BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——————
Số: 3590/TCT-TNCN V/v: chính sách thuế TNCN.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2010
|
Kính gửi:
|
Bà Hoàng Thị Hồng Hạnh (Địa chỉ: Số nhà 10, ngõ 121, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội)
|
Trả lời đơn thư đề ngày 11/08/2010 của Bà Hoàng Thị Hồng Hạnh (MST: 8036304567) về việc chính sách thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về việc đăng ký nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%.
Tại tiết 2.2.2a, điểm 2.2, khoản 2, mục II, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính có hướng dẫn:
“Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
Cá nhân áp dụng thuế suất 20% đối với chuyển nhượng chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Đăng ký phương pháp nộp thuế theo mẫu số 15/ĐK-TNCN với cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. Thời hạn đăng ký được thực hiện như sau:
+ Năm 2009: cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký ngay từ đầu năm, thời hạn đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm 2009.
+ Từ năm 2010 trở đi cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm trước.
…
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20% vẫn phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, đối với trường hợp Bà Hoàng Thị Hồng Hạnh muốn đăng ký phương pháp nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20% cho các giao dịch trong năm 2010 thì Bà phải thực hiện đăng ký phương pháp nộp thuế TNCN theo mẫu số 15/ĐK-TNCN với cơ quan thuế chậm nhất là ngày 31/12/2009 và phải đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn tại tiết 2.2.2a, điểm 2.2, khoản 2, mục II, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC nêu trên.
Trường hợp Bà nghỉ giao dịch mua bán chứng khoán từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010 Bà mới có giao dịch mua bán chứng khoán trở lại thì Bà vẫn phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Nếu năm 2011 Bà muốn đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì Bà phải đăng ký phương pháp nộp thuế TNCN theo mẫu số 15/ĐK-TNCN với cơ quan thuế chậm nhất là ngày 31/12/2010.
2. Cách xác định giá mua theo phương pháp nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%.
Trường hợp cá nhân đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì vẫn phải tạm nộp theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần.
Việc quyết toán thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%, Tổng cục Thuế sẽ có hướng dẫn cụ thể sau.
Tổng cục Thuế trả lời để Bà Hoàng Thị Hồng Hạnh biết.
Nơi nhận: – Như trên; – Cục thuế TP Hà Nội; – Lưu: VT, TNCN.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Phạm Duy Khương
|
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——————
Số: 3590/TCT-TNCN V/v: chính sách thuế TNCN.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2010
|
Kính gửi:
|
Bà Hoàng Thị Hồng Hạnh (Địa chỉ: Số nhà 10, ngõ 121, phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội)
|
Trả lời đơn thư đề ngày 11/08/2010 của Bà Hoàng Thị Hồng Hạnh (MST: 8036304567) về việc chính sách thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Về việc đăng ký nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%.
Tại tiết 2.2.2a, điểm 2.2, khoản 2, mục II, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính có hướng dẫn:
“Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
Cá nhân áp dụng thuế suất 20% đối với chuyển nhượng chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Đăng ký phương pháp nộp thuế theo mẫu số 15/ĐK-TNCN với cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. Thời hạn đăng ký được thực hiện như sau:
+ Năm 2009: cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký ngay từ đầu năm, thời hạn đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm 2009.
+ Từ năm 2010 trở đi cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm trước.
…
Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20% vẫn phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, đối với trường hợp Bà Hoàng Thị Hồng Hạnh muốn đăng ký phương pháp nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20% cho các giao dịch trong năm 2010 thì Bà phải thực hiện đăng ký phương pháp nộp thuế TNCN theo mẫu số 15/ĐK-TNCN với cơ quan thuế chậm nhất là ngày 31/12/2009 và phải đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn tại tiết 2.2.2a, điểm 2.2, khoản 2, mục II, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC nêu trên.
Trường hợp Bà nghỉ giao dịch mua bán chứng khoán từ tháng 3/2010 đến tháng 6/2010 Bà mới có giao dịch mua bán chứng khoán trở lại thì Bà vẫn phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo mức thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Nếu năm 2011 Bà muốn đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì Bà phải đăng ký phương pháp nộp thuế TNCN theo mẫu số 15/ĐK-TNCN với cơ quan thuế chậm nhất là ngày 31/12/2010.
2. Cách xác định giá mua theo phương pháp nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%.
Trường hợp cá nhân đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì vẫn phải tạm nộp theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng từng lần.
Việc quyết toán thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%, Tổng cục Thuế sẽ có hướng dẫn cụ thể sau.
Tổng cục Thuế trả lời để Bà Hoàng Thị Hồng Hạnh biết.
Nơi nhận: – Như trên; – Cục thuế TP Hà Nội; – Lưu: VT, TNCN.
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Phạm Duy Khương
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.