BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——-
Số: 1592/LĐTBXH-BHXH
V/v Giải quyết vướng mắc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước năm 1995
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015
|
Kính gửi:
|
– Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; – Bảo hiểm xã hội Việt Nam; – Sở Lao động -Thương binh và Xã hội; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội nhận được Công văn số 145/TLĐ ngày 03/02/2015 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc giải quyết vướng mắc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước năm 1995, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về việc giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
a) Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, đối với những người vừa có đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng vừa có đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp khác thì chỉ được hưởng một chế độ trợ cấp cao hơn. Như vậy, đối với 24 trường hợp (mục II Phụ lục 12 gửi kèm Công văn số 145/TLĐ) đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng thì không thuộc diện hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố giải thích, trả lời để người lao động được biết.
b) Đối với các trường hợp đã được Tổng Công đoàn cấp giấy chứng nhận thương tật, sổ trợ cấp thương tật tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (mục III Phụ lục 12 gửi kèm Công văn số 145/TLĐ) và các trường hợp chưa được giám định thương tật hoặc chưa được xem xét, giải quyết (mục V Phụ lục 12 gửi kèm Công văn số 145/TLĐ), đề nghị Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định, lập hồ sơ giải quyết như đối với các trường hợp tồn đọng cá biệt.
Trường hợp có vướng mắc, đề nghị giải trình và đề xuất phương án giải quyết trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, kết luận và có văn bản gửi Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
c) Không có cơ sở để xem xét đối với 07 trường hợp người lao động đã chết, hồ sơ không đầy đủ theo quy định (mục IV Phụ lục 12 gửi kèm Công văn số 145/TLĐ).
2. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố tập hợp hồ sơ, phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố kiểm tra phần mềm quản lý, hồ sơ lưu trữ, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động xem xét, giải quyết theo hướng dẫn nêu trên.
Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Liên đoàn Lao động, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết đối với các trường hợp nêu tại Công văn số 145/TLĐ nêu trên và các trường hợp tương tự khác./.
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ trưởng (để báo cáo); – Lưu: VT, Vụ BHXH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân
|
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——-
Số: 1592/LĐTBXH-BHXH
V/v Giải quyết vướng mắc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước năm 1995
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015
|
Kính gửi:
|
– Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; – Bảo hiểm xã hội Việt Nam; – Sở Lao động -Thương binh và Xã hội; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội nhận được Công văn số 145/TLĐ ngày 03/02/2015 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc giải quyết vướng mắc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trước năm 1995, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về việc giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
a) Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, đối với những người vừa có đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng vừa có đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp khác thì chỉ được hưởng một chế độ trợ cấp cao hơn. Như vậy, đối với 24 trường hợp (mục II Phụ lục 12 gửi kèm Công văn số 145/TLĐ) đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng thì không thuộc diện hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố giải thích, trả lời để người lao động được biết.
b) Đối với các trường hợp đã được Tổng Công đoàn cấp giấy chứng nhận thương tật, sổ trợ cấp thương tật tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (mục III Phụ lục 12 gửi kèm Công văn số 145/TLĐ) và các trường hợp chưa được giám định thương tật hoặc chưa được xem xét, giải quyết (mục V Phụ lục 12 gửi kèm Công văn số 145/TLĐ), đề nghị Sở Lao động -Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định, lập hồ sơ giải quyết như đối với các trường hợp tồn đọng cá biệt.
Trường hợp có vướng mắc, đề nghị giải trình và đề xuất phương án giải quyết trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xem xét, kết luận và có văn bản gửi Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội.
c) Không có cơ sở để xem xét đối với 07 trường hợp người lao động đã chết, hồ sơ không đầy đủ theo quy định (mục IV Phụ lục 12 gửi kèm Công văn số 145/TLĐ).
2. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ đạo Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố tập hợp hồ sơ, phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố kiểm tra phần mềm quản lý, hồ sơ lưu trữ, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao động xem xét, giải quyết theo hướng dẫn nêu trên.
Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Liên đoàn Lao động, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết đối với các trường hợp nêu tại Công văn số 145/TLĐ nêu trên và các trường hợp tương tự khác./.
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ trưởng (để báo cáo); – Lưu: VT, Vụ BHXH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Phạm Minh Huân
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.