Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 400/CP-CN của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế đối với các dự án thủy điện

CHÍNH PHỦ

Số: 400/CP-CN

V/v: thực hiện cơ chế đối với các dự án thủy điện

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2004

Kính gửi:

– Các Bộ: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Quốc Phòng,

Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải,

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

– Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Xét đề nghị của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Công văn số 519/CV-EVN-KH, ngày 16 tháng 2 năm 2004); ý kiến của lãnh đạo các Bộ, nghành và các Tổng công ty dự cuộc họp ngày 2 tháng 3 năm 2004 tại Văn Phòng Chính Phủ về việc tiếp tục thực hiện cơ chế tại văn bản số 797/CP-CN ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ đối với các dự án thủy điện khởi công năm 2004 – 2005, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

1. Sau một năm thực hiện cơ chế áp dụng đối với các Dự án thủy điện khởi công năm 2003, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn. Tổ hợp nhà thầu và các cơ quan liên quan đã phối hợp chặt chẽ, tập trung chỉ đạo thực hiện đúng các quy định về đầu tư và xây dựng nên đã rút ngắn thời gian chuẩn bị xây dựng khởi công sớm nhiều dự án thủy điện và tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình, năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn và Tổ hợp các nhà thầu đã được nâng lên, nội lực trong nước đã phát huy hiệu quả.

– Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam (chủ đầu tư) và các Tổng công ty tham gia xây dựng các dự án thủy điện đã khởi công năm 2003 cần tiếp tục rút kinh nghiệm để tăng cường hơn nữa năng lực và trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn và các đơn vị thi công để sớm đưa các công trình vào vận hành, đảm bảo chất lượng.

– Các Bộ ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình phê duyệt kịp thời hồ sơ dự án; tăng cường công tác kiểm tra; giải quyết kịp thời các vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị các nội dung vượt quá thẩm quyền, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định, nhằm đảm bảo cho các công trình được xây dựng đúng quy định, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và không để xảy ra tiêu cực, thất thoát.

2. Để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2001 – 2010 có xét triển vọng đến năm 2020 (Quy hoạch hiệu chỉnh điện V), đồng thời để phát huy tính chủ động của các đơn vị liên quan, cho phép tiếp tục thực hiện cơ chế đã ban hành tại công văn số 797/CP-CN ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ đối với các dự án thủy điện khởi công năm 2004 – 2005 gồm : Thủy điện Sông Ba Hạ, Thủy điện Sê San 4, Thủy điện Buôn Tua Srah, Thủy điện Đồng Nai 3, Thủy điện Đồng Nai 4, Thủy điện Thượng Công Tum, Thủy điện Bản Chát, Thủy điện Huội Quảng, Thủy điện sông Boung 2, Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Bản Uôn.

– Ngoài các nội dung được Quy định tại văn bản số 797/CP-CN ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, các dự án nêu trên phải thực hiện đúng Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, 12/2000/NĐ-CP và 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

– Báo cáo khả thi của mỗi dự án cần kiến nghị cơ chế bao gồm cả việc chỉ định Tổng thầu xây dựng, hoặc Tổ hợp nhà thầu để Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

– Riêng dự án thủy điện sông Ba Hạ (sẽ khởi công vào tháng 04 năm 2004); Đồng ý giao Tổng công ty Cơ điện – Xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi là Tổng thầu xây dựng dự án. Các thành viên tham gia gồm: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Tổng công ty xây dựng công nghiệp (Công ty xây lắp điện 1) và Công ty xây dựng 47.

3. Về các đề nghị cụ thể:

a. Giao Bộ Công Nghiệp xem xét quyết định theo thẩm quyền về việc:

– Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán.

– Ủy quyền Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam phê duyệt Hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả xét thầu, phê duyệt hợp đồng nhập thiết bị trong nước không sản xuất được khi thiết kế kỹ thuật (giai đoạn 1) được phê duyệt.

– Khẩn trương có kế hoạch chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc chế tạo các thiết bị thủy công các dự án thủy điện trên cơ sở xem xét năng lực sản xuất thiết bị cơ khí thủy công của các doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty Cơ điện – Xây dựng nông nghiệp và Thủy Lợi.

b. Giao Bộ Xây Dựng:

– Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện hình thức Tổng thầu xây dựng, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của Tổng thầu xây dựng liên quan đến việc phân chia khối lượng liên quan đến công tác quản lý với trách nhiệm đảm bảo chất lượng, tiến độ xây lắp toàn bộ công trình. Tổng thầu xây dựng khi lựa chọn thành viên trong tổ hợp nhà thầu và phân giao công việc phải có sự thỏa thuận của chủ đầu tư.

– Kịp thời ban hành văn bản sửa đổi bổ sung các định mức, đơn giá xây dựng cho phù hợp với thực tế.

– Hướng dẫn hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện việc phê duyệt giá chi phí tư vấn ngoài khung giá của Bộ xây dựng đã ban hành.

– Giao Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 211/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2003 thực hiện và hướng dẫn thực hiện công tác nghiệm thu từ đầu các dự án thủy điện đã khởi công năm 2003 và sẽ khởi công năm 2004 – 2005.

c. Giao Bộ Tài Chính xem xét bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư của các dự án nêu trên theo quy định hiện hành; nghiên cứu đề xuất điều chỉnh mức thuế nhập khẩu thích hợp đối với các loại vật tư để gia công, chế tạo thiết bị cho các dự án thủy điện theo hướng khuyến khích chế tạo trong nước, trình thủ tướng Chính phủ quyết định.

d. Tổng công ty Điện lực Việt Nam ký hợp đồng kinh tế với Tổng thầu xây dựng phải yêu cầu Tổng thầu xây dựng giảm 5% so với giá dự toán gói thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời có trách nhiệm thanh toán vốn kịp thời theo hợp đồng đã ký với các nhà thầu. Trong khi Tổng dự toán của các dự án chưa được phê duyệt, chủ đầu tư được tạm thanh toán 80% giá trị khối lượng đã thực hiện./.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Thủ tướng CP, các P.TTg;

– Các TCTy: Sông Đà, Lắp máy VN, XNK xây dựng VN,

Xây dựng và Phát triển hạ tầng, Xây dựng Hà Nội,

Xây dựng 1, Xây dựng 4, Xây dựng CN, Trường Sơn,

Thành An, Cơ khí xây dựng, Cơ điện – XDNN và

Thủy lợi, Xây dựng đường thủy, XDCT giao thông 5,

XDCT giao thông 6,

– Các Ngân hàng Thương mại,

– Cty Đầu tư xây dựng và XNK VN, Xây dựng 47;

– VPCP, BTCN, PCN Nguyễn Công Sự,

các Vụ TH, KTTH, NN, ĐP,

– Lưu CN (3), VT.

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Thuộc tính văn bản
Công văn 400/CP-CN của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế đối với các dự án thủy điện
Cơ quan ban hành: Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 400/CP-CN Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 26/03/2004 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Đầu tư , Công nghiệp , Xây dựng , Chính sách

CHÍNH PHỦ

Số: 400/CP-CN

V/v: thực hiện cơ chế đối với các dự án thủy điện

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2004

Kính gửi:

– Các Bộ: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Quốc Phòng,

Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải,

– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

– Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Xét đề nghị của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Công văn số 519/CV-EVN-KH, ngày 16 tháng 2 năm 2004); ý kiến của lãnh đạo các Bộ, nghành và các Tổng công ty dự cuộc họp ngày 2 tháng 3 năm 2004 tại Văn Phòng Chính Phủ về việc tiếp tục thực hiện cơ chế tại văn bản số 797/CP-CN ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ đối với các dự án thủy điện khởi công năm 2004 – 2005, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

1. Sau một năm thực hiện cơ chế áp dụng đối với các Dự án thủy điện khởi công năm 2003, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn. Tổ hợp nhà thầu và các cơ quan liên quan đã phối hợp chặt chẽ, tập trung chỉ đạo thực hiện đúng các quy định về đầu tư và xây dựng nên đã rút ngắn thời gian chuẩn bị xây dựng khởi công sớm nhiều dự án thủy điện và tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn, đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình, năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn và Tổ hợp các nhà thầu đã được nâng lên, nội lực trong nước đã phát huy hiệu quả.

– Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam (chủ đầu tư) và các Tổng công ty tham gia xây dựng các dự án thủy điện đã khởi công năm 2003 cần tiếp tục rút kinh nghiệm để tăng cường hơn nữa năng lực và trách nhiệm của Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn và các đơn vị thi công để sớm đưa các công trình vào vận hành, đảm bảo chất lượng.

– Các Bộ ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình phê duyệt kịp thời hồ sơ dự án; tăng cường công tác kiểm tra; giải quyết kịp thời các vướng mắc theo thẩm quyền và kiến nghị các nội dung vượt quá thẩm quyền, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định, nhằm đảm bảo cho các công trình được xây dựng đúng quy định, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và không để xảy ra tiêu cực, thất thoát.

2. Để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2001 – 2010 có xét triển vọng đến năm 2020 (Quy hoạch hiệu chỉnh điện V), đồng thời để phát huy tính chủ động của các đơn vị liên quan, cho phép tiếp tục thực hiện cơ chế đã ban hành tại công văn số 797/CP-CN ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ đối với các dự án thủy điện khởi công năm 2004 – 2005 gồm : Thủy điện Sông Ba Hạ, Thủy điện Sê San 4, Thủy điện Buôn Tua Srah, Thủy điện Đồng Nai 3, Thủy điện Đồng Nai 4, Thủy điện Thượng Công Tum, Thủy điện Bản Chát, Thủy điện Huội Quảng, Thủy điện sông Boung 2, Thủy điện Lai Châu, Thủy điện Bản Uôn.

– Ngoài các nội dung được Quy định tại văn bản số 797/CP-CN ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ, các dự án nêu trên phải thực hiện đúng Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, 12/2000/NĐ-CP và 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

– Báo cáo khả thi của mỗi dự án cần kiến nghị cơ chế bao gồm cả việc chỉ định Tổng thầu xây dựng, hoặc Tổ hợp nhà thầu để Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

– Riêng dự án thủy điện sông Ba Hạ (sẽ khởi công vào tháng 04 năm 2004); Đồng ý giao Tổng công ty Cơ điện – Xây dựng nông nghiệp và Thủy lợi là Tổng thầu xây dựng dự án. Các thành viên tham gia gồm: Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam. Tổng công ty xây dựng công nghiệp (Công ty xây lắp điện 1) và Công ty xây dựng 47.

3. Về các đề nghị cụ thể:

a. Giao Bộ Công Nghiệp xem xét quyết định theo thẩm quyền về việc:

– Thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật – tổng dự toán.

– Ủy quyền Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam phê duyệt Hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả xét thầu, phê duyệt hợp đồng nhập thiết bị trong nước không sản xuất được khi thiết kế kỹ thuật (giai đoạn 1) được phê duyệt.

– Khẩn trương có kế hoạch chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc chế tạo các thiết bị thủy công các dự án thủy điện trên cơ sở xem xét năng lực sản xuất thiết bị cơ khí thủy công của các doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty Cơ điện – Xây dựng nông nghiệp và Thủy Lợi.

b. Giao Bộ Xây Dựng:

– Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện hình thức Tổng thầu xây dựng, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của Tổng thầu xây dựng liên quan đến việc phân chia khối lượng liên quan đến công tác quản lý với trách nhiệm đảm bảo chất lượng, tiến độ xây lắp toàn bộ công trình. Tổng thầu xây dựng khi lựa chọn thành viên trong tổ hợp nhà thầu và phân giao công việc phải có sự thỏa thuận của chủ đầu tư.

– Kịp thời ban hành văn bản sửa đổi bổ sung các định mức, đơn giá xây dựng cho phù hợp với thực tế.

– Hướng dẫn hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện việc phê duyệt giá chi phí tư vấn ngoài khung giá của Bộ xây dựng đã ban hành.

– Giao Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 211/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2003 thực hiện và hướng dẫn thực hiện công tác nghiệm thu từ đầu các dự án thủy điện đã khởi công năm 2003 và sẽ khởi công năm 2004 – 2005.

c. Giao Bộ Tài Chính xem xét bảo lãnh vay vốn nhập khẩu thiết bị vật tư của các dự án nêu trên theo quy định hiện hành; nghiên cứu đề xuất điều chỉnh mức thuế nhập khẩu thích hợp đối với các loại vật tư để gia công, chế tạo thiết bị cho các dự án thủy điện theo hướng khuyến khích chế tạo trong nước, trình thủ tướng Chính phủ quyết định.

d. Tổng công ty Điện lực Việt Nam ký hợp đồng kinh tế với Tổng thầu xây dựng phải yêu cầu Tổng thầu xây dựng giảm 5% so với giá dự toán gói thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời có trách nhiệm thanh toán vốn kịp thời theo hợp đồng đã ký với các nhà thầu. Trong khi Tổng dự toán của các dự án chưa được phê duyệt, chủ đầu tư được tạm thanh toán 80% giá trị khối lượng đã thực hiện./.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Thủ tướng CP, các P.TTg;

– Các TCTy: Sông Đà, Lắp máy VN, XNK xây dựng VN,

Xây dựng và Phát triển hạ tầng, Xây dựng Hà Nội,

Xây dựng 1, Xây dựng 4, Xây dựng CN, Trường Sơn,

Thành An, Cơ khí xây dựng, Cơ điện – XDNN và

Thủy lợi, Xây dựng đường thủy, XDCT giao thông 5,

XDCT giao thông 6,

– Các Ngân hàng Thương mại,

– Cty Đầu tư xây dựng và XNK VN, Xây dựng 47;

– VPCP, BTCN, PCN Nguyễn Công Sự,

các Vụ TH, KTTH, NN, ĐP,

– Lưu CN (3), VT.

KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

PHÓ THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 400/CP-CN của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế đối với các dự án thủy điện”