BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——————–
Số: 2434/TCT-KK V/v: chính sách thuế
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————
Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2011
|
Kính gửi: Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng
Trả lời công văn số 62/CV-XDTLHP ngày 26/5/2011 của Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ tại Điểm 1.4 Mục II Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho chi cục thuế quản lý địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai đó”.
Căn cứ tại Điểm 6.1 Mục II Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%) trên doanh thu hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng với chi cục thuế quản lý địa phương nơi kinh doanh, bán hàng”.
Căn cứ tại Điểm 6.4 Mục II Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Khi khai thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu phát sinh và số thuế giá trị gia tăng đã nộp của doanh thu kinh doanh, xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh trong hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính. Số thuế đã nộp (theo chứng từ nộp tiền thuế) của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh được trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo tờ khai thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế tại trụ sở chính”.
Căn cứ Điểm 2 Mục VII Phần C Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế nộp thừa theo các cách sau:
2.1. Bù trừ số tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả bù trừ giữa các loại thuế với nhau.
2.2. Trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần nộp tiếp theo.
2.3. Hoàn trả khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt.
Trường hợp tiền thuế nộp thừa được để lại trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo trong cùng một loại thuế thì được thực hiện tự động trong hệ thống quản lý của cơ quan thuế, người nộp thuế không phải làm thủ tục bù trừ.
Trường hợp bù trừ giữa các loại tiền thuế, tiền phạt khác nhau hoặc hoàn thuế thì người nộp thuế phải thực hiện theo thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế theo quy định tại Phần G của Thông tư này. Khi bù trừ thuế, cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế và lệnh thu thuế cho các khoản tiền thuế, tiền phạt theo thứ tự quy định tại khoản 1 mục IV Phần này”.
Căn cứ vào các quy định trên trường hợp Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng thực hiện nhiều dự án xây dựng tại nhiều tỉnh, thành phố. Tại địa phương, nơi có các công trình xây dựng, Chủ đầu tư đã khấu trừ (02%) tiền thuế nộp cho Ngân sách địa phương và Công ty cũng đã trực tiếp kê khai, nộp thuế cho Chi cục Thuế địa phương theo đúng hướng dẫn tại Điểm 6.1 Mục II Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, sau khi quyết toán chính thức và thẩm định quyết toán thì số thuế GTGT thực nộp vào NSNN cao hơn số tiền thuế phải nộp (02%) tính trên doanh thu quyết toán chính thức của công trình. Như vậy, số tiền thuế GTGT chênh lệch trên Công ty được trừ vào số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính. Trường hợp sau khi trừ vào số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính, Công ty vẫn có số thuế nộp thừa thì số thuế nộp thừa này được để lại bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của lần tiếp theo và Công ty không phải làm thủ tục bù trừ.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng biết./.
Nơi nhận: – Như trên; – Vụ PC, CS; – Vụ TT-Hỗ trợ; – Cục Thuế Hải Phòng; – Cục Thuế tỉnh Nam Định; – Cục Thuế tỉnh Hà Nam; – Lưu: VT, KK.
|
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ KÊ KHAI VÀ KẾ TOÁN THUẾ
Phạm Quốc Thái
|
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ——————–
Số: 2434/TCT-KK V/v: chính sách thuế
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————
Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2011
|
Kính gửi: Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng
Trả lời công văn số 62/CV-XDTLHP ngày 26/5/2011 của Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ tại Điểm 1.4 Mục II Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh mà không thành lập đơn vị trực thuộc tại địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính (sau đây gọi là kinh doanh xây dựng lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh) thì người nộp thuế phải nộp hồ sơ khai thuế cho chi cục thuế quản lý địa phương có hoạt động xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai đó”.
Căn cứ tại Điểm 6.1 Mục II Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Người nộp thuế kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%) trên doanh thu hàng hóa, dịch vụ chưa có thuế giá trị gia tăng với chi cục thuế quản lý địa phương nơi kinh doanh, bán hàng”.
Căn cứ tại Điểm 6.4 Mục II Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “Khi khai thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế phải tổng hợp doanh thu phát sinh và số thuế giá trị gia tăng đã nộp của doanh thu kinh doanh, xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh trong hồ sơ khai thuế tại trụ sở chính. Số thuế đã nộp (theo chứng từ nộp tiền thuế) của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh được trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo tờ khai thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế tại trụ sở chính”.
Căn cứ Điểm 2 Mục VII Phần C Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn:
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế nộp thừa theo các cách sau:
2.1. Bù trừ số tiền thuế nộp thừa với số tiền thuế, tiền phạt còn nợ, kể cả bù trừ giữa các loại thuế với nhau.
2.2. Trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần nộp tiếp theo.
2.3. Hoàn trả khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền phạt.
Trường hợp tiền thuế nộp thừa được để lại trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo trong cùng một loại thuế thì được thực hiện tự động trong hệ thống quản lý của cơ quan thuế, người nộp thuế không phải làm thủ tục bù trừ.
Trường hợp bù trừ giữa các loại tiền thuế, tiền phạt khác nhau hoặc hoàn thuế thì người nộp thuế phải thực hiện theo thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế theo quy định tại Phần G của Thông tư này. Khi bù trừ thuế, cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế và lệnh thu thuế cho các khoản tiền thuế, tiền phạt theo thứ tự quy định tại khoản 1 mục IV Phần này”.
Căn cứ vào các quy định trên trường hợp Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng thực hiện nhiều dự án xây dựng tại nhiều tỉnh, thành phố. Tại địa phương, nơi có các công trình xây dựng, Chủ đầu tư đã khấu trừ (02%) tiền thuế nộp cho Ngân sách địa phương và Công ty cũng đã trực tiếp kê khai, nộp thuế cho Chi cục Thuế địa phương theo đúng hướng dẫn tại Điểm 6.1 Mục II Phần B Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, sau khi quyết toán chính thức và thẩm định quyết toán thì số thuế GTGT thực nộp vào NSNN cao hơn số tiền thuế phải nộp (02%) tính trên doanh thu quyết toán chính thức của công trình. Như vậy, số tiền thuế GTGT chênh lệch trên Công ty được trừ vào số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính. Trường hợp sau khi trừ vào số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính, Công ty vẫn có số thuế nộp thừa thì số thuế nộp thừa này được để lại bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của lần tiếp theo và Công ty không phải làm thủ tục bù trừ.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng biết./.
Nơi nhận: – Như trên; – Vụ PC, CS; – Vụ TT-Hỗ trợ; – Cục Thuế Hải Phòng; – Cục Thuế tỉnh Nam Định; – Cục Thuế tỉnh Hà Nam; – Lưu: VT, KK.
|
TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ KÊ KHAI VÀ KẾ TOÁN THUẾ
Phạm Quốc Thái
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.