BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——————
Số: 4023/TCT-HTQT
V/v: chính sách thuế đối với hoạt động tái bảo hiểm ra nước ngoài
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2010
|
Kính gửi: Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh
Trả lời công văn số 1994/2010-BM/TCKT ngày 30/9/2010 của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Tổng Công ty) về thuế nhà thầu phụ của phí nhượng tái, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về nội dung công văn số 8667/BTC-TCT và công văn số 10645/BTC-TCT của Bộ Tài chính.
– Tinh thần công văn số 8667/BTC-TCT ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính là để xử lý về thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định thuế) đối với thu nhập từ tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong giai đoạn 2005-2008, không phải hướng dẫn về chính sách áp dụng Hiệp định thuế. Theo đó, việc áp dụng miễn thuế đối với thu nhập từ hợp đồng tái bảo hiểm theo Hiệp định thuế vẫn phải dựa trên cơ sở các công ty bảo hiểm nước ngoài là đối tượng cư trú của nước/vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định thuế với Việt Nam và quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm không tạo nên cơ sở thường trú tại Việt Nam. Do đó, tại công văn số 8667/BTC-TCT đã yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ký hợp đồng tái bảo hiểm là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam, không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
– Tinh thần công văn số 10645/BTC-TCT ngày 13/8/2010 của Bộ Tài chính là lưu ý các Cục Thuế khi thực hiện công văn số 8667/BTC-TCT, không áp dụng miễn thuế đối với hồ sơ áp dụng miễn thuế theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Ôxtrâylia vì theo quy định tại khoản 7, Điều 7 – Lợi tức doanh nghiệp của Hiệp định thuế này, Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung, và tái bảo hiểm nói riêng của các công ty là đối tượng cư trú Ôxtrâylia, dù hoạt động đó có tạo ra hoặc thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam hay không. Việc không áp dụng miễn thuế đối với thu nhập từ hợp đồng tái bảo hiểm theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Ôxtrâylia nêu tại công văn này không có nghĩa là thu nhập từ hợp đồng tái bảo hiểm của các đối tượng cư trú của nước/vùng lãnh thổ khác đã ký Hiệp định thuế với Việt Nam đương nhiên được miễn thuế. Việc áp dụng miễn thuế đối với thu nhập từ hợp đồng tái bảo hiểm theo Hiệp định thuế vẫn phải thực hiện theo tinh thần công văn số 8667/BTC-TCT nêu trên.
Do vậy, cách hiểu của Quý Tổng Công ty về việc “tất cả các nước đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam và đã có hiệu lực thi hành thì thuộc diện miễn, giảm thuế nhà thầu” là không đúng.
2. Về đề nghị cung cấp danh sách các nước thuộc diện miễn thuế đối với dịch vụ tái bảo hiểm.
Về đề nghị này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 4474/TCT-HTQT ngày 02/11/2009 gửi Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Tổng cục Thuế xin gửi kèm theo đây bản photocopy công văn số 4474/TCT-HTQT để Quý Tổng Công ty tham khảo.
Tổng cục Thuế thông báo Tổng Công ty biết để thực hiện theo dúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận: – Như trên; – Vụ QLT DNL – TCT; – Vụ PC-TCT(2b); – Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam; – Các Cục Thuế: Hà Nội, Hồ Chí Minh; – Lưu: VT, HTQT (3b).
|
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
Nguyễn Đức Thịnh
|
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——————
Số: 4023/TCT-HTQT
V/v: chính sách thuế đối với hoạt động tái bảo hiểm ra nước ngoài
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2010
|
Kính gửi: Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh
Trả lời công văn số 1994/2010-BM/TCKT ngày 30/9/2010 của Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Tổng Công ty) về thuế nhà thầu phụ của phí nhượng tái, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về nội dung công văn số 8667/BTC-TCT và công văn số 10645/BTC-TCT của Bộ Tài chính.
– Tinh thần công văn số 8667/BTC-TCT ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính là để xử lý về thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (Hiệp định thuế) đối với thu nhập từ tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trong giai đoạn 2005-2008, không phải hướng dẫn về chính sách áp dụng Hiệp định thuế. Theo đó, việc áp dụng miễn thuế đối với thu nhập từ hợp đồng tái bảo hiểm theo Hiệp định thuế vẫn phải dựa trên cơ sở các công ty bảo hiểm nước ngoài là đối tượng cư trú của nước/vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định thuế với Việt Nam và quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm không tạo nên cơ sở thường trú tại Việt Nam. Do đó, tại công văn số 8667/BTC-TCT đã yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài ký hợp đồng tái bảo hiểm là đối tượng cư trú của nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam, không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
– Tinh thần công văn số 10645/BTC-TCT ngày 13/8/2010 của Bộ Tài chính là lưu ý các Cục Thuế khi thực hiện công văn số 8667/BTC-TCT, không áp dụng miễn thuế đối với hồ sơ áp dụng miễn thuế theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Ôxtrâylia vì theo quy định tại khoản 7, Điều 7 – Lợi tức doanh nghiệp của Hiệp định thuế này, Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung, và tái bảo hiểm nói riêng của các công ty là đối tượng cư trú Ôxtrâylia, dù hoạt động đó có tạo ra hoặc thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam hay không. Việc không áp dụng miễn thuế đối với thu nhập từ hợp đồng tái bảo hiểm theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Ôxtrâylia nêu tại công văn này không có nghĩa là thu nhập từ hợp đồng tái bảo hiểm của các đối tượng cư trú của nước/vùng lãnh thổ khác đã ký Hiệp định thuế với Việt Nam đương nhiên được miễn thuế. Việc áp dụng miễn thuế đối với thu nhập từ hợp đồng tái bảo hiểm theo Hiệp định thuế vẫn phải thực hiện theo tinh thần công văn số 8667/BTC-TCT nêu trên.
Do vậy, cách hiểu của Quý Tổng Công ty về việc “tất cả các nước đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam và đã có hiệu lực thi hành thì thuộc diện miễn, giảm thuế nhà thầu” là không đúng.
2. Về đề nghị cung cấp danh sách các nước thuộc diện miễn thuế đối với dịch vụ tái bảo hiểm.
Về đề nghị này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 4474/TCT-HTQT ngày 02/11/2009 gửi Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Tổng cục Thuế xin gửi kèm theo đây bản photocopy công văn số 4474/TCT-HTQT để Quý Tổng Công ty tham khảo.
Tổng cục Thuế thông báo Tổng Công ty biết để thực hiện theo dúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận: – Như trên; – Vụ QLT DNL – TCT; – Vụ PC-TCT(2b); – Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam; – Các Cục Thuế: Hà Nội, Hồ Chí Minh; – Lưu: VT, HTQT (3b).
|
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
Nguyễn Đức Thịnh
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.