BỘ TÀI CHÍNH ——————
Số: 385/BTC-CST
V/v: Thuế GTGT đối với nông, lâm, thủy sản
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————-
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2014
|
Kính gửi:
|
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Ngày 18/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), trong đó tại điểm đ khoản 3 Điều 2 có quy định: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, trừ trường hợp không chịu thuế GTGT quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật thuế GTGT.
Để thống nhất việc quản lý thu thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 3, Điều 2, điểm a khoản 2 Điều 8 và điểm a khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP thì:
– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra ở khâu nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo khoản 1 Điều 5 Luật thuế GTGT.
– Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT phải kê khai, tính nộp thuế GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường theo tỷ lệ 1% trên doanh thu trong khâu kinh doanh thương mại.
– Doanh nghiệp, HTX nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, HTX nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trong khâu kinh doanh thương mại. Trường hợp bán cho các đối tượng khác như: hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT với mức thuế suất 5%.
Đối với một số tỉnh có sản lượng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản lớn trong dự toán NSNN năm 2014 chưa tính đến việc thay đổi chính sách về thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của Luật NSNN.
Bộ Tài chính thông báo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được biết và chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện./.
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ trưởng (để báo cáo); – Các đơn vị: TCT, PC – Lưu: VT, Vụ CST (CST2).
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
BỘ TÀI CHÍNH ——————
Số: 385/BTC-CST
V/v: Thuế GTGT đối với nông, lâm, thủy sản
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————-
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2014
|
Kính gửi:
|
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Ngày 18/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), trong đó tại điểm đ khoản 3 Điều 2 có quy định: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường được bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, trừ trường hợp không chịu thuế GTGT quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật thuế GTGT.
Để thống nhất việc quản lý thu thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 3, Điều 2, điểm a khoản 2 Điều 8 và điểm a khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP thì:
– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra ở khâu nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo khoản 1 Điều 5 Luật thuế GTGT.
– Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT phải kê khai, tính nộp thuế GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường theo tỷ lệ 1% trên doanh thu trong khâu kinh doanh thương mại.
– Doanh nghiệp, HTX nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, HTX nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trong khâu kinh doanh thương mại. Trường hợp bán cho các đối tượng khác như: hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT với mức thuế suất 5%.
Đối với một số tỉnh có sản lượng sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản lớn trong dự toán NSNN năm 2014 chưa tính đến việc thay đổi chính sách về thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của Luật NSNN.
Bộ Tài chính thông báo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được biết và chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện./.
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ trưởng (để báo cáo); – Các đơn vị: TCT, PC – Lưu: VT, Vụ CST (CST2).
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.