CÔNG VĂN
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 3429/KTTH NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 1995
VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM TRƯỚC MẮT
Kính gửi: Bộ Tài chính
Xét đề nghị tại Tờ trình số 961-TC/TCNH ngày 21-4-1995 của Bộ Tài chính về “Tổ chức, quản lý và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm trước mắt”, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Kinh doanh bảo hiểm là một loại hình hoạt động quan trọng, gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, là một bộ phận trong tiến trình đổi mới hiện nay. Bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong các dịch vụ tài chính, nhiệm vụ cơ bản của bảo hiểm là chuyển giao rủi ro, là gắn với tiết kiệm, huy động các nguồn lực cho đầu tư. Việc tiến tới xây dựng một thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển là yêu cầu cấp bách, trước hết thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính.
2. Việc phát triển thị trường bảo hiểm trong những năm trước mắt phải thể hiện được các mục tiêu sau:
a) Đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm, khai thác và phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm mới nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế và đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới phương thức hoạt động bảo hiểm, giảm các thủ tục phiền hà trong việc tham gia bảo hiểm và chi trả bồi thường.
b) Phát triển thêm các doanh nghiệp bảo hiểm theo những loại hình đã quy định trong Nghị định số 100-CP ngày 18 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm; bảo đảm được vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời phát triển từng bước vững chắc các hình thức công ty cổ phần bảo hiểm, công ty tư nhân.
Cùng với quá trình trên, triển khai ngay việc thành lập một số công ty liên doanh bảo hiểm giữa Bên Việt Nam và Bên nước ngoài. Khi đủ điều kiện sẽ cho phép một vài công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài hoạt động. Quá trình này phải được tiến hành từng bước thận trọng để rút kinh nghiệm, đồng thời phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo quyền chủ động và chi phối của phía Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm.
c) Tăng cường đầu tư kỹ thuật để tiếp nhận công nghệ bảo hiểm tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý và kinh doanh, nhanh chóng tiếp cận với thị trường bảo hiểm quốc tế, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiển Việt Nam trên thị trường.
3. Cần triển khai toàn diện Nghị định số 100-CP ngày 18-12-1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm trên cả hai phương diện: quy mô tổ chức và đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở đó đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu và dự thảo Luật bảo hiểm Việt Nam để sớm trình ra Quốc hội ban hành.
Căn cứ định hướng trên, Bộ Tài chính cần xây dựng chương trình cụ thể để triển khai và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, các cơ quản thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình cần tăng cường sự phối hợp với Bộ Tài chính để tổ chức thực hiện.
CÔNG VĂN
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 3429/KTTH NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 1995
VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NGÀNH BẢO HIỂM VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM TRƯỚC MẮT
Kính gửi: Bộ Tài chính
Xét đề nghị tại Tờ trình số 961-TC/TCNH ngày 21-4-1995 của Bộ Tài chính về “Tổ chức, quản lý và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm trước mắt”, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Kinh doanh bảo hiểm là một loại hình hoạt động quan trọng, gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, là một bộ phận trong tiến trình đổi mới hiện nay. Bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong các dịch vụ tài chính, nhiệm vụ cơ bản của bảo hiểm là chuyển giao rủi ro, là gắn với tiết kiệm, huy động các nguồn lực cho đầu tư. Việc tiến tới xây dựng một thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển là yêu cầu cấp bách, trước hết thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính.
2. Việc phát triển thị trường bảo hiểm trong những năm trước mắt phải thể hiện được các mục tiêu sau:
a) Đa dạng hoá các loại hình bảo hiểm, khai thác và phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm mới nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế và đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới phương thức hoạt động bảo hiểm, giảm các thủ tục phiền hà trong việc tham gia bảo hiểm và chi trả bồi thường.
b) Phát triển thêm các doanh nghiệp bảo hiểm theo những loại hình đã quy định trong Nghị định số 100-CP ngày 18 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm; bảo đảm được vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước, đồng thời phát triển từng bước vững chắc các hình thức công ty cổ phần bảo hiểm, công ty tư nhân.
Cùng với quá trình trên, triển khai ngay việc thành lập một số công ty liên doanh bảo hiểm giữa Bên Việt Nam và Bên nước ngoài. Khi đủ điều kiện sẽ cho phép một vài công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài hoạt động. Quá trình này phải được tiến hành từng bước thận trọng để rút kinh nghiệm, đồng thời phải quản lý chặt chẽ, đảm bảo quyền chủ động và chi phối của phía Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm.
c) Tăng cường đầu tư kỹ thuật để tiếp nhận công nghệ bảo hiểm tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý và kinh doanh, nhanh chóng tiếp cận với thị trường bảo hiểm quốc tế, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiển Việt Nam trên thị trường.
3. Cần triển khai toàn diện Nghị định số 100-CP ngày 18-12-1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh bảo hiểm trên cả hai phương diện: quy mô tổ chức và đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở đó đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu và dự thảo Luật bảo hiểm Việt Nam để sớm trình ra Quốc hội ban hành.
Căn cứ định hướng trên, Bộ Tài chính cần xây dựng chương trình cụ thể để triển khai và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, các cơ quản thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình cần tăng cường sự phối hợp với Bộ Tài chính để tổ chức thực hiện.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.