– Định kỳ giám sát, kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện Đề án theo quý, năm.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến:

Căn cứ điều kiện cụ thể của tỉnh bố trí kinh phí thực hiện nội dung này.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

– Tổng kinh phí dự kiến: 17,775 triệu đồng/01 tỉnh

1. Nguồn kinh phí

– Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án tại địa phương thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 của Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

– Từ ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành.

– Đối với các địa phương, kinh phí thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ của Đề án trên địa bàn tỉnh được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh/thành phố theo phân cấp quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Nội dung và mức chi các hoạt động, nhiệm vụ của Đề án thực hiện theo các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế các tỉnh/thành phố

Có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án giai đoạn 2016-2020; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án gửi Tổng cục DS-KHHGĐ để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.

2. Sở Tài chính

Bố trí kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

3. Sở, ngành liên quan

Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ phối hợp để tổ chức triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức chính trị, xã hội tỉnh/thành phố

Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ phối hợp để tổ chức triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 theo quy định của pháp luật.

Trên đây, là hướng dẫn của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các cơ quan chức năng liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế để xem xét xét giải quyết.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế Ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: 043.8435297./.

Thuộc tính văn bản
Công văn 4111/BYT-TCDS của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 468/QĐ-TTg ngày 23/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành: Bộ Y tế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 4111/BYT-TCDS Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành: 05/07/2016 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe

BỘ Y TẾ
——-

Số: 4111/BYT-TCDS
V/v: Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2016

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 23/3/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 468/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025.

Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Y tế trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là UBND tỉnh) quan tâm, chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện những nội dung công việc sau:

1. Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2020 nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án. Nội dung hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án được gửi kèm theo, trong đó chú trọng các nội dung sau:
– Đẩy mạnh các hoạt động vận động, giáo dục, truyền thông chuyển đổi hành vi về mất cân bằng giới tính khi sinh.
– Thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng, trong đó chú trọng hỗ trợ cho các cặp vợ chồng sinh con một bề là gái thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, người dân đang sống tại các xã đảo, huyện đảo, cha mẹ sinh con một bề là gái khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu.
– Tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
– Tăng cường quản lý và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức y tế – dân số, người cung cấp dịch vụ y tế có liên quan.
2. Bố trí ngân sách địa phương triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh.
3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án theo định kỳ và báo cáo về Bộ Y tế (Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình) để tổng hợp.
Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực hiện của địa phương: 1) Quan tâm chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án; 2) Chủ động cân đối và phân bổ các nguồn lực thực hiện các hoạt động của Đề án phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế để xem xét xét giải quyết.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế Ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: 043.8435297./.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý cơ quan./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng (để b/c);
– Sở Y tế các tỉnh/tp;
– Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh/tp;
– Website Bộ Y tế;
– Lưu: VT, TCDS (10b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Viết Tiến

HƯỚNG DẪN

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KIỂM SOÁT MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo công văn số 4111/BYT-TCDS, ngày 05/7/2016)

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG

– Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;

– Quyết định số 1472/QĐ-BYT ngày 20/4/2016 của Bộ Y tế ban hành Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025;

– Công văn số /BYT-TCDS ngày / /2016 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ;

– Các văn bản có liên quan của tỉnh (nếu có);

– Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương và thực trạng tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

– Triển khai có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/03/2016.

– Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

– Tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội trong việc thực thi các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

2. Yêu cầu

– Các hoạt động thực hiện nội dung, nhiệm vụ của Đề án phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về lựa chọn giới tính khi sinh.

– Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật, truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ… nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi.

– Các hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật… phải lồng ghép trong các hoạt động phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội có liên quan để đảm bảo tính hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi, địa bàn thực hiện

– Phạm vi thực hiện: cả nước.

– Địa bàn triển khai: 63 tỉnh, thành phố.

2. Đối tượng

Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức, những người có liên quan đến cung cấp dịch vụ hướng dẫn sinh con theo ý muốn; liên quan đến chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi và gia đình, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên và thanh thiếu niên.

3. Thời gian thực hiện Đề án giai đoạn I: Từ năm 2016 đến năm 2020

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Khảo sát, đánh giá

a) Các hoạt động chủ yếu

– Khảo sát, đánh giá đầu vào thực trạng về mất cân bằng giới tính khi sinh.

– Khảo sát thu thập thông tin hàng năm về mất cân bằng giới tính khi sinh

– Đánh giá kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2016 và 2020.

d) Kinh phí thực hiện: 100 triệu đồng/tỉnh

2. Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

a) Các hoạt động chủ yếu

– Cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tấn, báo chí các cấp;

– Tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh và phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến, chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi tại xã.

– Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động trực tiếp về mất cân bằng giới tính khi sinh đến các đối tượng tại cộng đồng, địa bàn cư trú thông qua mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ, nhân viên y tế thôn bản và tuyên truyền viên của các ngành đoàn thể ở cơ sở.

– Tổ chức tuyên truyền, tư vấn trực tiếp cho nam/nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn, người cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

– Lồng ghép các nội dung truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh vào các hoạt động văn hóa xã hội khác.

– Sản xuất và phát sóng, đăng tải các chương trình về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh đối với gia đình và xã hội…trên các phương tiện thông tin đại chúng.

-Tổ chức các chiến dịch, sự kiện truyền thông tập trung phong phú, đa dạng, bình đẳng giới trong đời sống gia đình và xã hội, không phân biệt con gái con trai, không lựa chọn giới tính thai nhi.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 7,850 triệu đồng/01 tỉnh

3. Biên soạn, cung cấp thông tin, tài liệu, sản phẩm truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh

a) Các hoạt động chủ yếu

– Sản xuất và cung cấp bản tin, tài liệu truyền thông vận động.

– Xây dựng các cụm pa-nô, áp phích tuyên truyền tại cấp thôn xã, nơi tập trung dân cư, cơ sở cung cấp dịch vụ có liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

– Biên tập, nhân bản các sản phẩm truyền thông dễ hiểu và phù hợp để cấp cho các đối tượng phù hợp.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 3,544 triệu đồng/01 tnh

4. Đưa nội dung về mất cân bằng giới tính khi sinh vào các trường chính trị, trung học phổ thông, các trường Y

a) Các hoạt động chủ yếu:

– Lồng ghép nội dung về giới, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh vào các trường chính trị, trung học phổ thông, các trường Y.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 750 triệu đồng/01 tỉnh

5. Xây dựng, thử nghiệm Mô hình

a) Các hoạt động chủ yếu

– Tổ chức các điểm tuyên truyền, góc sinh hoạt, câu lạc bộ về giới và bình đẳng giới.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí thực hiện: 3,657 triệu đồng/tỉnh

6. Các hoạt động hội nghị, hội thảo về mất cân bằng giới tính khi sinh

a) Các hoạt động chủ yếu

– Tổ chức hội thảo triển khai thực hiện Đề án năm 2016, Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện đề án vào năm 2020.

– Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về mất cân bằng giới tính khi sinh.

h) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 952 triệu đồng/01 tỉnh

7. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ

a) Các hoạt động chủ yếu

Chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội

Chính sách cho các cặp vợ chồng sinh con một bề thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, người dân đang sống tại các xã đảo, huyện đảo; cho cha mẹ sinh con một bề gái khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến:

Căn cứ điều kiện cụ thể của tnh bố trí kinh phí thực hiện nội dung này.

8. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi

a) Các hoạt động chủ yếu

– Hỗ trợ các tổ chức xã hội nghề nghiệp đưa nội dung nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi trong các quy định, quy chế, điều lệ của tổ chức áp dụng cho các thành viên.

– Tổ chức hướng dẫn phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước và qui chế, quy định, điều lệ của tổ chức về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi cho nhân viên y tế, thành viên các tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan.

– Tổ chức cho các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ có liên quan cam kết không lựa chọn giới tính thai nhi và tham gia tuyên truyền về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

– Giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật của Nhà nước và qui chế, quy định, điều lệ của tổ chức về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.

– Định kỳ tổ chức bình xét, khen thưởng.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 172 triệu đồng/01 tỉnh

9. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

a) Các hoạt động chủ yếu

– Định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính các cấp.

– Xây dựng mạng lưới cung cấp, thu nhận và xử lý thông tin tố giác, tố cáo vi phạm ở cộng đồng dân cư.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 480 triệu đồng/01 tỉnh

10. Các hoạt động đào tạo, tập huấn về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

a) Các hoạt động chủ yếu

– Đào tạo tập huấn về nội dung, phương pháp, kỹ năng truyền thông về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

– Tập huấn bắt buộc về các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, quy trình, quy phạm chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên y tế cung cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến: 270 triệu đồng/01 tỉnh

11. Các hoạt động quản lý, giám sát

a) Các hoạt động chủ yếu

– Định kỳ giám sát, kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện Đề án theo quý, năm.

b) Phương thức thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Đề án.

c) Thời gian thực hiện: từ năm 2016-2020

d) Kinh phí dự kiến:

Căn cứ điều kiện cụ thể của tỉnh bố trí kinh phí thực hiện nội dung này.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

– Tổng kinh phí dự kiến: 17,775 triệu đồng/01 tỉnh

1. Nguồn kinh phí

– Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án tại địa phương thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 của Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

– Từ ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành.

– Đối với các địa phương, kinh phí thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ của Đề án trên địa bàn tỉnh được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh/thành phố theo phân cấp quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Nội dung và mức chi các hoạt động, nhiệm vụ của Đề án thực hiện theo các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế các tỉnh/thành phố

Có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án giai đoạn 2016-2020; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án gửi Tổng cục DS-KHHGĐ để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.

2. Sở Tài chính

Bố trí kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.

3. Sở, ngành liên quan

Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ phối hợp để tổ chức triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 theo quy định của pháp luật.

4. Tổ chức chính trị, xã hội tỉnh/thành phố

Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ phối hợp để tổ chức triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2016-2020 theo quy định của pháp luật.

Trên đây, là hướng dẫn của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 23/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các cơ quan chức năng liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế để xem xét xét giải quyết.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế Ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: 043.8435297./.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 4111/BYT-TCDS 2016 hướng dẫn thực hiện Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2016”