BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ————
Số: 1488/TCT-CS
V/v: xử lý vi phạm về sử dụng hóa đơn
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
|
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Bạc Liêu
Trả lời công văn số 66/CT-TTr ngày 10/03/2010 của Cục thuế tỉnh Bạc liêu về việc xử lý vi phạm về sử dụng hóa đơn, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Khoản 2 Điều 14 Nghị định 98/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn có quy định.
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ các trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định không phải lập hóa đơn.”
Khoản 3 Điều 15 Nghị định 98/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhận, mua hóa đơn không đúng quy định cho mỗi hóa đơn sử dụng. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.”
Khoản 2 Điều 18 Nghị định 89/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“2. Tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn khi:
a) Có hành vi mua, bán hóa đơn không đúng quy định tại Nghị định này;
b) Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn và thuế quy định tại Nghị định này.
c) Thời gian tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn tối đa không quá 3 tháng kể từ ngày vi phạm tại điểm a khoản này bị phát hiện và từ ngày tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quyết định xử phạt tại điểm b khoản này. Nếu vi phạm được khắc phục trong thời gian sớm hơn 3 tháng thì việc tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn sẽ hết hiệu lực ngay sau ngày các vi phạm đã được khắc phục xong.
Trường hợp, quá thời hạn 3 tháng mà các vi phạm tại điểm a, b khoản này chưa được khắc phục thì áp dụng biện pháp quy định tại khoản 3 Điều này.”
Tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán …”
Tại điểm 1.2, 1.3, Mục VI, Phần B, Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn có quy định:
“1.2- Thời điểm lập hóa đơn: Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định ….
1.3- Hóa đơn phải sử dụng theo thứ tự, từ số nhỏ đến số lớn, không được dùng cách số”.
Căn cứ quy định trên, những hành vi của người nộp thuế (người bán hàng) nêu trong công văn của Cục thuế (ngày ghi trên hóa đơn cho người mua hàng trước người ngày nộp thuế mua quyền hóa đơn đó tại cơ quan thuế; không xuất hóa đơn tại thời điểm giao hàng mà xuất hóa đơn khi khách hàng thanh toán tiền nhưng ghi ngày trên hóa đơn là ngày giao hàng; sử dụng hóa đơn cách số, không liên tục hoặc ngày của số hóa đơn sau lại trước ngày của số hóa đơn trước) là không đúng quy định.
Đối với các hành vi nêu trên thì tùy theo tính chất, mức độ của từng hành vi vi phạm mà cơ quan thuế áp dụng những biện pháp xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 14, Khoản 3 Điều 15, Khoản 2 Điều 18 Nghị định 89/2002/NĐ-CP nêu trên hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử phạt về lĩnh vực kế toán. Trường hợp hành vi vi phạm dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế thì thực hiện xử phạt theo quy định tại Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 hướng dẫn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Bạc Liêu kiểm tra cụ thể, xác định rõ hành vi vi phạm, mức độ vi phạm các trường hợp để xử lý theo quy định.
Nơi nhận: – Như trên; – Vụ PC (BTC); – Vụ PC, (TCT); – Lưu: VT, Vụ CS (3);
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Phạm Duy Khương
|
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ————
Số: 1488/TCT-CS
V/v: xử lý vi phạm về sử dụng hóa đơn
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010
|
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Bạc Liêu
Trả lời công văn số 66/CT-TTr ngày 10/03/2010 của Cục thuế tỉnh Bạc liêu về việc xử lý vi phạm về sử dụng hóa đơn, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Khoản 2 Điều 14 Nghị định 98/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn có quy định.
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ các trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định không phải lập hóa đơn.”
Khoản 3 Điều 15 Nghị định 98/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nhận, mua hóa đơn không đúng quy định cho mỗi hóa đơn sử dụng. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.”
Khoản 2 Điều 18 Nghị định 89/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
“2. Tổ chức, cá nhân bị tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn khi:
a) Có hành vi mua, bán hóa đơn không đúng quy định tại Nghị định này;
b) Không thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn và thuế quy định tại Nghị định này.
c) Thời gian tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn tối đa không quá 3 tháng kể từ ngày vi phạm tại điểm a khoản này bị phát hiện và từ ngày tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quyết định xử phạt tại điểm b khoản này. Nếu vi phạm được khắc phục trong thời gian sớm hơn 3 tháng thì việc tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn sẽ hết hiệu lực ngay sau ngày các vi phạm đã được khắc phục xong.
Trường hợp, quá thời hạn 3 tháng mà các vi phạm tại điểm a, b khoản này chưa được khắc phục thì áp dụng biện pháp quy định tại khoản 3 Điều này.”
Tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán …”
Tại điểm 1.2, 1.3, Mục VI, Phần B, Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn có quy định:
“1.2- Thời điểm lập hóa đơn: Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định ….
1.3- Hóa đơn phải sử dụng theo thứ tự, từ số nhỏ đến số lớn, không được dùng cách số”.
Căn cứ quy định trên, những hành vi của người nộp thuế (người bán hàng) nêu trong công văn của Cục thuế (ngày ghi trên hóa đơn cho người mua hàng trước người ngày nộp thuế mua quyền hóa đơn đó tại cơ quan thuế; không xuất hóa đơn tại thời điểm giao hàng mà xuất hóa đơn khi khách hàng thanh toán tiền nhưng ghi ngày trên hóa đơn là ngày giao hàng; sử dụng hóa đơn cách số, không liên tục hoặc ngày của số hóa đơn sau lại trước ngày của số hóa đơn trước) là không đúng quy định.
Đối với các hành vi nêu trên thì tùy theo tính chất, mức độ của từng hành vi vi phạm mà cơ quan thuế áp dụng những biện pháp xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 14, Khoản 3 Điều 15, Khoản 2 Điều 18 Nghị định 89/2002/NĐ-CP nêu trên hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử phạt về lĩnh vực kế toán. Trường hợp hành vi vi phạm dẫn đến trốn thuế, gian lận thuế thì thực hiện xử phạt theo quy định tại Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 hướng dẫn xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Bạc Liêu kiểm tra cụ thể, xác định rõ hành vi vi phạm, mức độ vi phạm các trường hợp để xử lý theo quy định.
Nơi nhận: – Như trên; – Vụ PC (BTC); – Vụ PC, (TCT); – Lưu: VT, Vụ CS (3);
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Phạm Duy Khương
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.