Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 3018/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ về việc thúc đẩy thương mại thị trường Liên bang Nga và SNG

CÔNG VĂN

CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 3018/VPCP-QHQT
NGÀY 4 THÁNG 6 NĂM 2002 VỀ VIỆC THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI
THỊ TRƯỜNG LB NGA VÀ SNG

Kính gửi: – Các Bộ Thương mại, Ngoại giao, Tài chính, Công nghiệp,

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế,

Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an,

– Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,

– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Xét báo cáo của Bộ Thương mại (Công văn số 0759/TM-XNK ngày 13 tháng 5 năm 2002) về kết quả khảo sát thị trường tại Liên Bàng Nga, Belarus và Ucraina, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm thay mặt Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

1. Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động xúc tiến thương mại, kể cả việc lập kho ngoại quan.

2. Đồng ý tổ chức triển lãm chuyên đề hàng xuất khẩu của Việt Nam tại Mát-xcơ-va trong quý II năm 2003. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan chuẩn bị đề án, tổ chức cuộc triển lãm này.

3. Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ tài chính cho các Trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

4. Bộ Tài chính và Bộ Thương mại nghiên cứu đề xuất các biện pháp hỗ trợ tài chính cho việc xuất khẩu hàng hoá, kể cả hàng hoá trở nợ sang Liên Bang Nga và hỗ trợ tài chính ban đầu cho các dự án đầu tư sản xuất, chế biến hàng nông sản tại các nước nói trên từ nguyên liệu và bán thành phẩm của Việt Nam.

5. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam khẩn trương thoả thuận với phía Liên bang Nga việc cung cấp tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp Nga nhập khẩu hàng Việt Nam.

6. Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tạo điều kiện cho các tổ chức Nga, Ucraina tham gia xây dựng các công trình thiết bị toàn bộ theo phương thức thanh toán một phần bằng hàng hoá của Việt Nam.

7. Bộ Ngoại giao xem xét lại các thoả thuận với bạn về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu công vụ để tránh rắc rối cho các đối tượng này khi đi Ucraina, Belarus và cùng Bộ Công an nghiên cứu đề xuất các biện pháp ổn định cộng đồng người Việt Nam tại các nước SNG, kể cả việc tạm thời hạn chế số người xuất cảnh với mục đích kiếm sống.

8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thúc đẩy việc ký kết Hiệp định liên Chính phủ với Liên bang Nga về lao động tạm thời của công dân hai nước.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết và thực hiện.

Thuộc tính văn bản
Công văn 3018/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ về việc thúc đẩy thương mại thị trường Liên bang Nga và SNG
Cơ quan ban hành: Văn phòng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 3018/VPCP-QHQT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Quốc Huy
Ngày ban hành: 04/06/2002 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

CÔNG VĂN

CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 3018/VPCP-QHQT
NGÀY 4 THÁNG 6 NĂM 2002 VỀ VIỆC THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI
THỊ TRƯỜNG LB NGA VÀ SNG

Kính gửi: – Các Bộ Thương mại, Ngoại giao, Tài chính, Công nghiệp,

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Y tế,

Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an,

– Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,

– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Xét báo cáo của Bộ Thương mại (Công văn số 0759/TM-XNK ngày 13 tháng 5 năm 2002) về kết quả khảo sát thị trường tại Liên Bàng Nga, Belarus và Ucraina, Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm thay mặt Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:

1. Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất các biện pháp hỗ trợ tài chính cho các hoạt động xúc tiến thương mại, kể cả việc lập kho ngoại quan.

2. Đồng ý tổ chức triển lãm chuyên đề hàng xuất khẩu của Việt Nam tại Mát-xcơ-va trong quý II năm 2003. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan chuẩn bị đề án, tổ chức cuộc triển lãm này.

3. Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ tài chính cho các Trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

4. Bộ Tài chính và Bộ Thương mại nghiên cứu đề xuất các biện pháp hỗ trợ tài chính cho việc xuất khẩu hàng hoá, kể cả hàng hoá trở nợ sang Liên Bang Nga và hỗ trợ tài chính ban đầu cho các dự án đầu tư sản xuất, chế biến hàng nông sản tại các nước nói trên từ nguyên liệu và bán thành phẩm của Việt Nam.

5. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam khẩn trương thoả thuận với phía Liên bang Nga việc cung cấp tín dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp Nga nhập khẩu hàng Việt Nam.

6. Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tạo điều kiện cho các tổ chức Nga, Ucraina tham gia xây dựng các công trình thiết bị toàn bộ theo phương thức thanh toán một phần bằng hàng hoá của Việt Nam.

7. Bộ Ngoại giao xem xét lại các thoả thuận với bạn về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu công vụ để tránh rắc rối cho các đối tượng này khi đi Ucraina, Belarus và cùng Bộ Công an nghiên cứu đề xuất các biện pháp ổn định cộng đồng người Việt Nam tại các nước SNG, kể cả việc tạm thời hạn chế số người xuất cảnh với mục đích kiếm sống.

8. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thúc đẩy việc ký kết Hiệp định liên Chính phủ với Liên bang Nga về lao động tạm thời của công dân hai nước.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết và thực hiện.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 3018/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ về việc thúc đẩy thương mại thị trường Liên bang Nga và SNG”