Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 1512/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc giải đáp vướng mắc về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
———–
Số: 1512/TCT-CS
V/v: Giải đáp vướng mắc về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2013
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Định
Trả lời công văn số 285/CT-TTHT ngày 1/2/2013 của Cục Thuế tỉnh Bình Định về việc đề xuất phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại Khoản 3, Điều 4, Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định:
“3. Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này”.
– Tại Điều 3, Thông tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định khai thác khoáng sản tận thu:
“1. Cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản tận thu phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu. Mức thu phí đối với khai thác khoáng sản tận thu theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 74/2011/NĐ-CP.
2. Những trường hợp sau đây được áp dụng mức thu phí đối với khai thác khoáng sản tận thu:
a) Hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ;
b) Hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản, nhưng có chức năng, nhiệm vụ hoặc có đăng ký kinh doanh, trong quá trình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ hoặc theo chuyên ngành đã đăng ký mà thu được khoáng sản (ví dụ thu được cát trong quá trình nạo vét lòng sông, thu được đá trong quá trình xây dựng các công trình thủy điện hoặc xây dựng các trường bắn);
Các trường hợp khác không thuộc quy định tại điểm a) và b) khoản 2 Điều này thì không được áp dụng theo mức phí đối với khai thác khoáng sản tận thu.
3. Cách tính phí đối với khai thác khoáng sản tận thu được thực hiện theo quy định tại Điều 1 Thông tư này”.
– Tại Khoản 1, Điều 65, Luật khoáng sản năm 2010 quy định khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình:
“1. Việc khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc thăm dò, khai thác trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư;
b) Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình; trường hợp quyết định khai thác thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản”.
– Tại Điều 67, Luật Khoáng sản năm 2010 quy định về khai thác khoáng sản tận thu quy định:
“Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ”,
– Tại Điều 66, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản quy định Diện tích khu vực khai thác tận thu khoáng sản:
“Diện tích khu vực khai thác tận thu của một giấy phép cấp cho một tổ chức không quá mười (10) ha, cho một cá nhân không quá một (01) ha”.
– Tại Quyết định số 103/GP-UBND ngày 3/12/2005 của UBND tỉnh Bình Định cấp phép cho Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ HBC khai thác khoáng sản: Diện tích khai thác là 15.9ha, công suất khai thác là 20.000 tấn/năm và thời gian khái thác đến ngày 30/6/2011.
Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Cục Thuế tỉnh Bình Định phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương để xác định hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ HBC có phải là hoạt động khai thác khoáng sản tận thu hay không? Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan chức năng Cục Thuế xác định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ HBC cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bình Định được biết./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ Pháp chế (BTC);
– Vụ Pháp chế (TCT);
– Lưu: VT, CS (2b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Cao Anh Tuấn

Thuộc tính văn bản
Công văn 1512/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc giải đáp vướng mắc về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thuế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1512/TCT-CS Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Cao Anh Tuấn
Ngày ban hành: 13/05/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
———–
Số: 1512/TCT-CS
V/v: Giải đáp vướng mắc về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2013
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Định
Trả lời công văn số 285/CT-TTHT ngày 1/2/2013 của Cục Thuế tỉnh Bình Định về việc đề xuất phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại Khoản 3, Điều 4, Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định:
“3. Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này”.
– Tại Điều 3, Thông tư số 158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định khai thác khoáng sản tận thu:
“1. Cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản tận thu phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu. Mức thu phí đối với khai thác khoáng sản tận thu theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 74/2011/NĐ-CP.
2. Những trường hợp sau đây được áp dụng mức thu phí đối với khai thác khoáng sản tận thu:
a) Hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ;
b) Hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản, nhưng có chức năng, nhiệm vụ hoặc có đăng ký kinh doanh, trong quá trình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ hoặc theo chuyên ngành đã đăng ký mà thu được khoáng sản (ví dụ thu được cát trong quá trình nạo vét lòng sông, thu được đá trong quá trình xây dựng các công trình thủy điện hoặc xây dựng các trường bắn);
Các trường hợp khác không thuộc quy định tại điểm a) và b) khoản 2 Điều này thì không được áp dụng theo mức phí đối với khai thác khoáng sản tận thu.
3. Cách tính phí đối với khai thác khoáng sản tận thu được thực hiện theo quy định tại Điều 1 Thông tư này”.
– Tại Khoản 1, Điều 65, Luật khoáng sản năm 2010 quy định khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình:
“1. Việc khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc thăm dò, khai thác trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư;
b) Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình; trường hợp quyết định khai thác thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản”.
– Tại Điều 67, Luật Khoáng sản năm 2010 quy định về khai thác khoáng sản tận thu quy định:
“Khai thác tận thu khoáng sản là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ”,
– Tại Điều 66, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản quy định Diện tích khu vực khai thác tận thu khoáng sản:
“Diện tích khu vực khai thác tận thu của một giấy phép cấp cho một tổ chức không quá mười (10) ha, cho một cá nhân không quá một (01) ha”.
– Tại Quyết định số 103/GP-UBND ngày 3/12/2005 của UBND tỉnh Bình Định cấp phép cho Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ HBC khai thác khoáng sản: Diện tích khai thác là 15.9ha, công suất khai thác là 20.000 tấn/năm và thời gian khái thác đến ngày 30/6/2011.
Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị Cục Thuế tỉnh Bình Định phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương để xác định hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ HBC có phải là hoạt động khai thác khoáng sản tận thu hay không? Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan chức năng Cục Thuế xác định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ HBC cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bình Định được biết./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ Pháp chế (BTC);
– Vụ Pháp chế (TCT);
– Lưu: VT, CS (2b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Cao Anh Tuấn

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 1512/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc giải đáp vướng mắc về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu”