BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
———————–
Số: 1703/TCT-CS
V/v: Thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu.
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2011
|
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Nam Định.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 276/CT-THVNDT ngày 26/01/2011 của Cục thuế tỉnh Nam Định về thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu. Sau khi tổng hợp ý kiến tham gia của Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế, Vụ Tài chính ngân hàng – Bộ Tài chính và báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Theo quy định tại điểm 1.2 mục II phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về điều kiện để áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với hàng hoá xuất khẩu thì:
“1.2. Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện:
– Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
– Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
– Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu…”
Tại điểm 1.3.c.3 mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên hướng dẫn một số trường hợp cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng thì:
“+ Trường hợp cơ sở xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng nhưng phía nước ngoài uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán thì việc thanh toán theo uỷ quyền phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng – nếu có);
+ Trường hợp phía nước ngoài yêu cầu bên thứ 3 là tổ chức ở Việt Nam thanh toán bù trử công nợ với phía nước ngoài bằng thực hiện thanh toán qua ngân hàng số tiền phía nước ngoài phải thanh toán cho bên xuất khẩu và việc yêu cầu thanh toán bù trừ công nợ nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có) và có chứng từ thanh toán là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản bên thứ 3, đồng thời bên xuất khẩu phải xuất trình bản đối chiếu công nợ có xác nhận của bên nước ngoài và bên thứ 3”.
Theo trình bày của Cục thuế tỉnh Nam Định tại công văn số 276/CT-THVNDT nêu trên, nêu Công ty TNHH Việt Cường ký hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với ông Phạm Thanh Hải (khách hàng ở Angola), ông Phạm Thanh Hải uỷ quyền cho Công ty Amazén Salomas Comercial De Xa Vier Salomon Da Silva tại Angola (doanh nghiệp thứ ba) thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho lô hàng xuất khẩu của Công ty Việt Cường, sau đó doanh nghiệp thứ ba uỷ quyền tiếp cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Trường Xuân ở Việt Nam (doanh nghiệp thứ tư) chịu trách nhiệm thanh toán qua ngân hàng cho bên xuất khẩu (có chứng từ thanh toán do ngân hàng xác nhận), trong đó doanh nghiệp thứ tư đang thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng sắt vụn của doanh nghiệp thứ ba ở Angola, toàn bộ việc uỷ quyền thanh toán giữa các doanh nghiệp nêu trên đều được quy định tại hợp đồng và phụ lục hợp đồng, Công ty TNHH Việt Cường có bản đối chiếu công nợ với ông Phạm Thanh Hải về việc thanh toán tiền hàng và có biên bản đối chiếu công nợ (có xác nhận) giữa doanh nghiệp thứ ba và doanh nghiệp thứ tư thì hình thức thanh toán qua ngân hàng này được coi là đủ điều kiện về chứng từ thanh toán qua ngân hàng và Công ty TNHH Việt Cường được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào của số nguyên vật liệu tương ứng với lô hàng hoá mà Công ty đã xuất khẩu.
Đề nghị Cục thuế tỉnh Nam Định căn cứ quy định pháp luật và tình hình thực tế của doanh nghiệp để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Công ty TNHH Việt Cường;
– Công ty TNHH XNKTM Trường Xuân;
– Vụ PC, CST-BTC;
– Website TCT;
– Lưu: VT, PC, CS (6b).
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Cao Anh Tuấn
|
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
———————–
Số: 1703/TCT-CS
V/v: Thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu.
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2011
|
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Nam Định.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 276/CT-THVNDT ngày 26/01/2011 của Cục thuế tỉnh Nam Định về thanh toán qua ngân hàng đối với hoạt động xuất khẩu. Sau khi tổng hợp ý kiến tham gia của Vụ Chính sách thuế, Vụ Pháp chế, Vụ Tài chính ngân hàng – Bộ Tài chính và báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Theo quy định tại điểm 1.2 mục II phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về điều kiện để áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với hàng hoá xuất khẩu thì:
“1.2. Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% phải đáp ứng điều kiện:
– Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hoặc uỷ thác gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;
– Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
– Có tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu…”
Tại điểm 1.3.c.3 mục III phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên hướng dẫn một số trường hợp cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng thì:
“+ Trường hợp cơ sở xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng nhưng phía nước ngoài uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán thì việc thanh toán theo uỷ quyền phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng – nếu có);
+ Trường hợp phía nước ngoài yêu cầu bên thứ 3 là tổ chức ở Việt Nam thanh toán bù trử công nợ với phía nước ngoài bằng thực hiện thanh toán qua ngân hàng số tiền phía nước ngoài phải thanh toán cho bên xuất khẩu và việc yêu cầu thanh toán bù trừ công nợ nêu trên có quy định trong hợp đồng xuất khẩu (phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh hợp đồng- nếu có) và có chứng từ thanh toán là giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu về số tiền đã nhận được từ tài khoản bên thứ 3, đồng thời bên xuất khẩu phải xuất trình bản đối chiếu công nợ có xác nhận của bên nước ngoài và bên thứ 3”.
Theo trình bày của Cục thuế tỉnh Nam Định tại công văn số 276/CT-THVNDT nêu trên, nêu Công ty TNHH Việt Cường ký hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với ông Phạm Thanh Hải (khách hàng ở Angola), ông Phạm Thanh Hải uỷ quyền cho Công ty Amazén Salomas Comercial De Xa Vier Salomon Da Silva tại Angola (doanh nghiệp thứ ba) thực hiện thanh toán qua ngân hàng cho lô hàng xuất khẩu của Công ty Việt Cường, sau đó doanh nghiệp thứ ba uỷ quyền tiếp cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Trường Xuân ở Việt Nam (doanh nghiệp thứ tư) chịu trách nhiệm thanh toán qua ngân hàng cho bên xuất khẩu (có chứng từ thanh toán do ngân hàng xác nhận), trong đó doanh nghiệp thứ tư đang thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng sắt vụn của doanh nghiệp thứ ba ở Angola, toàn bộ việc uỷ quyền thanh toán giữa các doanh nghiệp nêu trên đều được quy định tại hợp đồng và phụ lục hợp đồng, Công ty TNHH Việt Cường có bản đối chiếu công nợ với ông Phạm Thanh Hải về việc thanh toán tiền hàng và có biên bản đối chiếu công nợ (có xác nhận) giữa doanh nghiệp thứ ba và doanh nghiệp thứ tư thì hình thức thanh toán qua ngân hàng này được coi là đủ điều kiện về chứng từ thanh toán qua ngân hàng và Công ty TNHH Việt Cường được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào của số nguyên vật liệu tương ứng với lô hàng hoá mà Công ty đã xuất khẩu.
Đề nghị Cục thuế tỉnh Nam Định căn cứ quy định pháp luật và tình hình thực tế của doanh nghiệp để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện theo quy định./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Công ty TNHH Việt Cường;
– Công ty TNHH XNKTM Trường Xuân;
– Vụ PC, CST-BTC;
– Website TCT;
– Lưu: VT, PC, CS (6b).
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
(Đã ký)
Cao Anh Tuấn
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.