Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 3263/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc tham vấn và xác định giá mặt hàng ôtô, xe máy nhập khẩu

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3263/TCHQ-KTTT NGÀY 19 THÁNG 7 NĂM 2006 VỀ VIỆC

THAM VẤN VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ MẶT HÀNG ÔTÔ, XE MÁY NHẬP KHẨU

Kính gửi: Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố

Qua theo dõi, kiểm tra tình hình tham vấn và xác định giá của Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố đối với mặt hàng xe ô tô mới, xe gắn máy các loại trong thời gian qua, Tổng cục phát hiện nhiều đơn vị chưa tổ chức tham vấn để bác bỏ trị giá khai báo đối với những lô hàng có trị giá khai báo thấp hoặc có tổ chức tham vấn nhưng chưa bác bỏ được trị giá khai báo, việc xác định lại trị giá tính thuế sau khi bác bỏ trị giá khai báo giữa các đơn vị còn chưa thống nhất dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tập trung mở tờ khai tại những đơn vị xác định trị giá tính thuế thấp.

Nhằm tăng cường công tác quản lý giá tính thuế, đảm bảo việc xác định giá tính thuế thống nhất giữa các đơn vị, ngăn chặn hiện tượng gian lận thương mại qua giá. Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể nội dung tham vấn và xác định giá tính thuế đối với mặt hàng xe ô tô mới, xe gắn máy các loại cụ thể như sau:

I. Nguyên tắc xác định trị giá:

1. Tuân thủ các nguyên tắc kiểm tra, xác định giá tính thuế quy định tại Nghị định số: 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ; Thông tư số: 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính; Quyết định số: 640/QĐ-TCHQ ngày 03/4/2006; Công văn số: 2417/TCHQ-KTTT ngày 02/6/2006 của Tổng cục Hải quan.

2. Việc tham vấn và xác định lại giá tính thuế được thực hiện tại Chi cục ngay sau khi lô hàng được thông quan, riêng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Cục Hải quan TP.Hải Phòng thì chuyển hồ sơ về phòng giá ngay sau khi lô hàng được thông quan để tổ chức tham vấn ngay. Đối với những trường hợp phức tạp, chưa thu thập đủ thông tin thì thời gian tham vấn có thể chậm hơn nhưng phải thực hiện sớm nhất khi có thể và kéo dài tối đa là 30 ngày.

3. Các Chi cục Hải quan phải chủ động thu thập thông tin, phối hợp với cán bộ giá tại phòng nghiệp vụ hoặc phòng giá của Cục để tổ chức tham vấn và xác định lại giá tính thuế theo đúng quy định, nghiêm cấm việc chấp nhận trị giá khai báo thấp, không tổ chức tham vấn kịp thời hoặc tổ chức tham vấn chiếu lệ đối với các trường hợp đã có đủ thông tin, dữ liệu, gây thất thu ngân sách nhà nước.

4. Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố phải tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất việc áp giá tính thuế giữa các Chi cục trực thuộc Cục, không để xảy ra tình trạng mức giá áp dụng chênh lệch giữa các cửa khẩu.Trường hợp gặp khó khăn khi xác định giá tính thuế do thiếu thông tin, đề nghị liên hệ với Tổng cục qua thư điện tử: vukttt@yahoo.com.vn hoặc các Cục Hải quan địa phương khác đã tham vấn mặt hàng cùng loại, tương tự để được cung cấp bổ sung thông tin, phục vụ kịp thời việc tham vấn và xác định giá.

II. Nội dung kiểm tra, tham vấn và xác định giá tính thuế:

1. Nguồn thông tin sử dụng để kiểm tra, tham vấn và xác định giá:

1.1. Nguồn thông tin về giá do Tổng cục cung cấp sau khi tổng hợp từ các cửa khẩu và các tài liệu về giá chào bán từ nhà sản xuất (gửi định kỳ hàng tháng).

1.2. Nguồn thông tin về giá trên hệ thống GTT22 bao gồm:

– Thông tin về giá khai báo của doanh nghiệp đối với mặt hàng xe ô tô mới, xe gắn máy nhập khẩu.

– Thông tin về giá khai báo đối với mặt hàng bộ linh kiện xe ô tô, xe gắn máy do các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhập khẩu.

– Thông tin về giá điều chỉnh của cơ quan Hải quan đối với mặt hàng xe ô tô mới, xe gắn máy nhập khẩu.

– Thông tin về giá khai báo, giá điều chỉnh đối với mặt hàng xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.

1.3. Nguồn thông tin về giá chào bán xe trên mạng Internet bao gồm các địa chỉ sau:

http://www.yahoo.com/autos

http://auto.consumerguide.com

http://autotrader.com

http://lexus.com/

– Muốn tìm giá của hãng xe nào thì vào địa chỉ tương tự như trang Wed tại gạch đầu dòng thứ 4(chỉ thay tên hãng xe: ví dụ ford, audi …) còn điều kiện tra cứu như nhau.

1.4. Các nguồn thông tin khác do cơ quan hải quan thu thập được như: Giá bán trên thị trường, giá do các nhà sản xuất trong nước cung cấp, các trang Wed khác,…

2. Các trường hợp phải tham vấn:

Sau khi kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở các nguồn thông tin quy định tại điểm 1 nêu trên, các lô hàng có 1 trong các yếu tố sau phải tổ chức tham vấn:

– Lô hàng nhập khẩu có nghi ngờ về tính trung thực, chính xác của một trong các chứng từ hoặc nội dung khai báo liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.

– Lô hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá khai báo của hàng tương tự, giống hệt đã được chấp nhận trị giá khai báo trước đó/ hoặc thấp hơn trị giá của hàng tương tự, giống hệt đã được cơ quan Hải quan điều chỉnh giátrước đó trên hệ thống GTT22. Trường hợp không có hàng tương tự, giống hệt theo đúng quy định tại Thông tư số: 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính thì mở rộng và áp dụng linh hoạt khái niệm hàng tượng tự, giống hệt để so sánh trị giá (hàng có nhiều tính năng công dụng đi kèm có thể chấp nhận làm hàng hoá tương tự để so sánh với mặt hàng cùng loại có một tính năng cơ bản; hàng có phẩm cấp, chất lượng cao hơn có thể chấp nhận làm hàng hoá tương tự để so sánh với mặt hàng cùng loại có phẩm cấp, chất lượng thấp hơn…).

– Lô hàng nhập khẩu có mức giá khai báo bằng hoặc thấp hơn mức giá khai báo của bộ linh kiện nhập khẩu để sản xuất trước đó/ bằng hoặc thấp hơn trị giá của hàng tương tự, giống hệt đã qua sử dụng nhập khẩu trước đó trên hệ thống GTT22.

– Lô hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn các thông tin về giá do Tổng cục cung cấp sau khi tổng hợp từ các cửa khẩu.

– Lô hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn 80% mức giá chào bán công khai trên mạng Internet.

3. Tham vấn và xử lý kết quả tham vấn:

3.1. Thời gian tham vấn: Thực hiện ngay sau khi lô hàng được thông quan trừ những trường hợp phức tạp, thiếu thông tin, cần có thời gian để thu thập, trao đổi thông tin với cấp Cục, cấp Tổng cục nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày lô hàng được thông quan.

3.2. Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp.

3.3. Các nội dung lưu ý khi tham vấn:

– Thu thập đầy đủ các nguồn thông tin trước khi tham vấn.

Kết thúc biên bản tham vấn phải kết luận rõ: Chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo, dự kiến mức giá xác định lại đối với trường hợp bác bỏ trị giá khai báo và thông báo để đối tượng nhập khẩu biết. Biên bản tham vấn phải thể hiện rõ ràng, minh bạch căn cứ, lý do chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo, mức giá dự kiến xác định lại của cơ quan Hải quan và yêu cầu doanh nghiệp cùng ký xác nhận.

3.4. Các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo: Căn cứ kết quả tham vấn, cơ quan Hải quan bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại điểm a bước 4 mục 4 phần III quyết định số: 640/QĐ-TCHQ ngày 03/4/2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

4. Xác định lại giá tính thuế:

4.1. Nguyên tắc xác định trị giá:

– Việc xác định trị giá đối với các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo phải thực hiện theo đúng trình tự, nguyên tắc và các phương pháp xác định giá quy định tại Nghị định số: 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ; Thông tư số: 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính trên cơ sở các nguồn thông tin có sẵn tại thời điểm xác định trị giá đã nêu tại điểm 1 công văn này nhưng không thấp hơn mức giá của mặt hàng giống hệt, tương tự đã chấp nhận hoặc điều chỉnh giá trước đó. Đối với các trường hợp chiết khấu, giảm giá phải thực hiện theo đúng quy định tại điểm 2.1 mục 2 phần I phụ lục 1 Thông tư số: 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính.

4.2. Thời gian xác định trị giá:

Việc xác định lại trị giá phải được thực hiện ngay sau khi kết thúc tham vấn và thông báo để đối tượng nhập khẩu biết, trường hợp thiếu thông tin để xác định trị giá thì có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 5 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày ký biên bản tham vấn.

4.3. Một số chú ý khi xác định trị giá:

4.3.1. Khi xác định giá tính thuế theo phương pháp 2, phương pháp 3, cần xác định đúng tên hàng hoá giống hệt, tương tự, điều kiện thời gian xuất khẩu lô hàng, cấp độ thương mại,…Lô hàng được chọn làm hàng hoá giống hệt, tương tự để xác định trị giá phải là lô hàng được chấp nhận trị giá theo trị giá giao dịchvới độ tin cậy “Bình thường”, không lựa chọn các lô hàng có trị giá giao dịch đang thuộc diện “nghi ngờ”làm hàng hoá tương tự, giống hệt.

4.3.2. Khi xác định giá tính thuế theo phương pháp 4: Phải có đầy đủ các dữ liệu về gía bán và các chi phí phát sinh sau nhập khẩu của lô hàng được hạch toán, phản ánh tại sổ sách kế toán của doanh nghiệp, phù hợp với các nguyên tắc của chế độ kế toán.

4.3.3. Khi xác định giá tính thuế theo phương pháp 5, phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp và phù hợp với nguyến tắc kế toán của nước sản xuất hàng hoá.

4.3.4. Khi xác định trị giá theo phương pháp 6: Phải áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá cụ thể:

– Mở rộng điều kiện thời gian xuất khẩu lô hàng đối với phương pháp 2, phương pháp 3 từ 60 ngày lên 90 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá.

– Mở rộng khái niệm hàng hoá giống hệt, tương tự về xuất xứ hàng hoá thông qua việc cho phép lựa chọn hàng hoá giống hệt, tương tự không cùng xuất xứ nhưng vẫn thoả mãn các điều kiện khác về hàng hoá nhập khẩu giống hệt, tương tự.

– Mở rộng khoảng thời gian khi xác định đơn giá bán hàng nhập khẩu để thực hiện khấu trừ từ 90 ngày lên 120 ngày kể từ ngày nhập khẩu lô hàng được lựa chọn để khấu trừ.

– Sau khi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp 2, phương pháp 3, phương pháp 4, phương pháp 5 nhưng vẫn chưa xác định được giá tính thuế thì xác định giá tính thuế trên cơ sở suy luận từ kết quả tính toán, phân tích và tổng hợp các nguồn thông tin sau:

a) So sánh với trị giá của mặt hàng tương tự, giống hệt nhập khẩu trước đó đã được cơ quan hải quan điều chỉnh giá trên hệ thống GTT22.

b) So sánh với trị giá khai báo của mặt hàng tương tự, giống hệt nhập khẩu trước đó đã được chấp nhận trị giá khai báo và không bị đánh dấu nghi ngờ trên hệ thống GTT22.

c) So sánh với trị giá khai báo của mặt hàng bộ linh kiện tương tự, cùng loại đã nhập khẩu, so sánh với trị giá của mặt hàng tượng tự, giống hệt đã qua sử dụng nhập khẩu trước đó.

d) Tính toán từ giá chào bán trên mạng Internet như sau:

– Lấy chào bán trên mạng (giá Invoi dealer) đối với xe mới.

– Từ giá chào bánthu thập được trừ đi 20% chi phí đàm phán và các khoản thuế tại nước xuất khẩu.

Trên cơ sở các kết quả tính toán và so sánh tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d nêu trên, cán bộ xác định giá tính thuế tổng hợp và đưa ra mức giá phù hợp.

5. Về cập nhật dữ liệu giá tính thuế tại hệ thống GTT22:

5.1. Đối với bộ phận đăng ký:

Ngoài việc phải cập nhật tờ khai nhập khẩu, tờ khai trị giá theo quy định hiện hành, bộ phận đăng ký phải nhập các thông tin chi tiết về tên hàng tại phần “Nhập thông tin mô tả chi tiết hàng hoá” tại chương trình GTT22 bao gồm: nhãn hiệu xe, Model xe, màu sơn, số chỗ ngồi, dung tích xi lanh, năm sản xuất…theo đúng khai báo tại hồ sơ nhập khẩu.

5.2. Đối với bộ phận kiểm hoá:

Sau khi kiểm hoá xong, nếu có sai lệch về các thông tin chi tiết so với phần khai báo thì cán bộ kiểm hoá sửa lại các thông tin chi tiết tại mục “Sửa thông tin mô tả chi tiết hàng hoá “trên hệ thống GTT22.

5.3. Đối với bộ phận nghiệp vụ:

– Nhập kết quả xác định giá tính thuế vào hệ thống GTT22 theo trị giá khai báo tại mục “Nhập thông tin xác định giá tính thuế cho hàng nhập khẩu”, đánh giá mức độ tin cậy của trị giá khai báo theo hai loại “Bình thường” hoặc “Nghi ngờ”. Các lô hàng thuộc diện phải tham vấn theo quy định tại điểm 2 mục II nêu trên đều đánh giá mức độ tin cậy trị giá khai báo ở trạng thái “Nghi ngờ”.

– Khi điều chỉnh giá tính thuế sau tham vấn, phải cập nhật ngay vào hệ thống tại mục “Nhập thông tin Điều chỉnh giá tính thuế hàng nhập khẩu”.

– Cập nhật kết quả tham vấn giá tại mục: “Cập nhật kết quả phúc tập giá” đối với cấp Chi cục, tại mục “nhập kết quả kiểm tra giá” đối với cấp Cục trong đó phần ghi chú cần ghi rõ cơ sở, căn cứ chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo.

Việc cập nhật và truyền/nhận các thông tin nêu trên vào hệ thống GTT22 phải được thực hiện ngay trong ngày. Trường hợp không thực hiện được việc cập nhật và truyền/nhận dữ liệu trong ngày, phải báo ngay về Tổng cục (qua Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu) để xử lý kịp thời.

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố biết và triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo về Tổng cục để được hướng dẫn, xử lý kịp thời./.

KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

(đã ký)

Đặng Thị Bình An

Thuộc tính văn bản
Công văn 3263/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc tham vấn và xác định giá mặt hàng ôtô, xe máy nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 3263/TCHQ-KTTT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Đặng Thị Bình An
Ngày ban hành: 19/07/2006 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu , Hải quan
Tóm tắt văn bản

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 3263/TCHQ-KTTT NGÀY 19 THÁNG 7 NĂM 2006 VỀ VIỆC

THAM VẤN VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ MẶT HÀNG ÔTÔ, XE MÁY NHẬP KHẨU

Kính gửi: Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố

Qua theo dõi, kiểm tra tình hình tham vấn và xác định giá của Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố đối với mặt hàng xe ô tô mới, xe gắn máy các loại trong thời gian qua, Tổng cục phát hiện nhiều đơn vị chưa tổ chức tham vấn để bác bỏ trị giá khai báo đối với những lô hàng có trị giá khai báo thấp hoặc có tổ chức tham vấn nhưng chưa bác bỏ được trị giá khai báo, việc xác định lại trị giá tính thuế sau khi bác bỏ trị giá khai báo giữa các đơn vị còn chưa thống nhất dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tập trung mở tờ khai tại những đơn vị xác định trị giá tính thuế thấp.

Nhằm tăng cường công tác quản lý giá tính thuế, đảm bảo việc xác định giá tính thuế thống nhất giữa các đơn vị, ngăn chặn hiện tượng gian lận thương mại qua giá. Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể nội dung tham vấn và xác định giá tính thuế đối với mặt hàng xe ô tô mới, xe gắn máy các loại cụ thể như sau:

I. Nguyên tắc xác định trị giá:

1. Tuân thủ các nguyên tắc kiểm tra, xác định giá tính thuế quy định tại Nghị định số: 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ; Thông tư số: 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính; Quyết định số: 640/QĐ-TCHQ ngày 03/4/2006; Công văn số: 2417/TCHQ-KTTT ngày 02/6/2006 của Tổng cục Hải quan.

2. Việc tham vấn và xác định lại giá tính thuế được thực hiện tại Chi cục ngay sau khi lô hàng được thông quan, riêng Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Cục Hải quan TP.Hải Phòng thì chuyển hồ sơ về phòng giá ngay sau khi lô hàng được thông quan để tổ chức tham vấn ngay. Đối với những trường hợp phức tạp, chưa thu thập đủ thông tin thì thời gian tham vấn có thể chậm hơn nhưng phải thực hiện sớm nhất khi có thể và kéo dài tối đa là 30 ngày.

3. Các Chi cục Hải quan phải chủ động thu thập thông tin, phối hợp với cán bộ giá tại phòng nghiệp vụ hoặc phòng giá của Cục để tổ chức tham vấn và xác định lại giá tính thuế theo đúng quy định, nghiêm cấm việc chấp nhận trị giá khai báo thấp, không tổ chức tham vấn kịp thời hoặc tổ chức tham vấn chiếu lệ đối với các trường hợp đã có đủ thông tin, dữ liệu, gây thất thu ngân sách nhà nước.

4. Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố phải tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và chỉ đạo thống nhất việc áp giá tính thuế giữa các Chi cục trực thuộc Cục, không để xảy ra tình trạng mức giá áp dụng chênh lệch giữa các cửa khẩu.Trường hợp gặp khó khăn khi xác định giá tính thuế do thiếu thông tin, đề nghị liên hệ với Tổng cục qua thư điện tử: vukttt@yahoo.com.vn hoặc các Cục Hải quan địa phương khác đã tham vấn mặt hàng cùng loại, tương tự để được cung cấp bổ sung thông tin, phục vụ kịp thời việc tham vấn và xác định giá.

II. Nội dung kiểm tra, tham vấn và xác định giá tính thuế:

1. Nguồn thông tin sử dụng để kiểm tra, tham vấn và xác định giá:

1.1. Nguồn thông tin về giá do Tổng cục cung cấp sau khi tổng hợp từ các cửa khẩu và các tài liệu về giá chào bán từ nhà sản xuất (gửi định kỳ hàng tháng).

1.2. Nguồn thông tin về giá trên hệ thống GTT22 bao gồm:

– Thông tin về giá khai báo của doanh nghiệp đối với mặt hàng xe ô tô mới, xe gắn máy nhập khẩu.

– Thông tin về giá khai báo đối với mặt hàng bộ linh kiện xe ô tô, xe gắn máy do các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhập khẩu.

– Thông tin về giá điều chỉnh của cơ quan Hải quan đối với mặt hàng xe ô tô mới, xe gắn máy nhập khẩu.

– Thông tin về giá khai báo, giá điều chỉnh đối với mặt hàng xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.

1.3. Nguồn thông tin về giá chào bán xe trên mạng Internet bao gồm các địa chỉ sau:

http://www.yahoo.com/autos

http://auto.consumerguide.com

http://autotrader.com

http://lexus.com/

– Muốn tìm giá của hãng xe nào thì vào địa chỉ tương tự như trang Wed tại gạch đầu dòng thứ 4(chỉ thay tên hãng xe: ví dụ ford, audi …) còn điều kiện tra cứu như nhau.

1.4. Các nguồn thông tin khác do cơ quan hải quan thu thập được như: Giá bán trên thị trường, giá do các nhà sản xuất trong nước cung cấp, các trang Wed khác,…

2. Các trường hợp phải tham vấn:

Sau khi kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra trị giá khai báo trên cơ sở các nguồn thông tin quy định tại điểm 1 nêu trên, các lô hàng có 1 trong các yếu tố sau phải tổ chức tham vấn:

– Lô hàng nhập khẩu có nghi ngờ về tính trung thực, chính xác của một trong các chứng từ hoặc nội dung khai báo liên quan đến việc xác định trị giá tính thuế.

– Lô hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn mức giá khai báo của hàng tương tự, giống hệt đã được chấp nhận trị giá khai báo trước đó/ hoặc thấp hơn trị giá của hàng tương tự, giống hệt đã được cơ quan Hải quan điều chỉnh giátrước đó trên hệ thống GTT22. Trường hợp không có hàng tương tự, giống hệt theo đúng quy định tại Thông tư số: 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính thì mở rộng và áp dụng linh hoạt khái niệm hàng tượng tự, giống hệt để so sánh trị giá (hàng có nhiều tính năng công dụng đi kèm có thể chấp nhận làm hàng hoá tương tự để so sánh với mặt hàng cùng loại có một tính năng cơ bản; hàng có phẩm cấp, chất lượng cao hơn có thể chấp nhận làm hàng hoá tương tự để so sánh với mặt hàng cùng loại có phẩm cấp, chất lượng thấp hơn…).

– Lô hàng nhập khẩu có mức giá khai báo bằng hoặc thấp hơn mức giá khai báo của bộ linh kiện nhập khẩu để sản xuất trước đó/ bằng hoặc thấp hơn trị giá của hàng tương tự, giống hệt đã qua sử dụng nhập khẩu trước đó trên hệ thống GTT22.

– Lô hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn các thông tin về giá do Tổng cục cung cấp sau khi tổng hợp từ các cửa khẩu.

– Lô hàng nhập khẩu có mức giá khai báo thấp hơn 80% mức giá chào bán công khai trên mạng Internet.

3. Tham vấn và xử lý kết quả tham vấn:

3.1. Thời gian tham vấn: Thực hiện ngay sau khi lô hàng được thông quan trừ những trường hợp phức tạp, thiếu thông tin, cần có thời gian để thu thập, trao đổi thông tin với cấp Cục, cấp Tổng cục nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày lô hàng được thông quan.

3.2. Hình thức tham vấn: Tham vấn trực tiếp.

3.3. Các nội dung lưu ý khi tham vấn:

– Thu thập đầy đủ các nguồn thông tin trước khi tham vấn.

Kết thúc biên bản tham vấn phải kết luận rõ: Chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo, dự kiến mức giá xác định lại đối với trường hợp bác bỏ trị giá khai báo và thông báo để đối tượng nhập khẩu biết. Biên bản tham vấn phải thể hiện rõ ràng, minh bạch căn cứ, lý do chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo, mức giá dự kiến xác định lại của cơ quan Hải quan và yêu cầu doanh nghiệp cùng ký xác nhận.

3.4. Các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo: Căn cứ kết quả tham vấn, cơ quan Hải quan bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại điểm a bước 4 mục 4 phần III quyết định số: 640/QĐ-TCHQ ngày 03/4/2006 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

4. Xác định lại giá tính thuế:

4.1. Nguyên tắc xác định trị giá:

– Việc xác định trị giá đối với các trường hợp bác bỏ trị giá khai báo phải thực hiện theo đúng trình tự, nguyên tắc và các phương pháp xác định giá quy định tại Nghị định số: 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ; Thông tư số: 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính trên cơ sở các nguồn thông tin có sẵn tại thời điểm xác định trị giá đã nêu tại điểm 1 công văn này nhưng không thấp hơn mức giá của mặt hàng giống hệt, tương tự đã chấp nhận hoặc điều chỉnh giá trước đó. Đối với các trường hợp chiết khấu, giảm giá phải thực hiện theo đúng quy định tại điểm 2.1 mục 2 phần I phụ lục 1 Thông tư số: 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính.

4.2. Thời gian xác định trị giá:

Việc xác định lại trị giá phải được thực hiện ngay sau khi kết thúc tham vấn và thông báo để đối tượng nhập khẩu biết, trường hợp thiếu thông tin để xác định trị giá thì có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 5 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày ký biên bản tham vấn.

4.3. Một số chú ý khi xác định trị giá:

4.3.1. Khi xác định giá tính thuế theo phương pháp 2, phương pháp 3, cần xác định đúng tên hàng hoá giống hệt, tương tự, điều kiện thời gian xuất khẩu lô hàng, cấp độ thương mại,…Lô hàng được chọn làm hàng hoá giống hệt, tương tự để xác định trị giá phải là lô hàng được chấp nhận trị giá theo trị giá giao dịchvới độ tin cậy “Bình thường”, không lựa chọn các lô hàng có trị giá giao dịch đang thuộc diện “nghi ngờ”làm hàng hoá tương tự, giống hệt.

4.3.2. Khi xác định giá tính thuế theo phương pháp 4: Phải có đầy đủ các dữ liệu về gía bán và các chi phí phát sinh sau nhập khẩu của lô hàng được hạch toán, phản ánh tại sổ sách kế toán của doanh nghiệp, phù hợp với các nguyên tắc của chế độ kế toán.

4.3.3. Khi xác định giá tính thuế theo phương pháp 5, phải dựa trên các số liệu của nhà sản xuất cung cấp và phù hợp với nguyến tắc kế toán của nước sản xuất hàng hoá.

4.3.4. Khi xác định trị giá theo phương pháp 6: Phải áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá cụ thể:

– Mở rộng điều kiện thời gian xuất khẩu lô hàng đối với phương pháp 2, phương pháp 3 từ 60 ngày lên 90 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá.

– Mở rộng khái niệm hàng hoá giống hệt, tương tự về xuất xứ hàng hoá thông qua việc cho phép lựa chọn hàng hoá giống hệt, tương tự không cùng xuất xứ nhưng vẫn thoả mãn các điều kiện khác về hàng hoá nhập khẩu giống hệt, tương tự.

– Mở rộng khoảng thời gian khi xác định đơn giá bán hàng nhập khẩu để thực hiện khấu trừ từ 90 ngày lên 120 ngày kể từ ngày nhập khẩu lô hàng được lựa chọn để khấu trừ.

– Sau khi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp 2, phương pháp 3, phương pháp 4, phương pháp 5 nhưng vẫn chưa xác định được giá tính thuế thì xác định giá tính thuế trên cơ sở suy luận từ kết quả tính toán, phân tích và tổng hợp các nguồn thông tin sau:

a) So sánh với trị giá của mặt hàng tương tự, giống hệt nhập khẩu trước đó đã được cơ quan hải quan điều chỉnh giá trên hệ thống GTT22.

b) So sánh với trị giá khai báo của mặt hàng tương tự, giống hệt nhập khẩu trước đó đã được chấp nhận trị giá khai báo và không bị đánh dấu nghi ngờ trên hệ thống GTT22.

c) So sánh với trị giá khai báo của mặt hàng bộ linh kiện tương tự, cùng loại đã nhập khẩu, so sánh với trị giá của mặt hàng tượng tự, giống hệt đã qua sử dụng nhập khẩu trước đó.

d) Tính toán từ giá chào bán trên mạng Internet như sau:

– Lấy chào bán trên mạng (giá Invoi dealer) đối với xe mới.

– Từ giá chào bánthu thập được trừ đi 20% chi phí đàm phán và các khoản thuế tại nước xuất khẩu.

Trên cơ sở các kết quả tính toán và so sánh tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d nêu trên, cán bộ xác định giá tính thuế tổng hợp và đưa ra mức giá phù hợp.

5. Về cập nhật dữ liệu giá tính thuế tại hệ thống GTT22:

5.1. Đối với bộ phận đăng ký:

Ngoài việc phải cập nhật tờ khai nhập khẩu, tờ khai trị giá theo quy định hiện hành, bộ phận đăng ký phải nhập các thông tin chi tiết về tên hàng tại phần “Nhập thông tin mô tả chi tiết hàng hoá” tại chương trình GTT22 bao gồm: nhãn hiệu xe, Model xe, màu sơn, số chỗ ngồi, dung tích xi lanh, năm sản xuất…theo đúng khai báo tại hồ sơ nhập khẩu.

5.2. Đối với bộ phận kiểm hoá:

Sau khi kiểm hoá xong, nếu có sai lệch về các thông tin chi tiết so với phần khai báo thì cán bộ kiểm hoá sửa lại các thông tin chi tiết tại mục “Sửa thông tin mô tả chi tiết hàng hoá “trên hệ thống GTT22.

5.3. Đối với bộ phận nghiệp vụ:

– Nhập kết quả xác định giá tính thuế vào hệ thống GTT22 theo trị giá khai báo tại mục “Nhập thông tin xác định giá tính thuế cho hàng nhập khẩu”, đánh giá mức độ tin cậy của trị giá khai báo theo hai loại “Bình thường” hoặc “Nghi ngờ”. Các lô hàng thuộc diện phải tham vấn theo quy định tại điểm 2 mục II nêu trên đều đánh giá mức độ tin cậy trị giá khai báo ở trạng thái “Nghi ngờ”.

– Khi điều chỉnh giá tính thuế sau tham vấn, phải cập nhật ngay vào hệ thống tại mục “Nhập thông tin Điều chỉnh giá tính thuế hàng nhập khẩu”.

– Cập nhật kết quả tham vấn giá tại mục: “Cập nhật kết quả phúc tập giá” đối với cấp Chi cục, tại mục “nhập kết quả kiểm tra giá” đối với cấp Cục trong đó phần ghi chú cần ghi rõ cơ sở, căn cứ chấp nhận hoặc bác bỏ trị giá khai báo.

Việc cập nhật và truyền/nhận các thông tin nêu trên vào hệ thống GTT22 phải được thực hiện ngay trong ngày. Trường hợp không thực hiện được việc cập nhật và truyền/nhận dữ liệu trong ngày, phải báo ngay về Tổng cục (qua Vụ Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu) để xử lý kịp thời.

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố biết và triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền thì báo cáo về Tổng cục để được hướng dẫn, xử lý kịp thời./.

KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

(đã ký)

Đặng Thị Bình An

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 3263/TCHQ-KTTT của Tổng cục Hải quan về việc tham vấn và xác định giá mặt hàng ôtô, xe máy nhập khẩu”