Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 335/KTNN-TCCB của Kiểm toán Nhà nước về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
———————-

Số: 335/KTNN-TCCB

V/v: hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-

Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2010

Kính gửi : Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước

Thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành toà án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm, Kiểm toán Nhà nước hướng dẫn triển khai thực hiện trong toàn ngành như sau:

I. Đối tượng thuộc diện hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong ngành Kiểm toán Nhà nước

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009, đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên trong ngành Kiểm toán Nhà nước bao gồm:

– Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước (Kiểm toán viên cao cấp, Kiểm toán viên chính, Kiểm toán viên và Kiểm toán viên dự bị);

– Cán bộ, công chức thuộc đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5 và 6 Điều 1 Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC đang làm công việc chuyên môn theo ngạch được bổ nhiệm tại Kiểm toán Nhà nước (nếu có);

– Cán bộ, công chức thuộc đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5 và 6 Điều 1 Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC được tuyển dụng về làm công tác kiểm toán nhưng chưa được chuyển xếp sang các ngạch kiểm toán viên nhà nước và đang được xếp tạm giữ nguyên ngạch của đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

II. Hình thức chi trả phụ cấp

Chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

III. Cách tính mức phụ cấp và thời gian làm việc tính hưởng phụ cấp

– Tính đến ngày 01/01/2009, công chức thuộc diện hưởng phụ cấp thâm niên có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề đủ 05 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

– Thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề được tính theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2009/TTLT-BNV-BTC.

– Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề hàng tháng : Được tính theo quy định tại mục 2 Điều 2 Thông tư 04/2009/TTLT-BNV-BTC.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Giải quyết truy lĩnh phụ cấp năm 2009 và lập danh sách đối tượng được hưởng năm 2010

a. Trách nhiệm của các đơn vị

Các đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề năm 2009 (có thời gian thâm niên ở ngạch được hưởng phụ cấp đủ từ 05 năm trở lên – tính đến ngày 01/01/2009) và năm 2010 (có thời gian thâm niên ở ngạch được hưởng phụ cấp đủ từ 05 năm trở lên – tính đến ngày 01/01/2010) kê khai lần đầu thời gian giữ ngạch công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề để tính thời gian hưởng phụ cấp năm 2009 và năm 2010 (theo Mẫu PC 1).

Riêng đối với danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp năm 2010, đối tượng được hưởng bao gồm:

– Cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp năm 2009 có thêm thâm niên nghề đủ 12 tháng (tính đến 01/01/2010);

– Cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng lần đầu (đủ 05 năm trở lên tính đến 01/01/2010).

Cán bộ, công chức thuộc đối tượng phải kê khai có trách nhiệm kê khai đúng theo hồ sơ cán bộ và Sổ bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức đó (chỉ kê khai thời gian giữ các ngạch thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp theo quy định tại Mục I của văn bản hướng dẫn này); chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác bản kê khai của mình.

Chậm nhất ngày 30/4/2010, các đơn vị tổng hợp, lập danh sách (theo Mẫu PC 2) đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề năm 2009 và danh sách đối tượng được hưởng năm 2010 gửi Vụ Tổ chức cán bộ (kèm theo bản kê khai lần đầu của công chức).

Đối với các Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi tắt là các đơn vị được cấp ngân sách), trước khi tổng hợp, lập danh sách, có trách nhiệm đối chiếu bản kê khai của công chức với hồ sơ cán bộ và Sổ bảo hiểm của từng cán bộ, công chức (theo phân cấp quản lý) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản danh sách.

Đối với đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị đối chiếu bản kê khai của công chức với hồ sơ cán bộ và Sổ bảo hiểm của từng cán bộ, công chức (theo phân cấp quản lý) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản danh sách.

– Các đơn vị được cấp ngân sách giải quyết truy lĩnh phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp thâm niên nghề năm 2009 và chi trả phụ cấp năm 2010 theo danh sách đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt; thực hiện trích nộp bổ sung bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế về phụ cấp thâm niên nghề và điều chỉnh lại mức lương hưu đối với cán bộ, công chức thuộc đơn vị đã nghỉ hưu trong thời gian từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2009 và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2009.

b. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ

– Hướng dẫn các đơn vị kê khai, lập danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề năm 2009 và năm 2010.

– Tổng hợp, lập danh sách cán bộ, công chức được hưởng truy lĩnh phụ cấp năm 2009 và danh sách cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp năm 2010 trong toàn ngành trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định.

– Sau khi danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp năm 2009 và năm 2010 được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thông báo danh sách tới các đơn vị và gửi cho Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.

c. Trách nhiệm của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước

– Lập dự toán kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên 2009 của Kiểm toán Nhà nước gửi Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung.

– Giải quyết truy lĩnh phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức thuộc các đơn vị tham mưu, các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành được hưởng phụ cấp thâm niên nghề năm 2009 và chi trả phụ cấp năm 2010 theo danh sách đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt.

– Hướng dẫn các đơn vị được cấp ngân sách giải quyết truy lĩnh phụ cấp thâm niên nghề cho cán bộ, công chức thuộc đơn vị năm 2009 và chi trả phụ cấp năm 2010 theo danh sách đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt.

– Thực hiện trích nộp bổ sung bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế về phụ cấp thâm niên nghề và điều chỉnh lại mức lương hưu đối với cán bộ, công chức tại các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành đã nghỉ hưu trong thời gian từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2009 và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2009.

2. Triển khai thực hiện hàng năm

a. Trách nhiệm hướng dẫn thực hiện

– Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC; hướng dẫn các đơn vị lập danh sách cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hàng năm.

– Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị được cấp ngân sách lập dự toán kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên nghề nghiệp hàng năm, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của Kiểm toán Nhà nước để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Các đơn vị có trách nhiệm quán triệt cho cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp để cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp hiểu rõ Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC và Hướng dẫn này khi thực hiện kê khai lần đầu diễn biến quá trình công tác để tính thời gian hưởng phụ cấp.

b. Trách nhiệm kê khai và lập danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp

– Hàng năm, các đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề kê khai lần đầu thời gian giữ ngạch công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề để tính thời gian hưởng phụ cấp (theo Mẫu PC 01).

Cán bộ, công chức thuộc đối tượng phải kê khai có trách nhiệm kê khai đúng theo hồ sơ cán bộ và Sổ bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức đó; chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác bản kê khai của mình.

Chậm nhất vào ngày 15/12 hàng năm, các đơn vị tổng hợp, lập danh sách (theo Mẫu PC 02) đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề của năm sau (danh sách được chốt tính đến thời điểm lập danh sách) gửi Vụ Tổ chức cán bộ (gửi kèm theo bản kê khai lần đầu của cán bộ, công chức).

Danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp của năm sau gồm:

+ Cán bộ, công chức đang hưởng của năm trước có thêm thâm niên nghề đủ 12 tháng (01 năm);

+ Cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng lần đầu (đủ 05 năm trở lên).

Đối với các đơn vị được cấp ngân sách (được phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ), trước khi tổng hợp, lập danh sách, có trách nhiệm đối chiếu bản kê khai của công chức với hồ sơ cán bộ và Sổ bảo hiểm của từng cán bộ, công chức (theo phân cấp quản lý) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản danh sách.

Đối với đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm đối chiếu bản kê khai của công chức với hồ sơ cán bộ và Sổ bảo hiểm của từng cán bộ, công chức (theo phân cấp quản lý) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản danh sách.

Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong toàn ngành trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định.

c. Trách nhiệm lập dự toán kinh phí

– Các đơn vị được cấp ngân sách có trách nhiệm lập dự toán kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên nghề nghiệp hàng năm, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của đơn vị để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Văn phòng Kiểm toán Nhà nước).

– Đối với các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị, đề nghị cung cấp thông tin để lập dự toán.

d. Thực hiện chi trả phụ cấp

– Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ:

Sau khi danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp hàng năm được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thông báo danh sách tới các đơn vị và gửi danh sách cho Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.

– Trách nhiệm của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước:

+ Tính mức đóng báo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện chi trả phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức thuộc các đơn vị tham mưu, các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hàng năm.

+ Hướng dẫn các đơn vị được cấp ngân sách thực hiện chi trả phụ cấp thâm niên nghề cho cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp hàng năm.

– Trách nhiệm của các đơn vị được cấp ngân sách:

Tính mức đóng báo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện chi trả phụ cấp thâm niên nghề đối với cho cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh qua Vụ Tổ chức cán bộ để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ Nội vụ;
– Bộ Tài chính;
– Trang thông tin điện tử của KTNN;
– Lưu VT, TCCB (04).

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Vương Đình Huệ

Thuộc tính văn bản
Công văn 335/KTNN-TCCB của Kiểm toán Nhà nước về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề
Cơ quan ban hành: Kiểm toán Nhà nước Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 335/KTNN-TCCB Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 08/04/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
———————-

Số: 335/KTNN-TCCB

V/v: hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-

Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2010

Kính gửi : Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước

Thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành toà án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm, Kiểm toán Nhà nước hướng dẫn triển khai thực hiện trong toàn ngành như sau:

I. Đối tượng thuộc diện hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong ngành Kiểm toán Nhà nước

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009, đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên trong ngành Kiểm toán Nhà nước bao gồm:

– Tổng Kiểm toán Nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước (Kiểm toán viên cao cấp, Kiểm toán viên chính, Kiểm toán viên và Kiểm toán viên dự bị);

– Cán bộ, công chức thuộc đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5 và 6 Điều 1 Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC đang làm công việc chuyên môn theo ngạch được bổ nhiệm tại Kiểm toán Nhà nước (nếu có);

– Cán bộ, công chức thuộc đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5 và 6 Điều 1 Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC được tuyển dụng về làm công tác kiểm toán nhưng chưa được chuyển xếp sang các ngạch kiểm toán viên nhà nước và đang được xếp tạm giữ nguyên ngạch của đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

II. Hình thức chi trả phụ cấp

Chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

III. Cách tính mức phụ cấp và thời gian làm việc tính hưởng phụ cấp

– Tính đến ngày 01/01/2009, công chức thuộc diện hưởng phụ cấp thâm niên có thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề đủ 05 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

– Thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề được tính theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2009/TTLT-BNV-BTC.

– Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề hàng tháng : Được tính theo quy định tại mục 2 Điều 2 Thông tư 04/2009/TTLT-BNV-BTC.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Giải quyết truy lĩnh phụ cấp năm 2009 và lập danh sách đối tượng được hưởng năm 2010

a. Trách nhiệm của các đơn vị

Các đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề năm 2009 (có thời gian thâm niên ở ngạch được hưởng phụ cấp đủ từ 05 năm trở lên – tính đến ngày 01/01/2009) và năm 2010 (có thời gian thâm niên ở ngạch được hưởng phụ cấp đủ từ 05 năm trở lên – tính đến ngày 01/01/2010) kê khai lần đầu thời gian giữ ngạch công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề để tính thời gian hưởng phụ cấp năm 2009 và năm 2010 (theo Mẫu PC 1).

Riêng đối với danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp năm 2010, đối tượng được hưởng bao gồm:

– Cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp năm 2009 có thêm thâm niên nghề đủ 12 tháng (tính đến 01/01/2010);

– Cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng lần đầu (đủ 05 năm trở lên tính đến 01/01/2010).

Cán bộ, công chức thuộc đối tượng phải kê khai có trách nhiệm kê khai đúng theo hồ sơ cán bộ và Sổ bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức đó (chỉ kê khai thời gian giữ các ngạch thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp theo quy định tại Mục I của văn bản hướng dẫn này); chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác bản kê khai của mình.

Chậm nhất ngày 30/4/2010, các đơn vị tổng hợp, lập danh sách (theo Mẫu PC 2) đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề năm 2009 và danh sách đối tượng được hưởng năm 2010 gửi Vụ Tổ chức cán bộ (kèm theo bản kê khai lần đầu của công chức).

Đối với các Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi tắt là các đơn vị được cấp ngân sách), trước khi tổng hợp, lập danh sách, có trách nhiệm đối chiếu bản kê khai của công chức với hồ sơ cán bộ và Sổ bảo hiểm của từng cán bộ, công chức (theo phân cấp quản lý) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản danh sách.

Đối với đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị đối chiếu bản kê khai của công chức với hồ sơ cán bộ và Sổ bảo hiểm của từng cán bộ, công chức (theo phân cấp quản lý) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản danh sách.

– Các đơn vị được cấp ngân sách giải quyết truy lĩnh phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp thâm niên nghề năm 2009 và chi trả phụ cấp năm 2010 theo danh sách đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt; thực hiện trích nộp bổ sung bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế về phụ cấp thâm niên nghề và điều chỉnh lại mức lương hưu đối với cán bộ, công chức thuộc đơn vị đã nghỉ hưu trong thời gian từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2009 và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2009.

b. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ

– Hướng dẫn các đơn vị kê khai, lập danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề năm 2009 và năm 2010.

– Tổng hợp, lập danh sách cán bộ, công chức được hưởng truy lĩnh phụ cấp năm 2009 và danh sách cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp năm 2010 trong toàn ngành trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định.

– Sau khi danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp năm 2009 và năm 2010 được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thông báo danh sách tới các đơn vị và gửi cho Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.

c. Trách nhiệm của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước

– Lập dự toán kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên 2009 của Kiểm toán Nhà nước gửi Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung.

– Giải quyết truy lĩnh phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức thuộc các đơn vị tham mưu, các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành được hưởng phụ cấp thâm niên nghề năm 2009 và chi trả phụ cấp năm 2010 theo danh sách đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt.

– Hướng dẫn các đơn vị được cấp ngân sách giải quyết truy lĩnh phụ cấp thâm niên nghề cho cán bộ, công chức thuộc đơn vị năm 2009 và chi trả phụ cấp năm 2010 theo danh sách đã được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt.

– Thực hiện trích nộp bổ sung bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế về phụ cấp thâm niên nghề và điều chỉnh lại mức lương hưu đối với cán bộ, công chức tại các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành đã nghỉ hưu trong thời gian từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/12/2009 và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2009.

2. Triển khai thực hiện hàng năm

a. Trách nhiệm hướng dẫn thực hiện

– Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC; hướng dẫn các đơn vị lập danh sách cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hàng năm.

– Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị được cấp ngân sách lập dự toán kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên nghề nghiệp hàng năm, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của Kiểm toán Nhà nước để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

– Các đơn vị có trách nhiệm quán triệt cho cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp để cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp hiểu rõ Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC và Hướng dẫn này khi thực hiện kê khai lần đầu diễn biến quá trình công tác để tính thời gian hưởng phụ cấp.

b. Trách nhiệm kê khai và lập danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp

– Hàng năm, các đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề kê khai lần đầu thời gian giữ ngạch công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề để tính thời gian hưởng phụ cấp (theo Mẫu PC 01).

Cán bộ, công chức thuộc đối tượng phải kê khai có trách nhiệm kê khai đúng theo hồ sơ cán bộ và Sổ bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức đó; chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính chính xác bản kê khai của mình.

Chậm nhất vào ngày 15/12 hàng năm, các đơn vị tổng hợp, lập danh sách (theo Mẫu PC 02) đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề của năm sau (danh sách được chốt tính đến thời điểm lập danh sách) gửi Vụ Tổ chức cán bộ (gửi kèm theo bản kê khai lần đầu của cán bộ, công chức).

Danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp của năm sau gồm:

+ Cán bộ, công chức đang hưởng của năm trước có thêm thâm niên nghề đủ 12 tháng (01 năm);

+ Cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng lần đầu (đủ 05 năm trở lên).

Đối với các đơn vị được cấp ngân sách (được phân cấp quản lý hồ sơ cán bộ), trước khi tổng hợp, lập danh sách, có trách nhiệm đối chiếu bản kê khai của công chức với hồ sơ cán bộ và Sổ bảo hiểm của từng cán bộ, công chức (theo phân cấp quản lý) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản danh sách.

Đối với đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm đối chiếu bản kê khai của công chức với hồ sơ cán bộ và Sổ bảo hiểm của từng cán bộ, công chức (theo phân cấp quản lý) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản danh sách.

Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách cán bộ, công chức được hưởng phụ cấp thâm niên nghề trong toàn ngành trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định.

c. Trách nhiệm lập dự toán kinh phí

– Các đơn vị được cấp ngân sách có trách nhiệm lập dự toán kinh phí chi trả phụ cấp thâm niên nghề nghiệp hàng năm, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của đơn vị để trình Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Văn phòng Kiểm toán Nhà nước).

– Đối với các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành và các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị, đề nghị cung cấp thông tin để lập dự toán.

d. Thực hiện chi trả phụ cấp

– Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ:

Sau khi danh sách đối tượng được hưởng phụ cấp hàng năm được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thông báo danh sách tới các đơn vị và gửi danh sách cho Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.

– Trách nhiệm của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước:

+ Tính mức đóng báo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện chi trả phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức thuộc các đơn vị tham mưu, các Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành được hưởng phụ cấp thâm niên nghề hàng năm.

+ Hướng dẫn các đơn vị được cấp ngân sách thực hiện chi trả phụ cấp thâm niên nghề cho cán bộ, công chức thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp hàng năm.

– Trách nhiệm của các đơn vị được cấp ngân sách:

Tính mức đóng báo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện chi trả phụ cấp thâm niên nghề đối với cho cán bộ, công chức thuộc đơn vị mình.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh qua Vụ Tổ chức cán bộ để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ Nội vụ;
– Bộ Tài chính;
– Trang thông tin điện tử của KTNN;
– Lưu VT, TCCB (04).

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Vương Đình Huệ

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 335/KTNN-TCCB của Kiểm toán Nhà nước về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề”