Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 3219/BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm soát Trifluralin trong sản phẩm tôm và thủy sản nuôi

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
—————–
Số: 3219/BNN-QLCL
V/v: Kiểm soát Trifluralin trong sản phẩm tôm và thủy sản nuôi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2010
Kính gửi:Hiệp hội CB và XKTS Việt Nam (VASEP)
Liên quan đến kiến nghị của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) về việc kiểm soát Trifluralin trong sản phẩm tôm và thủy sản nuôi (công văn số 129/CV-VASEP ngày 17/9/2010), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
1. Về đề nghị “Bộ rà soát và chỉ đạo kiểm soát chất này chặt chẽ hơn hoặc đưa vào danh mục cấm và hạn chế sử dụng như một phần bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN”:
– Ngày 02/4/2010, Bộ đã ban hành Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009, trong đó đã bổ sung Trifluralin vào Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Phụ lục 1 Thông tư số 15/2009/TT-BNN).
– Riêng đối với thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản, Bộ đã ban hành Quyết định số 733/QĐ-BNN-QLCL ngày 25/3/2010 về việc áp dụng biện pháp kiểm tra tăng cường dư lượng Trifluralin đối với các lô hàng cá tra, basa xuất khẩu vào thị trường này nhằm ngăn ngừa khả năng Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản áp dụng chế độ kiểm tra 100% đối với các lô hàng cá tra, basa của Việt Nam.
– Ngoài ra, Bộ đã có thông báo số 1688/TB-BNN-VP ngày 17/3/2010 yêu cầu Cục Nuôi trồng thủy sản trước đây (nay là Tổng cục Thủy sản) rà soát các sản phẩm có chứa Trifluralin trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và trình Bộ xem xét, loại bỏ các sản phẩm này ra khỏi Danh mục được phép lưu hành.
2. Về đề nghị “ban hành hướng dẫn cho doanh nghiệp chế biến các biện pháp kiểm soát dư lượng Trifluralin trong sản phẩm thủy sản nuôi”:
– Các doanh nghiệp cần chủ động thiết lập và thực hiện các biện pháp kiểm soát dư lượng Trifluralin cũng như đối với các hóa chất, kháng sinh cấm khác nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho các sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp (có thể tham khảo hướng dẫn của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản về kiểm soát dư lượng Trifluralin trong chế biến cá tra, basa tại công văn số 538/QLCL-CL1 ngày 02/4/2010 gửi kèm).
– Bên cạnh đó, Bộ đã chỉ đạo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản bổ sung chỉ tiêu Trifluralin vào “Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi” từ tháng 5/2010 và xử lý trường hợp phát hiện Trifluralin theo đúng quy định.
3. Về đề nghị “có biện pháp tuyên truyền cho các nhà sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản cũng như doanh nghiệp chế biến thủy sản về tác hại của Trifluralin”:
Hoạt động tuyên truyền về tác hại của Trifluralin là một phần trong hoạt động tuyên truyền về tác hại của hóa chất, kháng sinh cấm nói chung. Đây là hoạt động thường xuyên, hàng năm Bộ đã chỉ đạo Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản phối hợp với các đơn vị truyền thông để xây dựng, phát sóng các chương trình phóng sự hoặc in ấn các tờ rơi, tờ dán nhằm tuyên truyền, phổ biến tới các đối tượng sản xuất, kinh doanh thủy sản về tác hại của hóa chất kháng sinh cấm.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– TT. Vũ Văn Tám;
– Tổng cục Thủy sản;
– Cục Thú y;
– Lưu
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lương Lê Phương

Thuộc tính văn bản
Công văn 3219/BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm soát Trifluralin trong sản phẩm tôm và thủy sản nuôi
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 3219/BNN-QLCL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Lương Lê Phương
Ngày ban hành: 05/10/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
—————–
Số: 3219/BNN-QLCL
V/v: Kiểm soát Trifluralin trong sản phẩm tôm và thủy sản nuôi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2010
Kính gửi:Hiệp hội CB và XKTS Việt Nam (VASEP)
Liên quan đến kiến nghị của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) về việc kiểm soát Trifluralin trong sản phẩm tôm và thủy sản nuôi (công văn số 129/CV-VASEP ngày 17/9/2010), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
1. Về đề nghị “Bộ rà soát và chỉ đạo kiểm soát chất này chặt chẽ hơn hoặc đưa vào danh mục cấm và hạn chế sử dụng như một phần bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN”:
– Ngày 02/4/2010, Bộ đã ban hành Thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/3/2009, trong đó đã bổ sung Trifluralin vào Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (Phụ lục 1 Thông tư số 15/2009/TT-BNN).
– Riêng đối với thủy sản xuất khẩu vào Nhật Bản, Bộ đã ban hành Quyết định số 733/QĐ-BNN-QLCL ngày 25/3/2010 về việc áp dụng biện pháp kiểm tra tăng cường dư lượng Trifluralin đối với các lô hàng cá tra, basa xuất khẩu vào thị trường này nhằm ngăn ngừa khả năng Cơ quan thẩm quyền Nhật Bản áp dụng chế độ kiểm tra 100% đối với các lô hàng cá tra, basa của Việt Nam.
– Ngoài ra, Bộ đã có thông báo số 1688/TB-BNN-VP ngày 17/3/2010 yêu cầu Cục Nuôi trồng thủy sản trước đây (nay là Tổng cục Thủy sản) rà soát các sản phẩm có chứa Trifluralin trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và trình Bộ xem xét, loại bỏ các sản phẩm này ra khỏi Danh mục được phép lưu hành.
2. Về đề nghị “ban hành hướng dẫn cho doanh nghiệp chế biến các biện pháp kiểm soát dư lượng Trifluralin trong sản phẩm thủy sản nuôi”:
– Các doanh nghiệp cần chủ động thiết lập và thực hiện các biện pháp kiểm soát dư lượng Trifluralin cũng như đối với các hóa chất, kháng sinh cấm khác nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho các sản phẩm sản xuất tại doanh nghiệp (có thể tham khảo hướng dẫn của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản về kiểm soát dư lượng Trifluralin trong chế biến cá tra, basa tại công văn số 538/QLCL-CL1 ngày 02/4/2010 gửi kèm).
– Bên cạnh đó, Bộ đã chỉ đạo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản bổ sung chỉ tiêu Trifluralin vào “Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi” từ tháng 5/2010 và xử lý trường hợp phát hiện Trifluralin theo đúng quy định.
3. Về đề nghị “có biện pháp tuyên truyền cho các nhà sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản cũng như doanh nghiệp chế biến thủy sản về tác hại của Trifluralin”:
Hoạt động tuyên truyền về tác hại của Trifluralin là một phần trong hoạt động tuyên truyền về tác hại của hóa chất, kháng sinh cấm nói chung. Đây là hoạt động thường xuyên, hàng năm Bộ đã chỉ đạo Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản phối hợp với các đơn vị truyền thông để xây dựng, phát sóng các chương trình phóng sự hoặc in ấn các tờ rơi, tờ dán nhằm tuyên truyền, phổ biến tới các đối tượng sản xuất, kinh doanh thủy sản về tác hại của hóa chất kháng sinh cấm.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng (để báo cáo);
– TT. Vũ Văn Tám;
– Tổng cục Thủy sản;
– Cục Thú y;
– Lưu
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Lương Lê Phương

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 3219/BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm soát Trifluralin trong sản phẩm tôm và thủy sản nuôi”