Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 3309/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo kết quả hoàn thiện mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
———————
Số: 3309/BNN-TCCB
V/v: Báo cáo kết quả hoàn thiện mô hình dạy nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2013
Kính gửi: Bộ Lao động Thương binh – Xã hội
Trả lời công văn số 2982/LĐTBXH-TCDN ngày 12/8/2013 của quý Bộ về việc Báo cáo kết quả hoàn thiện mô hình dạy nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:
I. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO MÔ HÌNH DẠY NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN.
1. Kết quả thực hiện năm 2012
Năm 2012 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao kinh phí 10 (mười) tỷ đồng đào tạo mô hình dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để làm việc cho các Doanh nghiệp, các Tổng công ty Chè, Cao su, Cà phê… Để thực hiện nhiệm vụ này Bộ đã giao cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị đầu mối phối hợp với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh và các trường thuộc Bộ để thực hiện và triển khai 132 lớp đào tạo 10 nghề nông nghiệp cho 3.960 lao động nông thôn. Địa điểm triển khai tại các tỉnh: Yên Bái, Hà Giang, Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Tiền Giang, Long An, An Giang, Bình Dương, Bình Phước. Với mục tiêu đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghề, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai các lớp đào tạo gắn với vùng chuyên canh và vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp, phối hợp với các Công ty thành viên thuộc các Tổng công ty và các doanh nghiệp ổn định trên địa bàn và khuyến khích các doanh nghiệp có hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài cho nông dân sau đào tạo, ưu tiên đào tạo cho nông dân ở các xã xây dựng nông thôn mới, gắn đào tạo nghề với chương trình nông thôn mới hiện nay.
Kết quả (phụ lục 1) tổng số người tham gia học nghề là 3.337 người, chiếm 84,2% theo kế hoạch, trong đó số người học thực tế thuộc đối tượng 1 là 959 người, đối tượng 2: 30 người; đối tượng 3: 2348 người. 100% học viên sau đào tạo có thể tự tạo việc làm, có thể áp dụng kiến thức học được vào thực tế sản xuất của gia đình và đảm bảo tự bao tiêu sản phẩm; 100% số lao động sau khi học xong có thể áp dụng kiến thức học được áp dụng vào thực tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm để bán cho các doanh nghiệp hoặc các thương lái ở chợ đầu mối, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài với các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty, các doanh nghiệp trên địa bàn, các chợ đầu mối và các thương lái; 480 học viên sau đào tạo được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc (chiếm 14,38%).
Thực hiện nhiệm vụ trên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với hệ thống Khuyến nông các tỉnh: Yên Bái, Khánh Hòa, Hải Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Bắc Giang, Quảng Nam, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận và 06 trường thuộc Bộ: Trường Cao đẳng NN Nam Bộ, Trường Cao đẳng Thủy sản, Trường Cao đẳng CN và NL Đông Bắc, Trung tâm giống Thủy sản Long An, Trường trung học Thủy sản, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. Theo thống kê của các đơn vị (Phụ lục 2) tổng số có 239 số người tham gia dạy nghề cho LĐNT, trong đó có 221 giáo viên cơ hữu tham gia dạy 32 nghề. Kết quả cho thấy có 3337 lao động tham gia học nghề, trong đó có 959 lao động thuộc đối tượng 1; 30 lao động thuộc đối tượng 2, và 2348 lao động thuộc đối tượng 3; 100% số lao động sau khi học xong có thể tự sản xuất và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp, các thương lái, hoặc được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của địa phương, góp phần vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.
2. Kết quả thực hiện năm 2013
Năm 2013 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn để làm việc cho các doanh nghiệp, các tổng công ty Chè, Cao su, Cà phê…và xã xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí là 5 (năm) tỷ đồng. Bộ đã giao nhiệm vụ đào tạo này cho 07 đơn vị thuộc Bộ (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ,Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Nông lâm Trung bộ, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông bắc, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc) để triển khai 63 lớp đào tạo cho 1950 lao động nông thôn học các nghề: trồng chè, trồng và chăm sóc thu hoạch Cà phê, trồng chăm sóc và cạo mủ Cao su, Chế biến mủ cao su, Chế biến chè xanh chè đen…
Đánh giá sơ bộ thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo mô hình từ đầu năm 2013 cho đến nay các đơn vị đã tổ chức chiêu sinh được 1783 lao động nông thôn (phụ lục 3) trong đó có 1066 lao động nữ; 1051 lao động thuộc đối tượng 1, 73 lao động thuộc đối tượng 2 và 659 lao động thuộc đối tượng 3. Hiện nay đã có 320 lao động nông thôn đã học xong, trong đó có 102 lao động sau khi học xong đã được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc như: Nhà máy chế biến chè xanh, chè đen Phú Thọ 70 lao động, Nhà máy chế biến mủ cao su Bình Phước 32 lao động. Đặc biệt có 70 lao động được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm chè.
Các nghề đào tạo cho LĐNT năm 2013 tập trung đào tạo cho 05 nghề trọng điểm, đó là nghề: Chế biến chè xanh chè đen, trồng chè, trồng chăm sóc và thu hoạch cà phê, trồng chăm sóc và khai thác mủ cao su và nghề chế biến mủ cao su. Theo báo cáo của 07 đơn vị cho thấy (phụ lục 4) có tổng số 375 giáo viên cơ hữu; 76 giáo viên thỉnh giảng và có 150 giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT. Địa điểm triển khai tại các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Nông, Kon Tum, Bình Dương, Bình Phước. Hiện nay các lớp đang tổ chức học, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 12/2013.
II. CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Công tác dạy nghề tạo việc làm cho người lao động gắn với làng nghề và doanh nghiệp bước đầu đã đạt được những hiệu quả, người học nghề đã tiếp cận phổ cập được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo, biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất hoặc các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần ổn định cuộc sống, góp phần tích cực trong việc thay đổi tư duy lao động sản xuất của người dân, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn.
Nhằm triển khai hiệu quả mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT trong những năm tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến nghị:
1. Bộ Lao động Thương binh Xã hội tiếp tục cho nhân rộng mô hình của một số nghề nông nghiệp trọng điểm nhằm thu hút lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp, các tổng công ty hoặc sản xuất vùng nguyên liệu tập trung, cánh đồng mẫu lớn để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy nhằm tăng thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống sau khi học nghề;
2. Ngân hàng chính sách cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn với mức thuế ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm lâu dài cho người nông dân sau đào tạo.
Trên đây là báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đề nghị Bộ Lao động Thương binh Xã hội tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng Cao Đức Phát (b/c);
– Lưu: VT, TCCB.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Xuân Thu

Thuộc tính văn bản
Công văn 3309/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo kết quả hoàn thiện mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 3309/BNN-TCCB Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Thị Xuân Thu
Ngày ban hành: 16/09/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
———————
Số: 3309/BNN-TCCB
V/v: Báo cáo kết quả hoàn thiện mô hình dạy nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2013
Kính gửi: Bộ Lao động Thương binh – Xã hội
Trả lời công văn số 2982/LĐTBXH-TCDN ngày 12/8/2013 của quý Bộ về việc Báo cáo kết quả hoàn thiện mô hình dạy nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:
I. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO MÔ HÌNH DẠY NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN.
1. Kết quả thực hiện năm 2012
Năm 2012 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao kinh phí 10 (mười) tỷ đồng đào tạo mô hình dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để làm việc cho các Doanh nghiệp, các Tổng công ty Chè, Cao su, Cà phê… Để thực hiện nhiệm vụ này Bộ đã giao cho Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị đầu mối phối hợp với Trung tâm Khuyến nông các tỉnh và các trường thuộc Bộ để thực hiện và triển khai 132 lớp đào tạo 10 nghề nông nghiệp cho 3.960 lao động nông thôn. Địa điểm triển khai tại các tỉnh: Yên Bái, Hà Giang, Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Tiền Giang, Long An, An Giang, Bình Dương, Bình Phước. Với mục tiêu đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghề, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai các lớp đào tạo gắn với vùng chuyên canh và vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp, phối hợp với các Công ty thành viên thuộc các Tổng công ty và các doanh nghiệp ổn định trên địa bàn và khuyến khích các doanh nghiệp có hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài cho nông dân sau đào tạo, ưu tiên đào tạo cho nông dân ở các xã xây dựng nông thôn mới, gắn đào tạo nghề với chương trình nông thôn mới hiện nay.
Kết quả (phụ lục 1) tổng số người tham gia học nghề là 3.337 người, chiếm 84,2% theo kế hoạch, trong đó số người học thực tế thuộc đối tượng 1 là 959 người, đối tượng 2: 30 người; đối tượng 3: 2348 người. 100% học viên sau đào tạo có thể tự tạo việc làm, có thể áp dụng kiến thức học được vào thực tế sản xuất của gia đình và đảm bảo tự bao tiêu sản phẩm; 100% số lao động sau khi học xong có thể áp dụng kiến thức học được áp dụng vào thực tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm để bán cho các doanh nghiệp hoặc các thương lái ở chợ đầu mối, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm lâu dài với các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty, các doanh nghiệp trên địa bàn, các chợ đầu mối và các thương lái; 480 học viên sau đào tạo được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc (chiếm 14,38%).
Thực hiện nhiệm vụ trên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với hệ thống Khuyến nông các tỉnh: Yên Bái, Khánh Hòa, Hải Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Bắc Giang, Quảng Nam, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận và 06 trường thuộc Bộ: Trường Cao đẳng NN Nam Bộ, Trường Cao đẳng Thủy sản, Trường Cao đẳng CN và NL Đông Bắc, Trung tâm giống Thủy sản Long An, Trường trung học Thủy sản, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su. Theo thống kê của các đơn vị (Phụ lục 2) tổng số có 239 số người tham gia dạy nghề cho LĐNT, trong đó có 221 giáo viên cơ hữu tham gia dạy 32 nghề. Kết quả cho thấy có 3337 lao động tham gia học nghề, trong đó có 959 lao động thuộc đối tượng 1; 30 lao động thuộc đối tượng 2, và 2348 lao động thuộc đối tượng 3; 100% số lao động sau khi học xong có thể tự sản xuất và có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp, các thương lái, hoặc được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế của địa phương, góp phần vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.
2. Kết quả thực hiện năm 2013
Năm 2013 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục triển khai mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn để làm việc cho các doanh nghiệp, các tổng công ty Chè, Cao su, Cà phê…và xã xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí là 5 (năm) tỷ đồng. Bộ đã giao nhiệm vụ đào tạo này cho 07 đơn vị thuộc Bộ (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Phú Thọ, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ,Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Nông lâm Trung bộ, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông bắc, Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc) để triển khai 63 lớp đào tạo cho 1950 lao động nông thôn học các nghề: trồng chè, trồng và chăm sóc thu hoạch Cà phê, trồng chăm sóc và cạo mủ Cao su, Chế biến mủ cao su, Chế biến chè xanh chè đen…
Đánh giá sơ bộ thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo mô hình từ đầu năm 2013 cho đến nay các đơn vị đã tổ chức chiêu sinh được 1783 lao động nông thôn (phụ lục 3) trong đó có 1066 lao động nữ; 1051 lao động thuộc đối tượng 1, 73 lao động thuộc đối tượng 2 và 659 lao động thuộc đối tượng 3. Hiện nay đã có 320 lao động nông thôn đã học xong, trong đó có 102 lao động sau khi học xong đã được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc như: Nhà máy chế biến chè xanh, chè đen Phú Thọ 70 lao động, Nhà máy chế biến mủ cao su Bình Phước 32 lao động. Đặc biệt có 70 lao động được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm chè.
Các nghề đào tạo cho LĐNT năm 2013 tập trung đào tạo cho 05 nghề trọng điểm, đó là nghề: Chế biến chè xanh chè đen, trồng chè, trồng chăm sóc và thu hoạch cà phê, trồng chăm sóc và khai thác mủ cao su và nghề chế biến mủ cao su. Theo báo cáo của 07 đơn vị cho thấy (phụ lục 4) có tổng số 375 giáo viên cơ hữu; 76 giáo viên thỉnh giảng và có 150 giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT. Địa điểm triển khai tại các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên, Đắc Lắc, Gia Lai, Đắc Nông, Kon Tum, Bình Dương, Bình Phước. Hiện nay các lớp đang tổ chức học, dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 12/2013.
II. CÁC KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Công tác dạy nghề tạo việc làm cho người lao động gắn với làng nghề và doanh nghiệp bước đầu đã đạt được những hiệu quả, người học nghề đã tiếp cận phổ cập được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo, biết cách làm ăn, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất hoặc các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần ổn định cuộc sống, góp phần tích cực trong việc thay đổi tư duy lao động sản xuất của người dân, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn.
Nhằm triển khai hiệu quả mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho LĐNT trong những năm tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến nghị:
1. Bộ Lao động Thương binh Xã hội tiếp tục cho nhân rộng mô hình của một số nghề nông nghiệp trọng điểm nhằm thu hút lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp, các tổng công ty hoặc sản xuất vùng nguyên liệu tập trung, cánh đồng mẫu lớn để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy nhằm tăng thu nhập cho người lao động, ổn định cuộc sống sau khi học nghề;
2. Ngân hàng chính sách cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn với mức thuế ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm lâu dài cho người nông dân sau đào tạo.
Trên đây là báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đề nghị Bộ Lao động Thương binh Xã hội tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng Cao Đức Phát (b/c);
– Lưu: VT, TCCB.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thị Xuân Thu

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 3309/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc báo cáo kết quả hoàn thiện mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg”