CÔNG VĂN
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMSỐ 405/NHNN-CSTT
NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN NỢ QUÁ HẠN
Kính gửi: Các tổ chức tín dụng
Tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2002 quy định: Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện quy định này như sau:
1. Trong thời gian từ ngày 01/02/2002 đến 30/6/2002, các tổ chức tín dụng chưa thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN mà thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Kể từ 01/7/2002, các tổ chức tín dụng thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN như sau:
a. Các khoản vay theo các hợp đồng tín dụng được ký kết trước và sau ngày 01/02/2002 đều áp dụng quy định về chuyển nợ quá hạn tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay banhành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
b. Đến kỳ hạn trả nợ gốc trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả đúng hạn số nợ gốc phải trả của kỳ hạn đó và không được tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.
c. Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả hết số nợ gốc hoặc nợ lãi phải trả đúng hạn và không được tổ chức tín dụng chấp thuận gia hạn nợ gốc hoặc nợ lãi, thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.
d. Trường hợp không thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN: Các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi và cho vay các dự án đầu tư tín dụng phát triển của Nhà nước theo chỉ định và uỷ thác của Chính phủ, thì việc chuyển nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay này, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Đối với trường hợp khách hàng có khả năng chậm trả lãi vốn vay một số ngày làm việc so với kỳ hạn trả lãi, các tổ chức tín dụng cần thực hiện các biện pháp: Hướng dẫn cho khách hàng vay biết và thực hiện theo quy định mới về chyển nợ quá hạn; chủ động đôn đốc khách hàng vay trả nợ lãi đúng hạn; thoả thuận với khách hàng định kỳ thu lãi phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh của sản phẩm, cây trồng, vật nuôi…; hoặc, có thể thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về việc quá một số ngày làm việc nhất định so với kỳ hạn trả lãi mà khách hàng vay không trả và không có văn bản đề nghị gia hạn nợ, thì tổ chức tín dụng chuyển nợ gốc khoản vay đó sang nợ quá hạn.
3. Về áp dụng lãi suất đối với nợ gốc quá hạn:
a. Mức lãi suất áp dụng đối với nợ gốc quá hạn thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
b. Đối với dư nợ quá hạn chuyển theo trường hợp b điểm 1 văn bản này, thì chỉ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà khách hàng không trả đúng hạn; đối với phần dư nợ gốc chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng phải chuyển nợ quá hạn, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay trong hạn đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.
Đối với dư nợ quá hạn chuyển theo trường hợp c điểm1 văn bản này, thì áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với toàn bộ só dư nợ gốc đã chuyển nợ quá hạn.
4. Việc hạch toán, theo dõi nợ quá hạn, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro đối với số dư nợ quá hạn phát sinh, các tổ chức tín dụng thực hiện theo Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
CÔNG VĂN
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAMSỐ 405/NHNN-CSTT
NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN NỢ QUÁ HẠN
Kính gửi: Các tổ chức tín dụng
Tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2002 quy định: Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện quy định này như sau:
1. Trong thời gian từ ngày 01/02/2002 đến 30/6/2002, các tổ chức tín dụng chưa thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Quy chế cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN mà thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Kể từ 01/7/2002, các tổ chức tín dụng thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN như sau:
a. Các khoản vay theo các hợp đồng tín dụng được ký kết trước và sau ngày 01/02/2002 đều áp dụng quy định về chuyển nợ quá hạn tại Khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay banhành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
b. Đến kỳ hạn trả nợ gốc trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả đúng hạn số nợ gốc phải trả của kỳ hạn đó và không được tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.
c. Đến thời điểm cuối cùng của thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng không trả hết số nợ gốc hoặc nợ lãi phải trả đúng hạn và không được tổ chức tín dụng chấp thuận gia hạn nợ gốc hoặc nợ lãi, thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ gốc thực tế còn lại của hợp đồng tín dụng đó sang nợ quá hạn.
d. Trường hợp không thực hiện việc chuyển nợ quá hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN: Các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi và cho vay các dự án đầu tư tín dụng phát triển của Nhà nước theo chỉ định và uỷ thác của Chính phủ, thì việc chuyển nợ quá hạn đối với các khoản nợ vay này, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Đối với trường hợp khách hàng có khả năng chậm trả lãi vốn vay một số ngày làm việc so với kỳ hạn trả lãi, các tổ chức tín dụng cần thực hiện các biện pháp: Hướng dẫn cho khách hàng vay biết và thực hiện theo quy định mới về chyển nợ quá hạn; chủ động đôn đốc khách hàng vay trả nợ lãi đúng hạn; thoả thuận với khách hàng định kỳ thu lãi phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh của sản phẩm, cây trồng, vật nuôi…; hoặc, có thể thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về việc quá một số ngày làm việc nhất định so với kỳ hạn trả lãi mà khách hàng vay không trả và không có văn bản đề nghị gia hạn nợ, thì tổ chức tín dụng chuyển nợ gốc khoản vay đó sang nợ quá hạn.
3. Về áp dụng lãi suất đối với nợ gốc quá hạn:
a. Mức lãi suất áp dụng đối với nợ gốc quá hạn thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
b. Đối với dư nợ quá hạn chuyển theo trường hợp b điểm 1 văn bản này, thì chỉ áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với phần dư nợ gốc của kỳ hạn mà khách hàng không trả đúng hạn; đối với phần dư nợ gốc chưa đến kỳ hạn trả nợ nhưng phải chuyển nợ quá hạn, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay trong hạn đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.
Đối với dư nợ quá hạn chuyển theo trường hợp c điểm1 văn bản này, thì áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với toàn bộ só dư nợ gốc đã chuyển nợ quá hạn.
4. Việc hạch toán, theo dõi nợ quá hạn, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro đối với số dư nợ quá hạn phát sinh, các tổ chức tín dụng thực hiện theo Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27/11/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.