BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ———————Số: 4107/TCT-QLN V/v: triển khai quy trình quản lý nợ thuế |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————— Hà Nội, ngày 16tháng 11năm 2011
|
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Ngày 14/10/2011, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã ký Quyết định số 1395/QĐ-TCT ban hành Quy trình Quản lý nợ thuế (sau đây viết tắt là Quy trình 1395). Để triển khai thực hiện Quy trình 1395, Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện như sau:
1. Chỉ đạo Phòng/đội quản lý nợ chủ trì phổ biến Quy trình 1395 đến các bộ phận thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy trình 1395, bao gồm: Các phòng/độitham gia thực hiện quy trình (phòng/đội kiểm tra thuế; phòng/đội quản lý thuế thu nhập cá nhân; phòng quản lý đất đai (nếu có) hoặc bộ phận quản lý các khoản thu từ đất thuộc phòng/đội tổng hợp – nghiệp vụ – dự toán; phòng quản lý doanh nghiệp lớn (nếu có) hoặc bộ phận quản lý doanh nghiệp lớn thuộc các phòng/đội kiểm tra thuế; đội trước bạ và thu khác; đội thuế liên xã, phường, thị trấn); Phòng, đội có liên quan đến công tác quản lý nợ thuế (kê khai và kế toán thuế, thanh tra, ấn chỉ, tin học, tuyên truyền – hỗ trợ).
2. Về mẫu Thông báo nộp thuế (mẫu số 06) và Thông báo tiền thuế nợ và phạt chậm nộp (mẫu số 07/QLN)
2.1. Theo Quy trình 1395 thì không ban hành thông báo nộp thuế (mẫu số 06), vì vậy, Tổng cục Thuế sẽ khoá chức năng in thông báo nộp thuế (mẫu số 06) trên ứng dụng QTN.
2.2. Sau khi phát hành Thông báo 07/QLN, nếu phát hiện có sai sót, phòng/đội quản lý nợ hoặc phòng/đội tham gia thực hiện quy trình phải ban hành lại Thông báo 07/QLN, trong đó nêu rõ thông báo này thay thế cho thông báo đã ban hành, trình tự thực hiện theo Sơ đồ 3 ban hành kèm theo Quy trình 1395.
2.3. Việc in Thông báo 07/QLN chỉ được phân quyền cho công chức quản lý người nộp thuế, vì vậy công chức thanh tra, kiểm tra không thể in Thông báo 07/QLN cho các khoản nợ ghi tại quyết định truy thu trên hệ thống QTN. Theo đó, việc đôn đốc các khoản tiền thuế do các đoàn thanh tra, kiểm tra ra quyết định truy thu được thực hiện bên ngoài hệ thống QTN: công chức thanh tra, kiểm tra nhận Thông báo 07/QLN từ công chức quản lý nợ/công chức tham gia thực hiện quy trình và thực hiện đôn đốc người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
3. Về quy định lập và gửi báo cáo
Hiện nay, Tổng cục Thuế đã tiến hành phân tích Quy trình 1395 để thiết kế ứng dụng QTN phù hợp. Tuynhiên, quá trình thiết kế ứng dụng còn phải trải qua nhiều giai đoạn như thiết kế, kiểm thử, triển khai thí điểm… Trong thời gian ứng dụng QTN chưa đáp ứng được quy trình 1395, Tổng cục Thuế hướng dẫn việc lập và gửi báo cáo như sau:
3.1. Các báo cáo lập và gửi theo hiệu lực của quy trình 1395 từ kỳ báo cáo nợ tháng 10/2011 (báo cáo trước ngày 20/11/2011)
a. Báo cáo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (mẫu số 04/QLN)
Tại Điểm 4 – Dự kiến thu nợ đến 31/12/… của báo cáo được lập vào thời điểm tháng 9, 10, 11 hàng năm.
b. Danh sách người nộp thuế có số tiền thuế nợ lớn (mẫu số 13/QLN)
– Tiêu thức nợ lớn:
+ Đối với khu vực DNNN, DN đầu tư nước ngoài và thu tiền cấp quyền sử dụng đất,người nợ thuế có tên trong danh sách phải có tổng số nợ chiếm tỷ trọng 50% trở lên so với số nợ của khu vực đó. Tùy theo địa bàn quản lý, quy mô nợ của người nộp thuế, Cục Thuế/Chi cục Thuế có thể ban hành tiêu chí cụ thể đối với doanh nghiệp có số tiền thuế nợ lớn.
+ Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chỉ nêu ví dụ một vài trường hợp nợ thuế điển hình trên địa bàn.
– Ứng dụng QTN chưa hỗ trợ việc lập báo cáo này. Tuy nhiên, tại ứng dụng QLT đã hỗ trợ Báo cáo các đối tượng có nợ đọng lớn (BC6B), có thể in danh sách người nộp thuế nợ lớn theo ngưỡng nợ. Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện kết xuất ra excel và chuyển dữ liệu để đưa vào cột 2 và 3 của mẫu 13/QLN. Đối với cột 4 và 5 của mẫu 13/QLN, Cục Thuế/Chi cục Thuế khai thác dữ liệu từ phân loại nợ để chuyển vào.
c. Báo cáo tổng hợp thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế (mẫu số 11/QLN)
d. Báo cáo thống kê các biện pháp đôn đốc thu tiền thuế nợ đã áp dụng (mẫu số 14/QLN)
e. Danh sách người nộp thuế sẽ phải cưỡng chế nợ thuế trong kỳ (mẫu 20/CCNT)
g. Báo cáo tổng hợp quyết định cưỡng chế nợ thuế (mẫu số 23/CCNT):
3.2. Các báo cáo lập và gửi từ tháng 01/2012 (kỳ báo cáo nợ tháng 12/2011)
a. Báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ (mẫu số 01/QLN, 02/QLN)
b. Báo cáo kết quả thu tiền thuế nợ năm trước chuyển sang (mẫu số 05/QLN)
Lưu ý: Mục đích của cột 11 (Tổng số tiền thuế nợ đến kỳ báo cáo) của báo cáo kết quả thu tiền thuế nợ năm trước chuyển sang là để so sánh số tiền thuế nợ đến kỳ báo cáo với số tiền thuế nợ đến 31/12/năm trước
Đối với báo cáo mẫu số 01/QLN, 02/QLN, 05/QLN kỳ báo cáo nợ tháng 10/2011 và 11/2011, Cục Thuế/Chi cục Thuế lập và gửi báo cáo theo quy trình 477 và 752.
3.3. Phương pháp lập một số chỉ tiêu tại Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của người nộp thuế (mẫu số 08/QLN) và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ (mẫu số 09/QLN)
a. Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của người nộp thuế (mẫu số 08/QLN):
Cột số 9 – Số tiền thuế nợ đã thu được: Cục Thuế/Chi cục Thuế khai thác dữ liệu là số tiền đã thu được bằng biện pháp đôn đốc cuối cùng.
Cục CNTT bổ sung thêm biện pháp cưỡng chế nợ thuế vào danh mục các biện pháp đôn đốc.
b. Sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ (mẫu số 09/QLN): Cục Thuế/Chi cục Thuế thực hiện lập sổ theo ví dụ tại mẫu 09/QLN (ví dụ đính kèm công văn)
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Cục Thuế/Chi cục Thuế kịp thời phản ánh về Tổng cục Thuế (Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo số điện thoại 04.22212017 và 04.22212018) để phối hợp giải quyết.
Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế/Chi cục Thuế biết và thực hiện./.
Nơi nhận: – Như trên; – Các Chi cục Thuế (để thực hiện); – Cục CNTT (để phối hợp thực hiện); – Vụ Pháp chế – TCT; – Lưu: VT, QLN (2b).
|
TL.TỔNG CỤC TRƯỞNGVỤ TRƯỞNG VỤ QUẢN LÝ NỢ VÀ CCNT
(Đã ký)
Trịnh Hoàng Cơ |
Reviews
There are no reviews yet.