Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 3686/BNN-VP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường toàn quốc để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong mùa đông xuân

BỘ NÔNG NGHIẸP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Số: 3686/BNN-VP

V/v Triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường toàn quốc để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong mùa đông xuân

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2008

Kính gửi: Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng trên gia súc, bệnh tai xanh trên lợn thường xảy ra và lây lan rộng trong mùa đông xuân vì thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển lại trùng với thời gian trước và trong Tết, sự vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm gia tăng. Vì vậy để chủ động phòng chống, ngăn chặn sự bộc phát dịch bệnh gây thiệt hại cho sản xuất và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát động và tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường toàn quốc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm” từ ngày 15/12/2008 đến ngày 15/01/2009, cụ thể như sau:

I. Nội dung vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường

1. Cơ sở chăn nuôi

a) Đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung:

– Phát quang cây cỏ xung quanh trại nuôi, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh.

– Nâng cao mức độ an toàn sinh học cho toàn trại: Lưu ý giảm thiểu lượng khách ra, vào tham quan trại; đối với trại nuôi gia cầm có biện pháp ngăn không cho chim hoang dã tiếp xúc với gia cầm nuôi (ví dụ như dùng lưới quây).

– Thường xuyên kiểm tra các hố sát trùng tại cổng ra, vào trại, đảm bảo trong hố luôn có đủ lượng và nồng độ thuốc sát trùng cần thiết. – Tiêu độc, khử trùng bằng phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 2 lần.

b) Đối với chăn nuôi hộ:

– Thực hiện quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi; thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn.

– Cách ly chuồng nuôi với nơi ở.

– Cọ rửa, vệ sinh kỹ lưỡng bề mặt chuồng trại trước khi phun thuốc sát trùng chuồng trại; phun sát trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 2 lần.

c) Cơ sở ấp nở gia cầm

– Phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp; thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu huỷ;

– Xông hoặc phun khử trùng máy ấp sau mỗi ca sản xuất, phun tiêu độc khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở,…

2. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

– Nơi nhốt vật nuôi chờ giết mổ: Sau khi vật nuôi được đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nhốt phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng trước khi nhập đàn mới.

– Nơi giết mổ vệ sinh tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.

– Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng; khơi thông cống rãnh.

3. Chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống ở khu vực nông thôn

– Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực bán gia súc, gia cầm, lồng nhốt cuối mỗi buổi chợ.

– Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phải được phun khử trùng khi vào, ra khỏi chợ.

– Những quầy bán thịt gia súc, gia cầm phải được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc, sát trùng cuối mỗi buổi chợ.

4. Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm: Quét dọn, vệ sinh sạch sẽ; khơi thông cống rãnh.

II. Về cách thức tiến hành

– Những trại chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện theo sự giám sát của chính quyền địa phương và chuyên môn thú y.

– Các xã tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc, gia cầm ở nông thôn, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, kinh phí do ngân sách địa phương cấp. Việc phun khử trùng được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ rửa…

– Loại hóa chất sát trùng, cách tiến hành như đã áp dụng trong các lần vệ sinh tiêu độc khử trùng trước đây.

– Thời gian: Từ ngày 15/12/2008 đến 15/01/2009.

III. Tổ chức thực hiện

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra chỉ thị thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm” tại địa phương và giao cho Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành của địa phương triển khai thực hiện. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm phân công các đoàn đi kiểm tra ở một số địa phương. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai, chỉ đạo thực hiện và báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
Thuộc tính văn bản
Công văn 3686/BNN-VP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường toàn quốc để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong mùa đông xuân
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 3686/BNN-VP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 10/12/2008 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe , Nông nghiệp-Lâm nghiệp

BỘ NÔNG NGHIẸP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Số: 3686/BNN-VP

V/v Triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường toàn quốc để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong mùa đông xuân

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2008

Kính gửi: Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng trên gia súc, bệnh tai xanh trên lợn thường xảy ra và lây lan rộng trong mùa đông xuân vì thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển lại trùng với thời gian trước và trong Tết, sự vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm gia tăng. Vì vậy để chủ động phòng chống, ngăn chặn sự bộc phát dịch bệnh gây thiệt hại cho sản xuất và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát động và tổ chức thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường toàn quốc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm” từ ngày 15/12/2008 đến ngày 15/01/2009, cụ thể như sau:

I. Nội dung vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường

1. Cơ sở chăn nuôi

a) Đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung:

– Phát quang cây cỏ xung quanh trại nuôi, quét dọn thu gom phân rác để đốt hoặc chôn, khơi thông cống rãnh.

– Nâng cao mức độ an toàn sinh học cho toàn trại: Lưu ý giảm thiểu lượng khách ra, vào tham quan trại; đối với trại nuôi gia cầm có biện pháp ngăn không cho chim hoang dã tiếp xúc với gia cầm nuôi (ví dụ như dùng lưới quây).

– Thường xuyên kiểm tra các hố sát trùng tại cổng ra, vào trại, đảm bảo trong hố luôn có đủ lượng và nồng độ thuốc sát trùng cần thiết. – Tiêu độc, khử trùng bằng phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 2 lần.

b) Đối với chăn nuôi hộ:

– Thực hiện quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi; thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt hoặc chôn.

– Cách ly chuồng nuôi với nơi ở.

– Cọ rửa, vệ sinh kỹ lưỡng bề mặt chuồng trại trước khi phun thuốc sát trùng chuồng trại; phun sát trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi và vùng phụ cận mỗi tuần 2 lần.

c) Cơ sở ấp nở gia cầm

– Phát quang cây cỏ xung quanh và quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp; thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu huỷ;

– Xông hoặc phun khử trùng máy ấp sau mỗi ca sản xuất, phun tiêu độc khử trùng hàng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở,…

2. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

– Nơi nhốt vật nuôi chờ giết mổ: Sau khi vật nuôi được đưa đi giết mổ, toàn bộ khu vực nhốt phải được vệ sinh tiêu độc khử trùng trước khi nhập đàn mới.

– Nơi giết mổ vệ sinh tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.

– Phát quang cây cỏ xung quanh cơ sở, nhà xưởng; khơi thông cống rãnh.

3. Chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống ở khu vực nông thôn

– Quét dọn và phun thuốc khử trùng khu vực bán gia súc, gia cầm, lồng nhốt cuối mỗi buổi chợ.

– Phương tiện vận chuyển, lồng nhốt phải được phun khử trùng khi vào, ra khỏi chợ.

– Những quầy bán thịt gia súc, gia cầm phải được vệ sinh sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc, sát trùng cuối mỗi buổi chợ.

4. Nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm: Quét dọn, vệ sinh sạch sẽ; khơi thông cống rãnh.

II. Về cách thức tiến hành

– Những trại chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở ấp trứng gia cầm tự lo vật tư, kinh phí, tổ chức thực hiện theo sự giám sát của chính quyền địa phương và chuyên môn thú y.

– Các xã tổ chức các đội phun thuốc sát trùng cho khu vực chăn nuôi hộ gia đình, chợ buôn bán gia súc, gia cầm ở nông thôn, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, kinh phí do ngân sách địa phương cấp. Việc phun khử trùng được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới như quét dọn, cọ rửa…

– Loại hóa chất sát trùng, cách tiến hành như đã áp dụng trong các lần vệ sinh tiêu độc khử trùng trước đây.

– Thời gian: Từ ngày 15/12/2008 đến 15/01/2009.

III. Tổ chức thực hiện

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra chỉ thị thực hiện “Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm” tại địa phương và giao cho Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành của địa phương triển khai thực hiện. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm phân công các đoàn đi kiểm tra ở một số địa phương. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai, chỉ đạo thực hiện và báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 3686/BNN-VP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường toàn quốc để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong mùa đông xuân”