Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 3463/TM/CA-TBD của Bộ Thương mại về việc báo cáo quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Cămpuchia

CÔNG VĂN

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 3463 TM/CA-TBD
NGÀY 31 THÁNG 08 NĂM 2001 VỀ VIỆC BÁO CÁO
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – CĂMPUCHIA

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ

Phúc đáp Công văn số 395/VPCP-QHQT ngày 24/8/2001 của Văn phòng Chính phủ về nội dung trên. Ngày 7/8/2001 Bộ Thương mại đã có báo cáo số 3042/TM.CA.TBD gửi Thủ tướng Chính phủ về buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam – Campuchia, nay Bộ Thương mại xin báo cáo tóm tắt một số tình hình quan hệ thương mại giữa hai nước trong năm 2000 và 07 tháng đầu năm 2001 như sau:

1. Kim ngạch xuất nhập khẩu:

Việc hai nước ký hiệp định thương mại năm 1994, 1998 và hiệp định quá cảnh hàng hóa năm 1994, 2000 là hành lang pháp lý quan trọng, tạo đà thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại giữa hai nước đạt một số kết quả đáng khích lệ. Những năm đầu của thập niên 1990 kim ngạch buôn bán giữa hai nước mới chỉ đạt từ 20 đến 30 triệu USD, nhưng đến năm 2000 kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt 170 triệu USD cụ thể:

a/ Năm 2000: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam – Cămpuchia đạt 170 triệu USD, trong đó:

+ Việt Nam xuất 133 triệu USD, tăng 46% so với năm 1999

+ Việt Nam nhập 37 triệu USD, tăng 184% so với năm 1999

b/ 7 tháng đầu năm 2001: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 101 triệu USD, bằng cùng kỳ năm ngoái và đạt 56% so với kế hoạch, trong đó:

+ Hàng VN xuất sang CPC đạt 82 triệu USD, đạt 55% so với kế hoạch

+ Hàng Campuchia xuất sang Việt Nam đạt 19 triệu USD, đạt 63% so với kế hoạch.

Hàng hóa Việt Nam xuất sang Cămpuchia chủ yếu là tái xuất xăng dầu (nhu cầu thị trường Cămpuchia cần 200 triệu USD cho nhập khẩu xăng dầu các loại, trong đó 1/4 được nhập khẩu từ phía Việt Nam), hải sản, hàng dệt và may mặc, nguyên vật liệu xây dựng, máy móc và phụ tùng cơ khí, phân bón các loại, hàng hóa tiêu dùng phục vụ sinh hoạt, lương thực thực phẩm, rau quả, dược phẩm, dụng cụ y tế, sắt thép

Hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Cămpuchia gồm mủ cao su, gỗ cao su, gỗ chế biến các loại, nguyên vật liệu thuốc lá, dược liệu, hàng nông sản (như đậu tương, vừng, ngô, sắn lát), đồ điện tử, ô tô và phụ tùng xe máy, vật liệu trang trí nội thất

2- Buôn bán tiểu ngạch qua biên giới:

Năm 2000 kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch đạt 405.530 triệu đồng. Trong đó xuất khẩu đạt 268.469 triệu đồng VN, nhập khẩu đạt 137.061 triệu đồng.

05 tháng/2001 giá trị hàng hóa buôn bán tiểu ngạch đạt 222.231 triệu đồng, trong đó xuất sang Cămpuchia đạt 136.231 triệu đồng, và nhập từ Cămpuchia đạt 86.000 triệu đồng.

Tuy nhiên, thực tế kim ngạch hàng hóa buôn bán tiểu ngạch giữa các địa phương lớn hơn nhiều, những hàng hóa này thường được cư dân vùng biên trao đổi thông qua các cặp cửa khẩu do các địa phương của 2 nước thỏa thuận, hơn nữa tháng 7/1999 phía Việt Nam đã ban hành quy chế về tổ chức và quản lý chợ biên giới, trong đó có quy định cư dân ở khu vực biên giới được phép mang hàng hóa do 2 nước sản xuất, trị giá 500.000 đồng VN/lượt ngày không phải đóng thuế, quy định này đã góp phần cải thiện đời sống của cư dân biên giới, đồng thời góp phần tăng đáng kể kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa 2 nước.

3- Tình hình buôn lậu qua biên giới:

Do 2 nước có đường biên giới chung dài, có rất nhiều lối mòn qua lại, cư dân sống sát nhau và đời sống còn gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận qua buôn lậu lớn, do đó tình hình buôn lậu diễn ra thường xuyên, phức tạp, chạy dài trên khắp tuyến biên giới.

Tuy nhiên, việc chống buôn lậu giữa Việt Nam – Cămpuchia trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, với mục đích chung là chống thất thu thuế, bảo hộ sản xuất trong nước. Theo hướng đó, năm 2000 Bộ Thương mại Việt Nam đã chủ động cử một đoàn cán bộ sang công tác tại Cămpuchia để hai bên cùng nhau bàn bạc, phối hợp thống nhất các biện pháp nhằm chống buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Bộ Thương mại của hai bên đã cùng nhau đi khảo sát các khu vực biên giới hai nước, nơi tập trung những điểm nóng của buôn lậu hàng hóa.

Hàng nhập lậu qua biên giới chủ yếu là hàng sản xuất tại Thái Lan như xe gắn máy, hàng kim khí, điện tử, thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, gạo, đường, điện thoại di động, máy điều hòa nhiệt độ

Với những biện pháp tích cực chống buôn lậu, trong năm 2000, 6 tháng/2001 lực lượng chống buôn lậu ở các tỉnh biên giới đã kiểm tra, phát hiện xử lý gần 15.585 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu tịch thu một lượng hàng hóa trị giá khoảng hơn 13,257 tỷ đồng Việt Nam. Chỉ riêng đối với mặt hàng đường ăn, 05 tháng/2001 lực lượng quản lý thị trường đã thu giữ và tịch thu hơn 10 tấn đường ăn của Thái Lan.

Về việc buôn bán gỗ có nguồn gốc từ Cămpuchia, Bộ Thương mại Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương nghiệp Cămpuchia trong việc ngăn chặn việc khai thác và vận chuyển gỗ trái phép của Cămpuchia bước đầu đã có hiệu quả. Bộ Thương nghiệp Cămpuchia đã thường xuyên có văn bản của Bộ trưởng thông báo cho phía Việt Nam biết về những giấy tờ giả mạo liên quan đến việc xuất khẩu gỗ của Cămpuchia sang Việt Nam để hai bên có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Hiện nay Chính phủ Việt Nam chỉ cho phép các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ chế biến khi đã được Chính phủ Cămpuchia cấp phép bán.

Năm 2000 và tháng 4/2001 Chính phủ Cămpuchia cho phép xuất sang Việt Nam 274.938 m3 gỗ chế biến các loại, trong đó phía Việt Nam đã cấp giấy phép nhập khẩu 206.581 m3 gỗ, thực tế mới nhập về Việt Nam khoảng 53.358 m3 gỗ chiếm khoảng 19% so với số lượng gỗ đã được Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu.

4- Một số biện pháp kiến nghị:

Bộ Thương mại xin kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước như sau:

a/ Đề nghị hai bên sớm triển khai các thủ tục cần thiết, để tiến tới việc tổ chức lễ khai thông cửa khẩu quốc gia Tịnh Biên-Phnom Den thành cửa khẩu quốc tế, theo như bản thỏa thuận tại cuộc họp hỗn hợp Việt Nam- Cămpuchia lần thứ 4 được Chính phủ hai nước nhất trí.

b/ Tăng cường đầu tư, cung cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa đường giao thông tại khu vực cửa khẩu, nâng cấpmột số cửa khẩu, xây dựng các trụ sở làm việc tại cửa khẩu, cổng cửa khẩu cho khang trang hiện đại.

c/ Từ ngày 9 – 13/11/2001 Bộ Thương mại dự định tổ chức Hội chợ triễn lãm quốc tế lần thứ nhất tại Phnôm Pênh, Cămpuchia. Đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí cho 5 gian hàng làm công tác chính trị trưng bày các hình ảnh về thành tựu kinh tế xã hội của Việt Nam sau 15 năm đổi mới.

d/ Tăng cường phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước và thường xuyên phối hợp với nhau trong việc chống buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Củng cố và phát triển các hoạt động buôn bán biên mậu tại khu vực biên giới, phát triển buôn bán tiểu ngạch giữa hai bên.

e/ Có chính sách hỗ trợ một phần vốn nhất định và có chính sách ưu đãi để giao cho một Tổng công ty của Việt Nam thành lập trung tâm thương mại giới thiệu hàng Việt Nam tại Phnôm PênhCămpuchia.

Bộ Thương mại xin báo cáo Văn phòng Chính phủ một số tình hình quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Cămpuchia thời gian qua và xin ý kiến chỉ đạo.

Thuộc tính văn bản
Công văn 3463/TM/CA-TBD của Bộ Thương mại về việc báo cáo quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Cămpuchia
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 3463/TM/CA-TBD Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Đỗ Như Đính
Ngày ban hành: 31/08/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Ngoại giao , Thương mại-Quảng cáo

CÔNG VĂN

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 3463 TM/CA-TBD
NGÀY 31 THÁNG 08 NĂM 2001 VỀ VIỆC BÁO CÁO
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – CĂMPUCHIA

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ

Phúc đáp Công văn số 395/VPCP-QHQT ngày 24/8/2001 của Văn phòng Chính phủ về nội dung trên. Ngày 7/8/2001 Bộ Thương mại đã có báo cáo số 3042/TM.CA.TBD gửi Thủ tướng Chính phủ về buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam – Campuchia, nay Bộ Thương mại xin báo cáo tóm tắt một số tình hình quan hệ thương mại giữa hai nước trong năm 2000 và 07 tháng đầu năm 2001 như sau:

1. Kim ngạch xuất nhập khẩu:

Việc hai nước ký hiệp định thương mại năm 1994, 1998 và hiệp định quá cảnh hàng hóa năm 1994, 2000 là hành lang pháp lý quan trọng, tạo đà thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại giữa hai nước đạt một số kết quả đáng khích lệ. Những năm đầu của thập niên 1990 kim ngạch buôn bán giữa hai nước mới chỉ đạt từ 20 đến 30 triệu USD, nhưng đến năm 2000 kim ngạch buôn bán giữa hai nước đạt 170 triệu USD cụ thể:

a/ Năm 2000: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chính ngạch của Việt Nam – Cămpuchia đạt 170 triệu USD, trong đó:

+ Việt Nam xuất 133 triệu USD, tăng 46% so với năm 1999

+ Việt Nam nhập 37 triệu USD, tăng 184% so với năm 1999

b/ 7 tháng đầu năm 2001: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 101 triệu USD, bằng cùng kỳ năm ngoái và đạt 56% so với kế hoạch, trong đó:

+ Hàng VN xuất sang CPC đạt 82 triệu USD, đạt 55% so với kế hoạch

+ Hàng Campuchia xuất sang Việt Nam đạt 19 triệu USD, đạt 63% so với kế hoạch.

Hàng hóa Việt Nam xuất sang Cămpuchia chủ yếu là tái xuất xăng dầu (nhu cầu thị trường Cămpuchia cần 200 triệu USD cho nhập khẩu xăng dầu các loại, trong đó 1/4 được nhập khẩu từ phía Việt Nam), hải sản, hàng dệt và may mặc, nguyên vật liệu xây dựng, máy móc và phụ tùng cơ khí, phân bón các loại, hàng hóa tiêu dùng phục vụ sinh hoạt, lương thực thực phẩm, rau quả, dược phẩm, dụng cụ y tế, sắt thép

Hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Cămpuchia gồm mủ cao su, gỗ cao su, gỗ chế biến các loại, nguyên vật liệu thuốc lá, dược liệu, hàng nông sản (như đậu tương, vừng, ngô, sắn lát), đồ điện tử, ô tô và phụ tùng xe máy, vật liệu trang trí nội thất

2- Buôn bán tiểu ngạch qua biên giới:

Năm 2000 kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch đạt 405.530 triệu đồng. Trong đó xuất khẩu đạt 268.469 triệu đồng VN, nhập khẩu đạt 137.061 triệu đồng.

05 tháng/2001 giá trị hàng hóa buôn bán tiểu ngạch đạt 222.231 triệu đồng, trong đó xuất sang Cămpuchia đạt 136.231 triệu đồng, và nhập từ Cămpuchia đạt 86.000 triệu đồng.

Tuy nhiên, thực tế kim ngạch hàng hóa buôn bán tiểu ngạch giữa các địa phương lớn hơn nhiều, những hàng hóa này thường được cư dân vùng biên trao đổi thông qua các cặp cửa khẩu do các địa phương của 2 nước thỏa thuận, hơn nữa tháng 7/1999 phía Việt Nam đã ban hành quy chế về tổ chức và quản lý chợ biên giới, trong đó có quy định cư dân ở khu vực biên giới được phép mang hàng hóa do 2 nước sản xuất, trị giá 500.000 đồng VN/lượt ngày không phải đóng thuế, quy định này đã góp phần cải thiện đời sống của cư dân biên giới, đồng thời góp phần tăng đáng kể kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa 2 nước.

3- Tình hình buôn lậu qua biên giới:

Do 2 nước có đường biên giới chung dài, có rất nhiều lối mòn qua lại, cư dân sống sát nhau và đời sống còn gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận qua buôn lậu lớn, do đó tình hình buôn lậu diễn ra thường xuyên, phức tạp, chạy dài trên khắp tuyến biên giới.

Tuy nhiên, việc chống buôn lậu giữa Việt Nam – Cămpuchia trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực, với mục đích chung là chống thất thu thuế, bảo hộ sản xuất trong nước. Theo hướng đó, năm 2000 Bộ Thương mại Việt Nam đã chủ động cử một đoàn cán bộ sang công tác tại Cămpuchia để hai bên cùng nhau bàn bạc, phối hợp thống nhất các biện pháp nhằm chống buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Bộ Thương mại của hai bên đã cùng nhau đi khảo sát các khu vực biên giới hai nước, nơi tập trung những điểm nóng của buôn lậu hàng hóa.

Hàng nhập lậu qua biên giới chủ yếu là hàng sản xuất tại Thái Lan như xe gắn máy, hàng kim khí, điện tử, thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, gạo, đường, điện thoại di động, máy điều hòa nhiệt độ

Với những biện pháp tích cực chống buôn lậu, trong năm 2000, 6 tháng/2001 lực lượng chống buôn lậu ở các tỉnh biên giới đã kiểm tra, phát hiện xử lý gần 15.585 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu tịch thu một lượng hàng hóa trị giá khoảng hơn 13,257 tỷ đồng Việt Nam. Chỉ riêng đối với mặt hàng đường ăn, 05 tháng/2001 lực lượng quản lý thị trường đã thu giữ và tịch thu hơn 10 tấn đường ăn của Thái Lan.

Về việc buôn bán gỗ có nguồn gốc từ Cămpuchia, Bộ Thương mại Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Thương nghiệp Cămpuchia trong việc ngăn chặn việc khai thác và vận chuyển gỗ trái phép của Cămpuchia bước đầu đã có hiệu quả. Bộ Thương nghiệp Cămpuchia đã thường xuyên có văn bản của Bộ trưởng thông báo cho phía Việt Nam biết về những giấy tờ giả mạo liên quan đến việc xuất khẩu gỗ của Cămpuchia sang Việt Nam để hai bên có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Hiện nay Chính phủ Việt Nam chỉ cho phép các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu gỗ chế biến khi đã được Chính phủ Cămpuchia cấp phép bán.

Năm 2000 và tháng 4/2001 Chính phủ Cămpuchia cho phép xuất sang Việt Nam 274.938 m3 gỗ chế biến các loại, trong đó phía Việt Nam đã cấp giấy phép nhập khẩu 206.581 m3 gỗ, thực tế mới nhập về Việt Nam khoảng 53.358 m3 gỗ chiếm khoảng 19% so với số lượng gỗ đã được Bộ Thương mại cấp giấy phép nhập khẩu.

4- Một số biện pháp kiến nghị:

Bộ Thương mại xin kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước như sau:

a/ Đề nghị hai bên sớm triển khai các thủ tục cần thiết, để tiến tới việc tổ chức lễ khai thông cửa khẩu quốc gia Tịnh Biên-Phnom Den thành cửa khẩu quốc tế, theo như bản thỏa thuận tại cuộc họp hỗn hợp Việt Nam- Cămpuchia lần thứ 4 được Chính phủ hai nước nhất trí.

b/ Tăng cường đầu tư, cung cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chữa đường giao thông tại khu vực cửa khẩu, nâng cấpmột số cửa khẩu, xây dựng các trụ sở làm việc tại cửa khẩu, cổng cửa khẩu cho khang trang hiện đại.

c/ Từ ngày 9 – 13/11/2001 Bộ Thương mại dự định tổ chức Hội chợ triễn lãm quốc tế lần thứ nhất tại Phnôm Pênh, Cămpuchia. Đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí cho 5 gian hàng làm công tác chính trị trưng bày các hình ảnh về thành tựu kinh tế xã hội của Việt Nam sau 15 năm đổi mới.

d/ Tăng cường phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước và thường xuyên phối hợp với nhau trong việc chống buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới. Củng cố và phát triển các hoạt động buôn bán biên mậu tại khu vực biên giới, phát triển buôn bán tiểu ngạch giữa hai bên.

e/ Có chính sách hỗ trợ một phần vốn nhất định và có chính sách ưu đãi để giao cho một Tổng công ty của Việt Nam thành lập trung tâm thương mại giới thiệu hàng Việt Nam tại Phnôm PênhCămpuchia.

Bộ Thương mại xin báo cáo Văn phòng Chính phủ một số tình hình quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Cămpuchia thời gian qua và xin ý kiến chỉ đạo.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 3463/TM/CA-TBD của Bộ Thương mại về việc báo cáo quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Cămpuchia”