Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 2337/LĐTBXH-QLLĐNN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ngăn ngừa tình trạng bỏ trốn của người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc và chấn chỉnh công tác đào tạo tiếng Hàn tại các địa phương

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

——————
Số: 2337/LĐTBXH-QLLĐNN
V/v: ngăn ngừa tình trạng bỏ trốn của người lao động VN ở Hàn Quốc và chấn chỉnh công tác đào tạo tiếng Hàn tại các địa phương.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2012
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc, trong những năm qua, mỗi năm ta đã đưa khoảng 15.000 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc. Lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc có việc làm ổn định, thu nhập cao, điều kiện làm việc đảm bảo.
Tuy nhiên, gần đây đã phát sinh tình trạng lao động ta hết hạn hợp đồng không về nước với tỷ lệ cao, ảnh hưởng xấu đến việc giữ và phát triển thị trường Hàn Quốc. Ngày 10/6/2011, Ban cán sự Đảng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Văn bản số 09/CV-BCS đề nghị Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền địa phương thực hiện một số giải pháp ngăn ngừa tình trạng này (gửi kèm theo).
Hiện nay, theo phản ánh của nhiều địa phương, có hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng tâm lý muốn đi làm việc tại Hàn Quốc của người lao động để quảng cáo, tổ chức các khóa học tiếng Hàn tràn lan, thu hút số lượng lớn người lao động theo học với mục đích tham gia các kỳ kiểm tra tiếng Hàn do phía Hàn Quốc và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức. Số lượng người lao động học tiếng Hàn cao gấp nhiều lần khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam của phía Hàn Quốc, gây lãng phí lớn về thời gian và chi phí cho người lao động, đồng thời dễ phát sinh tiêu cực.
Để tăng cường công tác quản lý xuất khẩu lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương.
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung tại Văn bản số 09/CV-BCS ngày 10/6/2011 của Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Rà soát, kiểm tra việc tổ chức dạy tiếng Hàn theo đúng quy định của pháp luật.
Xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng (để b/cáo);
– Lưu: VT, TTLĐNN; Cục QLLĐNN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Hòa

Thuộc tính văn bản
Công văn 2337/LĐTBXH-QLLĐNN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ngăn ngừa tình trạng bỏ trốn của người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc và chấn chỉnh công tác đào tạo tiếng Hàn tại các địa phương
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 2337/LĐTBXH-QLLĐNN Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Thanh Hòa
Ngày ban hành: 12/07/2012 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI

——————
Số: 2337/LĐTBXH-QLLĐNN
V/v: ngăn ngừa tình trạng bỏ trốn của người lao động VN ở Hàn Quốc và chấn chỉnh công tác đào tạo tiếng Hàn tại các địa phương.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 2012
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc, trong những năm qua, mỗi năm ta đã đưa khoảng 15.000 lao động sang làm việc tại Hàn Quốc. Lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc có việc làm ổn định, thu nhập cao, điều kiện làm việc đảm bảo.
Tuy nhiên, gần đây đã phát sinh tình trạng lao động ta hết hạn hợp đồng không về nước với tỷ lệ cao, ảnh hưởng xấu đến việc giữ và phát triển thị trường Hàn Quốc. Ngày 10/6/2011, Ban cán sự Đảng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Văn bản số 09/CV-BCS đề nghị Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền địa phương thực hiện một số giải pháp ngăn ngừa tình trạng này (gửi kèm theo).
Hiện nay, theo phản ánh của nhiều địa phương, có hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng tâm lý muốn đi làm việc tại Hàn Quốc của người lao động để quảng cáo, tổ chức các khóa học tiếng Hàn tràn lan, thu hút số lượng lớn người lao động theo học với mục đích tham gia các kỳ kiểm tra tiếng Hàn do phía Hàn Quốc và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp tổ chức. Số lượng người lao động học tiếng Hàn cao gấp nhiều lần khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam của phía Hàn Quốc, gây lãng phí lớn về thời gian và chi phí cho người lao động, đồng thời dễ phát sinh tiêu cực.
Để tăng cường công tác quản lý xuất khẩu lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương.
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung tại Văn bản số 09/CV-BCS ngày 10/6/2011 của Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Rà soát, kiểm tra việc tổ chức dạy tiếng Hàn theo đúng quy định của pháp luật.
Xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng (để b/cáo);
– Lưu: VT, TTLĐNN; Cục QLLĐNN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Thanh Hòa

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 2337/LĐTBXH-QLLĐNN của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ngăn ngừa tình trạng bỏ trốn của người lao động Việt Nam ở Hàn Quốc và chấn chỉnh công tác đào tạo tiếng Hàn tại các địa phương”