Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 1905/BTNMT-KH của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 của các Bộ, ngành

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
———————
Số: 1905/BTNMT-KH
V/v: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 của các Bộ, ngành
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2011
Kính gửi:
– Các Bộ, ban, ngành Trung ương;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể.
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 của các Bộ, ban, ngành Trung ương và cơ quan Trung ương của các đoàn thể (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành) như sau:
Phần thứ nhất.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NĂM 2010 VÀ NĂM 2011
1. Đánh giá tình hình quản lý môi trường theo thẩm quyền, chức năng của Bộ, ngành
– Tình hình triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường theo các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực; xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường; phối hợp trong công tác quản lý môi trường; tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
– Tình hình triển khai các nhiệm vụ của Bộ, ngành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt các đề án, dự án do Bộ, ngành chủ trì được nêu trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được ban hành kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 được ban hành kèm theo Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến tài nguyên và môi trường được ban hành kèm theo Quyết định số 67/2004/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước.
– Đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2010 và năm 2011
– Tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2010 và ước thực hiện năm 2011: nêu cụ thể danh mục các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và kinh phí đã bố trí để thực hiện; đơn vị thực hiện và kết quả, sản phẩm của các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường đã triển khai thực hiện; hiệu quả đầu tư nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường; số kinh phí đã giải ngân đến ngày 30 tháng 6 năm 2011 (theo mẫu gửi kèm tại Phụ lục 1).
– Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2011.
– Phân tích, đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
3. Kiến nghị và đề xuất
Qua việc triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2010 và năm 2011; trên cơ sở đánh giá, phân tích ở phần 1 và phần 2 nêu trên, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, cụ thể:
– Các kiến nghị về việc thực hiện các chỉ tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg.
– Các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
– Các kiến nghị khác.
Phần thứ hai.
KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2012
Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 gồm hai phần: phần thứ nhất về dự án nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách; phần thứ hai về các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
1. Các dự án, nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách tập trung vào những nội dung sau:
– Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ do Bộ, ngành chủ trì thực hiện được nêu trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường, Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Kế hoạch khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến tài nguyên và môi trường, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 và các văn bản định hướng về bảo vệ môi trường khác của Nhà nước.
– Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Đa dạng sinh học năm 2008; rà soát các tiêu chuẩn môi trường hiện hành, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật môi trường; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.
– Thực hiện quan trắc môi trường, xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020.
– Kiểm tra, hướng dẫn, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường ở những điểm nóng, bức xúc, trong đó tập trung xử lý ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt ở các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ – Đáy, sông Đồng Nai, nơi phát sinh dịch bệnh; xử lý chất thải rắn ở các đô thị, khu công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề, khu dân cư tập trung; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.
– Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
Ngoài các nhiệm vụ, dự án nêu trong mục 1, các Bộ, ngành chủ động bố trí kế hoạch thực hiện các nội dung sau:
– Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trong phạm vi ngành, lĩnh vực.
– Thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về môi trường; thống kê các chỉ tiêu tài nguyên môi trường và phát triển bền vững theo Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
– Quan trắc môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực mình quản lý; bảo đảm hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020.
– Xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo thẩm quyền; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực.
– Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
– Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Ngày đa dạng sinh học quốc tế, Ngày Đất ngập nước quốc tế, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn.
– Tăng cường năng lực cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở Bộ, ngành.
3. Yêu cầu
– Kế hoạch bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách nguồn sự nghiệp môi trường là một bộ phận và được tổng hợp chung trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 của các Bộ, ngành.
– Các dự án, nhiệm vụ phải có thuyết minh đề cương gửi kèm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và theo các biểu mẫu hướng dẫn ở các phụ lục kèm theo (báo cáo bằng phông chữ Time New Roman, Phụ lục trên Excel).
– Sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường đúng mục đích, chi tiêu đúng chế độ và có hiệu quả; tuân thủ các thủ tục, quy định nêu trong Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
– Đối với các dự án xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 và Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 đề nghị phải gửi hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Quyết định và định kỳ báo cáo hàng năm gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình bố trí kinh phí và kết quả thực hiện dự án hỗ trợ.
4. Tiến độ xây dựng kế hoạch
– Trước ngày 15 tháng 7 năm 2011: các Bộ, ngành gửi văn bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 theo mẫu Bảng tổng hợp và Thuyết minh đề cương nhiệm vụ, đề án, dự án tại các phụ lục kèm theo gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường với số lượng 04 bản. Đồng thời gửi file điện tử công văn và phụ lục đính kèm vào địa chỉ email: vukehoach@monre.gov.vn
– Từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8 năm 2011: Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức trao đổi về kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 với các Bộ, ngành với sự tham gia của: Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Tài chính (cấp Bộ hoặc cấp Vụ). Lịch làm việc do Bộ Tài nguyên và Môi trường sắp xếp và thông báo cụ thể sau.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có nảy sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để phối hợp giải quyết kịp thời, theo địa chỉ:
Vụ Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 83, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội; số điện thoại và fax: 04.37735619./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên (để báo cáo);
– Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến;
– Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội;
– Các đơn vị: Vụ TC; TCMT;
– Lưu: VT, KH (PH50b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Văn Đức

Thuộc tính văn bản
Công văn 1905/BTNMT-KH của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 của các Bộ, ngành
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1905/BTNMT-KH Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Văn Đức
Ngày ban hành: 31/05/2011 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
———————
Số: 1905/BTNMT-KH
V/v: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 của các Bộ, ngành
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2011
Kính gửi:
– Các Bộ, ban, ngành Trung ương;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể.
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 của các Bộ, ban, ngành Trung ương và cơ quan Trung ương của các đoàn thể (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành) như sau:
Phần thứ nhất.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NĂM 2010 VÀ NĂM 2011
1. Đánh giá tình hình quản lý môi trường theo thẩm quyền, chức năng của Bộ, ngành
– Tình hình triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường theo các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực; xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường; phối hợp trong công tác quản lý môi trường; tổ chức bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo vệ môi trường.
– Tình hình triển khai các nhiệm vụ của Bộ, ngành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt các đề án, dự án do Bộ, ngành chủ trì được nêu trong Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được ban hành kèm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 được ban hành kèm theo Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến tài nguyên và môi trường được ban hành kèm theo Quyết định số 67/2004/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam theo Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước.
– Đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2010 và năm 2011
– Tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2010 và ước thực hiện năm 2011: nêu cụ thể danh mục các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường và kinh phí đã bố trí để thực hiện; đơn vị thực hiện và kết quả, sản phẩm của các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường đã triển khai thực hiện; hiệu quả đầu tư nguồn ngân sách sự nghiệp môi trường; số kinh phí đã giải ngân đến ngày 30 tháng 6 năm 2011 (theo mẫu gửi kèm tại Phụ lục 1).
– Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2011.
– Phân tích, đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
3. Kiến nghị và đề xuất
Qua việc triển khai kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2010 và năm 2011; trên cơ sở đánh giá, phân tích ở phần 1 và phần 2 nêu trên, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, cụ thể:
– Các kiến nghị về việc thực hiện các chỉ tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm và Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg.
– Các kiến nghị, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
– Các kiến nghị khác.
Phần thứ hai.
KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2012
Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 gồm hai phần: phần thứ nhất về dự án nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách; phần thứ hai về các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng.
1. Các dự án, nhiệm vụ trọng điểm, cấp bách tập trung vào những nội dung sau:
– Triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ do Bộ, ngành chủ trì thực hiện được nêu trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường, Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, Kế hoạch khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến tài nguyên và môi trường, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam, Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 và các văn bản định hướng về bảo vệ môi trường khác của Nhà nước.
– Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Đa dạng sinh học năm 2008; rà soát các tiêu chuẩn môi trường hiện hành, xây dựng quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật môi trường; xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.
– Thực hiện quan trắc môi trường, xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020.
– Kiểm tra, hướng dẫn, phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường ở những điểm nóng, bức xúc, trong đó tập trung xử lý ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt ở các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ – Đáy, sông Đồng Nai, nơi phát sinh dịch bệnh; xử lý chất thải rắn ở các đô thị, khu công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề, khu dân cư tập trung; kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.
– Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Các dự án, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng
Ngoài các nhiệm vụ, dự án nêu trong mục 1, các Bộ, ngành chủ động bố trí kế hoạch thực hiện các nội dung sau:
– Đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trong phạm vi ngành, lĩnh vực.
– Thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về môi trường; thống kê các chỉ tiêu tài nguyên môi trường và phát triển bền vững theo Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
– Quan trắc môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực mình quản lý; bảo đảm hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020.
– Xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo thẩm quyền; lồng ghép nội dung, yêu cầu bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành, lĩnh vực.
– Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý.
– Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới, Ngày đa dạng sinh học quốc tế, Ngày Đất ngập nước quốc tế, Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn.
– Tăng cường năng lực cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở Bộ, ngành.
3. Yêu cầu
– Kế hoạch bảo vệ môi trường và dự toán ngân sách nguồn sự nghiệp môi trường là một bộ phận và được tổng hợp chung trong Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 của các Bộ, ngành.
– Các dự án, nhiệm vụ phải có thuyết minh đề cương gửi kèm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và theo các biểu mẫu hướng dẫn ở các phụ lục kèm theo (báo cáo bằng phông chữ Time New Roman, Phụ lục trên Excel).
– Sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường đúng mục đích, chi tiêu đúng chế độ và có hiệu quả; tuân thủ các thủ tục, quy định nêu trong Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 3 năm 2010 của liên Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.
– Đối với các dự án xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 và Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 đề nghị phải gửi hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Quyết định và định kỳ báo cáo hàng năm gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình bố trí kinh phí và kết quả thực hiện dự án hỗ trợ.
4. Tiến độ xây dựng kế hoạch
– Trước ngày 15 tháng 7 năm 2011: các Bộ, ngành gửi văn bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 theo mẫu Bảng tổng hợp và Thuyết minh đề cương nhiệm vụ, đề án, dự án tại các phụ lục kèm theo gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường với số lượng 04 bản. Đồng thời gửi file điện tử công văn và phụ lục đính kèm vào địa chỉ email: vukehoach@monre.gov.vn
– Từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 15 tháng 8 năm 2011: Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức trao đổi về kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 với các Bộ, ngành với sự tham gia của: Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Tài chính (cấp Bộ hoặc cấp Vụ). Lịch làm việc do Bộ Tài nguyên và Môi trường sắp xếp và thông báo cụ thể sau.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có nảy sinh vướng mắc, đề nghị liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để phối hợp giải quyết kịp thời, theo địa chỉ:
Vụ Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, số 83, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội; số điện thoại và fax: 04.37735619./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên (để báo cáo);
– Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến;
– Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội;
– Các đơn vị: Vụ TC; TCMT;
– Lưu: VT, KH (PH50b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Văn Đức

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 1905/BTNMT-KH của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 của các Bộ, ngành”