Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 3155/LĐTBXH-TCDN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc bổ sung nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình môn học Pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
——————–
Số: 3155/LĐTBXH-TCDN
V/v: Bổ sung nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình môn học Pháp luật.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2013

Kính gửi:
– Các Bộ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các cơ sở dạy nghề có đào tạo trình độ Trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
Thực hiện Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 – 2014, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề và các trường cao đẳng, đại học có đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề thực hiện ngay một số công việc sau:
1. Bổ sung nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình môn học Pháp luật đã được ban hành tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình môn học Pháp luật dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề để tổ chức giảng dạy từ năm học 2013 – 2014, cụ thể như sau:
a) Thời lượng bổ sung
– Bổ sung “Bài 5 – Phòng, chống tham nhũng” với tổng số 04 giờ, gồm 03 giờ lý thuyết và 01 giờ thảo luận vào Chương trình môn học Pháp luật, dùng cho khóa học trình độ trung cấp nghề.
– Bổ sung “Bài 10: Phòng, chống tham nhũng” với tổng số 05 giờ, gồm 04 giờ lý thuyết và 01 giờ thảo luận vào Chương trình môn học Pháp luật dùng cho khóa học trình độ cao đẳng nghề.
b) Nội dung bổ sung
Nội dung giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề bao gồm: khái niệm tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng.
Ngoài chương trình chính khóa, các cơ sở dạy nghề cần chủ động trong việc lựa chọn đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào các hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng học sinh, sinh viên thông qua một số hoạt động ngoại khóa sau: báo cáo chuyên đề trong tuần sinh hoạt công dân, học sinh, sinh viên hàng năm; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lồng ghép nội dung về phòng, chống tham nhũng vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ; xây dựng chuyên mục giáo dục phòng, chống tham nhũng trên trang thông tin điện tử.
2. Trên cơ sở tham khảo Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng do Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ) biên soạn và các tài liệu về phòng chống tham nhũng đăng tải tại Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ (www. thanhtra.gov.vn), các cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch giảng dạy, biên soạn đề cương bài giảng, giáo án; tổ chức giảng dạy; kiểm tra, đánh giá và tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên và đặc điểm của cơ sở.
3. Các Bộ, ngành, địa phương quản lý cơ sở dạy nghề chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng đối với các cơ sở dạy nghề trong phạm vi quản lý của đơn vị.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Thanh tra Chính phủ;
– Lưu: VT, TCDN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Phi

Thuộc tính văn bản
Công văn 3155/LĐTBXH-TCDN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc bổ sung nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình môn học Pháp luật
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 3155/LĐTBXH-TCDN Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Ngọc Phi
Ngày ban hành: 23/08/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
——————–
Số: 3155/LĐTBXH-TCDN
V/v: Bổ sung nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình môn học Pháp luật.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Hà Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2013

Kính gửi:
– Các Bộ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Các cơ sở dạy nghề có đào tạo trình độ Trung cấp nghề, cao đẳng nghề.
Thực hiện Quyết định số 137/2009/QĐ-TTg ngày 02/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013 – 2014, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề và các trường cao đẳng, đại học có đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề thực hiện ngay một số công việc sau:
1. Bổ sung nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình môn học Pháp luật đã được ban hành tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành chương trình môn học Pháp luật dùng cho các trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề để tổ chức giảng dạy từ năm học 2013 – 2014, cụ thể như sau:
a) Thời lượng bổ sung
– Bổ sung “Bài 5 – Phòng, chống tham nhũng” với tổng số 04 giờ, gồm 03 giờ lý thuyết và 01 giờ thảo luận vào Chương trình môn học Pháp luật, dùng cho khóa học trình độ trung cấp nghề.
– Bổ sung “Bài 10: Phòng, chống tham nhũng” với tổng số 05 giờ, gồm 04 giờ lý thuyết và 01 giờ thảo luận vào Chương trình môn học Pháp luật dùng cho khóa học trình độ cao đẳng nghề.
b) Nội dung bổ sung
Nội dung giáo dục về phòng, chống tham nhũng trong các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề bao gồm: khái niệm tham nhũng; nguyên nhân, hậu quả của tham nhũng; ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tham nhũng.
Ngoài chương trình chính khóa, các cơ sở dạy nghề cần chủ động trong việc lựa chọn đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào các hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng học sinh, sinh viên thông qua một số hoạt động ngoại khóa sau: báo cáo chuyên đề trong tuần sinh hoạt công dân, học sinh, sinh viên hàng năm; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lồng ghép nội dung về phòng, chống tham nhũng vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ; xây dựng chuyên mục giáo dục phòng, chống tham nhũng trên trang thông tin điện tử.
2. Trên cơ sở tham khảo Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng do Viện Khoa học Thanh tra (Thanh tra Chính phủ) biên soạn và các tài liệu về phòng chống tham nhũng đăng tải tại Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ (www. thanhtra.gov.vn), các cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch giảng dạy, biên soạn đề cương bài giảng, giáo án; tổ chức giảng dạy; kiểm tra, đánh giá và tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên và đặc điểm của cơ sở.
3. Các Bộ, ngành, địa phương quản lý cơ sở dạy nghề chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng đối với các cơ sở dạy nghề trong phạm vi quản lý của đơn vị.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Thanh tra Chính phủ;
– Lưu: VT, TCDN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Ngọc Phi

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 3155/LĐTBXH-TCDN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc bổ sung nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình môn học Pháp luật”