CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 2641/LĐTBXH-BHLĐ NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 2001 VỀ VIỆC
TỔ CHỨC TUẦN LỄ QUỐC GIA ATVSLĐ-PCCN LẦN THỨ TƯ
Kính gửi: – Các Bộ, ngành
– Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố TW
Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ lần thứ ba đã được tổ chức thành công trong phạm vi cả nước từ ngày 18 đến 24 tháng 3 năm 2001. Thay mặt Ban chỉ đạo Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã báo cáo nhanh Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện sự kiện này. Ngày 22 tháng 8 năm 2001, các đại biểu đại diện của Ban chỉ đạo Trung ương đã họp tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả việc tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ ba và thảo luận việc tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ tư. Thay mặt Ban chỉ đạo Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội xin thông báo một số ý kiến về việc tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ tư như sau:
1. Mục đích của việc tổ chức Tuần lễ An toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ lần thứ tư là: phát động một chiến dịch tuyên truyền sâu rộng đến các đơn vị sản xuất ở các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, của người sử dụng lao động và người lao động trong mọi lĩnh vực hoạt động lao động sản xuất của xã hội, trên cơ sở đó thúc đẩy các hoạt động về cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ người lao động tại nơi làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ, góp phần ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
2. Nội dung và cách thức tổ chức: theo Công văn số 3263/LĐTBXH-BHLĐ về việc “Hướng dẫn tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN hàng năm” do Bộ LĐTBXH thay mặt ban chỉ đạo Trung ương ký ban hành ngày 24 tháng 9 năm 1999. Các hoạt động của Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN cần được xã hội hoá, trở thành cao trào ở mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kể cả nông lâm ngư nghiệp và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác, đồng thời phải thiết thực, trọng tâm, nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém của đơn vị cơ sở, của ngành, của địa phương.
3. Về kinh phí: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5235/BKH-LĐVX ban hành ngày 10 tháng 8 năm 1999. Trong Công văn này đã chỉ rõ: hàng năm, các đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện mục tiêu về bảo hộ lao động (trong đó có kinh phí tổ chức Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ) của đơn vị mình và tổng hợp chung trong dự toán ngân sách của Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, để tổng hợp trình Chính phủ quyết định. Đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan chức năng liên quan lập dự trù kinh phí cần thiết để tổ chức thực hiện sự kiện này.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, các cơ quan văn hoá, thông tin, báo chí…) để đạt mục đích của việc tổ chức Tuần lễ quốc gia này.
5. Thời gian tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ tư sẽ tiến hành từ ngày 24 đến 30 tháng 3 năm 2002. Thành phố Hải Phòng là địa phương tổ chức các hoạt động mang tính Quốc gia.
Đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan và các ban ngành ở địa phương sớm có kế hoạch chủ động tổ chức thực hiện sự kiện này.
CÔNG VĂN
CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 2641/LĐTBXH-BHLĐ NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 2001 VỀ VIỆC
TỔ CHỨC TUẦN LỄ QUỐC GIA ATVSLĐ-PCCN LẦN THỨ TƯ
Kính gửi: – Các Bộ, ngành
– Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố TW
Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ lần thứ ba đã được tổ chức thành công trong phạm vi cả nước từ ngày 18 đến 24 tháng 3 năm 2001. Thay mặt Ban chỉ đạo Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã báo cáo nhanh Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện sự kiện này. Ngày 22 tháng 8 năm 2001, các đại biểu đại diện của Ban chỉ đạo Trung ương đã họp tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả việc tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ ba và thảo luận việc tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ tư. Thay mặt Ban chỉ đạo Trung ương, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội xin thông báo một số ý kiến về việc tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ tư như sau:
1. Mục đích của việc tổ chức Tuần lễ An toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ lần thứ tư là: phát động một chiến dịch tuyên truyền sâu rộng đến các đơn vị sản xuất ở các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý, của người sử dụng lao động và người lao động trong mọi lĩnh vực hoạt động lao động sản xuất của xã hội, trên cơ sở đó thúc đẩy các hoạt động về cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ người lao động tại nơi làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, phòng chống cháy nổ, góp phần ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
2. Nội dung và cách thức tổ chức: theo Công văn số 3263/LĐTBXH-BHLĐ về việc “Hướng dẫn tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN hàng năm” do Bộ LĐTBXH thay mặt ban chỉ đạo Trung ương ký ban hành ngày 24 tháng 9 năm 1999. Các hoạt động của Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN cần được xã hội hoá, trở thành cao trào ở mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kể cả nông lâm ngư nghiệp và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác, đồng thời phải thiết thực, trọng tâm, nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém của đơn vị cơ sở, của ngành, của địa phương.
3. Về kinh phí: thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5235/BKH-LĐVX ban hành ngày 10 tháng 8 năm 1999. Trong Công văn này đã chỉ rõ: hàng năm, các đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện mục tiêu về bảo hộ lao động (trong đó có kinh phí tổ chức Tuần lễ quốc gia an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ) của đơn vị mình và tổng hợp chung trong dự toán ngân sách của Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, để tổng hợp trình Chính phủ quyết định. Đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan chức năng liên quan lập dự trù kinh phí cần thiết để tổ chức thực hiện sự kiện này.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, các cơ quan văn hoá, thông tin, báo chí…) để đạt mục đích của việc tổ chức Tuần lễ quốc gia này.
5. Thời gian tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ tư sẽ tiến hành từ ngày 24 đến 30 tháng 3 năm 2002. Thành phố Hải Phòng là địa phương tổ chức các hoạt động mang tính Quốc gia.
Đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan và các ban ngành ở địa phương sớm có kế hoạch chủ động tổ chức thực hiện sự kiện này.
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.