Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 1483/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc giải thích Thông tư 07/2000/TT-TCHQ

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1483/TCHQ-GSQL
NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ VIỆC GIẢI THÍCH
THÔNG TƯ 07/2000/TT-TCHQ

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

Thời gian vừa qua, Tổng cục hải quan nhận được ý kiến của Hải quan một số địa phương đề nghị giải thích thêm một số điểm nêu tại Thông tư 07/2000/TT-TCHQ ngày 02/11/2000. Để Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện được thống nhất, Tổng cục Hải quan giải thích như sau:

PHẦN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

Điểm 1: Quy định nếu có sự thay đổi định mức gia công hoặc có sự điều chỉnh liên quan đến việc xuất khẩu sản phẩm thì phải cung cấp cho Hải quan trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.

Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị nêu rõ việc điều chỉnh lại định mức khi có thay đổi và đăng ký với cơ quan hải quan trước khi xuất khẩu chỉ có giá trị để áp dụng đối với các lô hàng xuất khẩu sau khi điều chỉnh mà thôi.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau: Việc điều chỉnh lại định mức xuất phát từ 2 lý do: định mức ban đầu là định mức tạm tính hoặc do thay đổi mã hàng.

Đối với trường hợp định mức ban đầu là định mức tạm tính thì trước khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã hàng, doanh nghiệp phải đăng ký định mức chính thức.

Trường hợp do thay đổi mã hàng, trước khi xuất khẩu mã hàng mới doanh nghiệp phải đăng ký định mức cho mã hàng này. Vì vậy, định mức điều chỉnh phải được hiểu là định mức này chỉ áp dụng cho mã hàng mới thay đổi, không thể áp dụng cho mã hàng trước khi điều chỉnh.

Điểm 3.2: Quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của hợp đồng gia công cho nước ngoài được kiểm tra tại kho của doanh nghiệp.

Cục Hải quan Hải phòng đề xuất đối với những lô hàng đóng ghép, kiểm hóa hộ đề nghị được kiểm tra tại kho của đơn vị đóng ghép, kho của đại lý vận tải thu gom hàng xuất khẩu. Những doanh nghiệp thuê gia công lại được kiểm tra hàng hóa tại kho của đơn vị gia công lại.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau:

Tại điểm 3.1 đã nói rõ: “Xí nghiệp của doanh nghiệp hoặc xí nghiệp của doanh nghiệp khác mà hợp đồng gia công được thực hiện tại đó”. Vì vậy, điểm 3.2 qui định được kiểm tra tại kho của doanh nghiệp được hiểu là bao gồm cả kho của doanh nghiệp gia công lại.


PHẦN II: GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH:

Điểm 2: Cục Hải quan Hải phòng đề nghị trong hợp đồng gia công không nên quy định trị giá nguyên phụ liệu, vật tư máy móc, thiết bị.

Tổng cục giải thích như sau: Điểm 2, mục II, Thông tư 07/2000/TT-TCHQ không qui định vấn đề này, mà được qui định tại Điều 12 Nghị định 57/1998/NĐ-CP. Hải quan không thể tự sửa Nghị định 57/1998/NĐ-CP được. Tuy nhiên, trị giá này có thể được 2 bên thỏa thuận thay đổi bằng phụ kiện hợp đồng.

PHẦN III: THỦ TỤC HẢI QUAN:

Điểm 2.1 và điểm 3.1: Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đề nghị đối với tờ khai xuất nhập khẩu gia công chỉ quy định 02 bản, các loại hình khác vẫn sử dụng 03 bản.

Tổng cục giải thích như sau: việc qui định 03 bản chính cho tờ khai xuất nhập khẩu gia công là để phù hợp với Thông tư 01/1999/TT-TCHQ ngày 10/5/1999 hướng dẫn Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ. Hiện nay, theo qui định chứng nhận thực xuất mới thì bộ hồ sơ phải có 03 tờ khai. Vì vậy, vẫn giữ 03 tờ khai như Thông tư 07/2000/TT-TCHQ. Vấn đề này sẽ được giải quyết khi ban hành tờ khai mới.

Điểm 2.1.a: Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị về thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư doanh nghiệp chỉ cần nộp bản chính hoặc bản sao của bảng kê chi tiết hàng hoá và Giám đốc doanh nghiệp có công văn cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng các bản sao nếu có gian lận.

Vấn đề này, Tổng cục có ý kiến như sau: Thông tư số 07/2000/TT-TCHQ quy định trong bộ hồ sơ nhập khẩu có 01 bản chính và 02 bản sao bảng kê chi tiết hàng hoá là để phù hợp với Thông tư số 01/1999/TT-TCHQ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/1999/NĐ-CP. Vì vậy, vẫn giữ nguyên như quy định tại Thông tư số 07/2000/TT-TCHQ.

Điểm 2.1.b: Cách thống kê tờ khai nhập khẩu vào bảng thống kê tờ khai (mẫu 01/GC) và điểm 3.3 cách thống kê tờ khai xuất khẩu vào bảng thống kê tờ khai (mẫu 03/GC):

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghi sử dụng một bảng thống kê mẫu 01/GC và 03/GC do Hải quan giữ để phục vụ cho việc đối chiếu và thanh khoản hợp đồng gia công và thực hiện đúng theo các bước hướng dẫn. Riêng 01 bảng doanh nghiệp giữ, Hải quan không cần thiết phải xác nhận bảng thống kê vì phần việc này thuộc doanh nghiệp quản lý theo dõi.

Vấn đề này, Tổng cục có ý kiến như sau: Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện như quy định tại Thông tư số 07/2000/TT-TCHQ. Khi chính thức áp dụng tin học vào theo dõi hàng gia công sẽ nghiên cứu điều chỉnh sau.

Khi thống kê tờ khai cần đề phòng trường hợp thống kê không đầy đủ sẽ dẫn đến thanh khoản không chính xác hoặc thất thoát thuế.

Điểm 2.2: Qui định “máy móc, thiết bị mượn phải được quy định cụ thể trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng về tên gọi, chủng loại, số lượng, chất lượng”.

Theo Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, muốn xác định được chất lượng thì tất cả máy móc, thiết bị nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu đều phải trưng cầu giám định. Điều này chưa phù hợp với Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và Quyết định 2019/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 1/12/1997 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau: Tại Điều 14 Nghị định 57/1998/NĐ-CP quy định: “Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị kể cả máy móc, thiết bị đã qua sử dụng phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu công nghệ”. Vì vậy, Thông tư 07/2000/TT-TCHQ quy định trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng phải ghi rõ chất lượng máy móc, thiết bị thuê mượn là phù hợp với Nghị định 57/1998/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu, Hải quan các địa phương cần kết hợp các văn bản quy định khác có liên quan để thực hiện.

Điểm 3.1: Qui định doanh nghiệp phải nộp văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu bên gia công cung ứng các nguyên phụ liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện) để Hải quan theo dõi trừ lùi.

Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thì đây là trách nhiệm và nhiệm vụ của Bộ Thương mại – nơi cấp, theo dõi, quản lý hạn ngạch. Do đó, Hải quan không cần thiết phải lập lại động tác này nữa.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau: Hạn ngạch và giấy phép nêu tại điểm này là hạn ngạch và giấy phép quy định hạn mức xuất khẩu của nguyên phụ liệu cung ứng, nếu nguyên phụ liệu này thuộc mặt hàng xuất khẩu có hạn ngạch hoặc văn bản phân bổ hạn mức. Thông tư07/2000/TT-TCHQ và Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ Thương mại (điểm 3.a phần II) cũng đã nói rõ vấn đề này. đây Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã nhầm lẫn sang hạn ngạch của sản phẩm dệt may.

Về việc theo dõi hạn ngạch dệt may vào thị trường có hạn ngạch, Bộ Thương mại đã thống nhất tại công văn số 0799/TM/XNK ngày 03/4/2001 là chỉ do các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực thực hiện, Hải quan không theo dõi trừ lùi hạn ngạch dệt may nữa (công văn số 0799/TM/XNK ngày 03/4/2001 của Bộ Thương mại, Tổng cục đã sao gửi Hải quan các địa phương để thực hiện).

Điểm 3.2: Qui định: Trường hợp nguyên liệu chính còn phải trải qua một quá trình xử lý trước khi đưa vào sản xuất ra sản phẩm (ví dụ như len sợi phải nhuộm…) nên hình thức không còn như khi nhập khẩu thì người nhận gia công phải có văn bản thông báo với cơ quan Hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng đúng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu, Hải quan căn cứ vào tình chất của nguyên liệu để đối chiếu, nếu có nghi ngờ thì yêu cầu giám định.

Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị doanh nghiệp không cần có văn bản thông báo với cơ quan Hải quan vì theo luật định doanh nghiệp đã chịu trách nhiệm về định mức đã đăng ký với cơ quan Hải quan để giảm bớt thủ tục không cần thiết.

Tổng cục giải thích như sau: Việc yêu cầu doanh nghiệp phải có công văn thông báo là đề xuất của Cục Hải quan Hà Nội, Hải quan Hải phòng để Hải quan biết trước, không lập biên bản đối với trường hợp khi đối chiếu mẫu nguyên phụ liệu với sản phẩm nếu có sự sai khác do các nguyên nhân trên. Vì vậy, vẫn giữ nguyên như Thông tư 07/2000/TT-TCHQ.

Điểm 4: Thủ tục chuyển nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị mượn từ hợp đồng này sang hợp đồng khác:

Điểm 4.1: Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị doanh nghiệp phải có cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu cũng như việc chuyển giao nguyên phụ liệu, vật tư máy móc, thiết bị sang hợp đồng sau để theo dõi tiếp. Hải quan khi tiếp nhận công văn thông báo chỉ đóng dấu tiếp nhận để xác định thời điểm nhận mà không xác nhận vào công văn để có cơ sở kiểm tra xử lý sau thông quan.

Tổng cục giải thích như sau: trong Thông tư 07/2000/TT-TCHQ quy định văn bản thông báo này có giá trị như tờ khai xuất khẩu và tờ khai nhập khẩu, có nghĩa là doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về khai báo của mình như khi khai báo trên tờ khai, không cần yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm văn bản cam kết.

Điểm 4.4: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị bổ sung vào điểm 4.4 “Trường hợp không cùng đối tác thuê gia công và khác đối tác nhận gia công”.

Tổng cục có ý kiến như sau: Điểm 4.4 Thông tư 07/2000/TT-TCHQ quy định chuyển nguyên phụ liệu đối với trường hợp không cùng đối tác thuê gia công, không nói cùng hay khác đối tác nhận gia công, có nghĩa là cùng hay khác đối tác nhận gia công đều làm theo quy định này. Như vậy, trường hợp không cùng đối tác thuê và khác đối tác nhận gia công cũng đã được quy định tại điểm 4.4, không cần bổ sung thêm nữa.

– Cục Hải quan TP . Hồ Chí Minh thắc mắc: điểm 4.4 và điểm 5.5 giống nhau là cùng đối tác thuê gia công nhưng thủ tục giao nhận lại khác nhau.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau: Điểm 4.4 là quy định chuyển nguyên phụ liệu từ hợp đồng này sang hợp đồng khác, công văn 1723/TM-ĐT hướng dẫn thực hiện theo phương thức xuất nhập khẩu tại chỗ; điểm 5.5 quy định giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp. Như vậy, đây là 2 vấn đề khác nhau, chứ không phải giống nhau.

Điểm 4.5: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị bổ sung “nguyên phụ liệu chuyển từ hợp đồng này sang hợp đồng khác cùng đối tác, khác công ty nhưng cùng Hải quan quản lý cho phép sử dụng mẫu lưu nguyên liệu chính của hợp đồng trước chuyển sang. Trường hợp Hải quan bên nhận và Hải quan bên giao ở xa, không có điều kiện để doanh nghiệp xuất trình mẫu lưu nguyên phụ liệu do Hải quan làm thủ tục nhập khẩu trước đây để Hải quan bên nhận đối chiếu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đề nghị Hải quan bên giao đối chiếu mẫu lưu nếu doanh nghiệp có yêu cầu”.

Tổng cục có ý kiến như sau: Trường hợp cùng đơn vị Hải quan quản lý thì có thể sử dụng mẫu nguyên phụ liệu của hợp đồng trước như đề nghị của Hải quan TP. Hồ Chí Minh. Trường hợp này chỉ thực hiện được nếu nguyên phụ liệu chuyển sau khi hợp đồng trước đã kết thúc. Việc này tuỳ từng trường hợp cụ thể Hải quan địa phương quyết định.

Còn việc Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị Hải quan bên giao đối chiếu mẫu là không đúng, vì Hải quan bên nhận là người kiểm hoá và chịu trách nhiệm về hợp đồng gia công mới nên phải chịu trách nhiệm đối chiếu mẫu.

Điểm 5: Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ:

Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị hướng dẫn thêm thủ tục chuyển giao máy móc, thiết bị nguyên phụ liệu trong trường hợp không cùng cả đối tác thuê và nhận gia công và khác đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng được thực hiện tương tự như các bước thủ tục quy định đối với hàng hoá gia công chuyển tiếp như đã nêu căn cứ vào thoả thuận của hai bên theo 02 hợp đồng gia công đã ký.

Tổng cục giải thích như sau: Như đã nêu ở trên, việc chuyển nguyên phụ liệu không cùng đối tác thuê gia công, văn bản 1723/TM-ĐT của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện theo phương thức xuất nhập khẩu tại chỗ, nên không thực hiện như chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp.

Khoản b Điều 9: Trường hợp nguyên phụ liệu do bên nhận gia công trực tiếp mua từ nước ngoài để phục vụ hợp đồng gia công, Thông tư 07/2000/TT-TCHQ quy định: làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu.

Cục hải quan Cần Thơ đề nghị cho nhập theo loại hình gia công.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau: Việc doanh nghiệp tự ký hợp đồng mua nguyên phụ liệu từ nước ngoài về để cung ứng là hình thức mua đứt bán đoạn. Do đó, phải làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu như quy định tại Thông tư 07/2000/TT-TCHQ. Về vấn đề hoàn thuế nguyên phụ liệu cung ứng, Bộ Tài chính đã có văn bản số 1025/TC/TCT ngày 9/2/2001 và Tổng cục Hải quan có công văn số 1026/TCHQ-KTTT ngày 20/3/2001 hướng dẫn cụ thể. Theo đó, khi thực xuất khẩu sản phẩm gia công có sử dụng nguyên phụ liệu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu thì thực hiện thanh khoản tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, không phải chờ đến lúc thanh khoản hợp đồng gia công như ý kiến của Hải quan Cần Thơ. Vì vậy, vẫn giữ nguyên như quy định tại Thông tư07/2000/TT-TCHQ.

Điểm 10: Thủ tục thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 18 của Nghị định:

Điểm 10.1 quy định: “Trường hợp định mức ghi trong hợp đồng chỉ mới là định mức tạm tính thì việc điều chỉnh lại định mức phải được hai bên ký kết hợp đồng gia công thoả thuận bằng phụ kiện hợp đồng …”.

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị định mức dự kiến của hợp đồng đã được hai bên thoả thuận ban đầu chỉ là định mức tạm tính, nếu định mức thấp hơn định mức thực tế thì Hải quan chấp nhận theo định mức thực tế. Nếu định mức thực tế cao hơn định mức tạm tính thì hai bên phải ký kết hợp đồng gia công thoả thuận bằng phụ kiện hợp đồng.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau: Xuất phát từ quan hệ sở hữu nguyên phụ liệu và sản phẩm gia công thuộc quyền sở hữu của bên thuê gia công. Do đó, bên nhận gia công không thể tự điều chỉnh được. Vì vậy, cần phải điều chỉnh định mức qua việc ký phụ lục hợp đồng.

+ Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị chỉ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình các bảng thông số, sơ đồ kỹ thuật cho Hải quan trong trường hợp sản phẩm không thể lưu mẫu được do đã đề nghị xuất trình mẫu định mức khi đăng ký. Đồng thời cần quy định rõ việc bảo quản các bảng thông số, sơ đồ kỹ thuật có liên quan đến định mức thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc kiểm tra đến khi thanh lý dứt điểm hợp đồng.

Vấn đề này, Tổng cục Hải quan giải thích như sau: Việc lưu mẫu sản phẩm Tổng cục đã bãi bỏ, nên không đề cập lưu mẫu sản phẩm nữa. Để thay thế mẫu sản phẩm,Thông tư 07/2000/TT-TCHQ đã quy định kèm theo bảng định mức là phần giới thiệu các thông số sản phẩm hoặc bản vẽ sơ đồ kỹ thuật của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức.

Về việc giới thiệu các thông số của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức hoặc bản vẽ sơ đồ kỹ thuật của sản phẩm, doanh nghiệp chỉ cần nêu qui cách của sản phẩm (ví dụ đối với áo jacket chỉ cần nêu cỡ áo, dài, rộng, mấy lớp…).

Điểm 10.3: Quy định “Chậm nhất 03 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng gia công, bên nhận gia công phải hoàn tất việc thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan (bao gồm cả việc giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa…).

– Hải quan Hải phòng đề nghị thời hạn 03 tháng chỉ để đối chiếu hồ sơ thanh khoản, không bao gồm giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa.

Vấn đề này, Tổng cục có ý kiến như sau:

Nghị định 57/1998/NĐ-CP qui định khi kết thúc hợp đồng doanh nghiệp phải thanh khoản hợp đồng; trước đây Thông tư 72A của Bộ Tài chính qui định chậm nhất sau 45 ngày phải thanh khoản xong; Thông tư 07/2000/TT-TCHQ qui định 3 tháng là đã dài hơn các qui định trướcrất nhiều. Nếu việc thanh khoản chỉ dừng ở mức đối chiếu hồ sơ, còn nguyên phụ liệu dư thừa doanh nghiệp không nộp thuế, không tái xuất, không chuyển sang hợp đồng khác thì Hải quan không thể kết thúc việc theo dõi hợp đồng này được. Việc Hải quan Hải phòng báo cáo có hợp đồng đối chiếu thanh khoản từ năm 1998 mà đến nay vẫn chưa giải quyết nguyên phụ liệu dư thừa là trường hợp cá biệt và thuộc trách nhiệm của Hải quan Hải phòng không có biện pháp đối với doanh nghiệp này. Để tránh doanh nghiệp chây ỳ trong việc giải quyết nguyên phụ liệu dư thừa, quy định về thời hạn thanh khoản vẫn giữ nguyên như Thông tư 07/2000/TT-TCHQ.

Cục Giám sát quản lý xin giải thích để Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh vượt thầm quyền thì đề nghị báo cáo kèm theo ý kiến đề xuất gửi Tổng cục để có chỉ đạo kịp thời.

Thuộc tính văn bản
Công văn 1483/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc giải thích Thông tư 07/2000/TT-TCHQ
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1483/TCHQ-GSQL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Phạm Thanh Bình
Ngày ban hành: 17/04/2001 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu , Hải quan

CÔNG VĂN

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 1483/TCHQ-GSQL
NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ VIỆC GIẢI THÍCH
THÔNG TƯ 07/2000/TT-TCHQ

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

Thời gian vừa qua, Tổng cục hải quan nhận được ý kiến của Hải quan một số địa phương đề nghị giải thích thêm một số điểm nêu tại Thông tư 07/2000/TT-TCHQ ngày 02/11/2000. Để Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện được thống nhất, Tổng cục Hải quan giải thích như sau:

PHẦN I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

Điểm 1: Quy định nếu có sự thay đổi định mức gia công hoặc có sự điều chỉnh liên quan đến việc xuất khẩu sản phẩm thì phải cung cấp cho Hải quan trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.

Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị nêu rõ việc điều chỉnh lại định mức khi có thay đổi và đăng ký với cơ quan hải quan trước khi xuất khẩu chỉ có giá trị để áp dụng đối với các lô hàng xuất khẩu sau khi điều chỉnh mà thôi.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau: Việc điều chỉnh lại định mức xuất phát từ 2 lý do: định mức ban đầu là định mức tạm tính hoặc do thay đổi mã hàng.

Đối với trường hợp định mức ban đầu là định mức tạm tính thì trước khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên của mã hàng, doanh nghiệp phải đăng ký định mức chính thức.

Trường hợp do thay đổi mã hàng, trước khi xuất khẩu mã hàng mới doanh nghiệp phải đăng ký định mức cho mã hàng này. Vì vậy, định mức điều chỉnh phải được hiểu là định mức này chỉ áp dụng cho mã hàng mới thay đổi, không thể áp dụng cho mã hàng trước khi điều chỉnh.

Điểm 3.2: Quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của hợp đồng gia công cho nước ngoài được kiểm tra tại kho của doanh nghiệp.

Cục Hải quan Hải phòng đề xuất đối với những lô hàng đóng ghép, kiểm hóa hộ đề nghị được kiểm tra tại kho của đơn vị đóng ghép, kho của đại lý vận tải thu gom hàng xuất khẩu. Những doanh nghiệp thuê gia công lại được kiểm tra hàng hóa tại kho của đơn vị gia công lại.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau:

Tại điểm 3.1 đã nói rõ: “Xí nghiệp của doanh nghiệp hoặc xí nghiệp của doanh nghiệp khác mà hợp đồng gia công được thực hiện tại đó”. Vì vậy, điểm 3.2 qui định được kiểm tra tại kho của doanh nghiệp được hiểu là bao gồm cả kho của doanh nghiệp gia công lại.


PHẦN II: GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH:

Điểm 2: Cục Hải quan Hải phòng đề nghị trong hợp đồng gia công không nên quy định trị giá nguyên phụ liệu, vật tư máy móc, thiết bị.

Tổng cục giải thích như sau: Điểm 2, mục II, Thông tư 07/2000/TT-TCHQ không qui định vấn đề này, mà được qui định tại Điều 12 Nghị định 57/1998/NĐ-CP. Hải quan không thể tự sửa Nghị định 57/1998/NĐ-CP được. Tuy nhiên, trị giá này có thể được 2 bên thỏa thuận thay đổi bằng phụ kiện hợp đồng.

PHẦN III: THỦ TỤC HẢI QUAN:

Điểm 2.1 và điểm 3.1: Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đề nghị đối với tờ khai xuất nhập khẩu gia công chỉ quy định 02 bản, các loại hình khác vẫn sử dụng 03 bản.

Tổng cục giải thích như sau: việc qui định 03 bản chính cho tờ khai xuất nhập khẩu gia công là để phù hợp với Thông tư 01/1999/TT-TCHQ ngày 10/5/1999 hướng dẫn Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ. Hiện nay, theo qui định chứng nhận thực xuất mới thì bộ hồ sơ phải có 03 tờ khai. Vì vậy, vẫn giữ 03 tờ khai như Thông tư 07/2000/TT-TCHQ. Vấn đề này sẽ được giải quyết khi ban hành tờ khai mới.

Điểm 2.1.a: Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị về thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư doanh nghiệp chỉ cần nộp bản chính hoặc bản sao của bảng kê chi tiết hàng hoá và Giám đốc doanh nghiệp có công văn cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng các bản sao nếu có gian lận.

Vấn đề này, Tổng cục có ý kiến như sau: Thông tư số 07/2000/TT-TCHQ quy định trong bộ hồ sơ nhập khẩu có 01 bản chính và 02 bản sao bảng kê chi tiết hàng hoá là để phù hợp với Thông tư số 01/1999/TT-TCHQ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 16/1999/NĐ-CP. Vì vậy, vẫn giữ nguyên như quy định tại Thông tư số 07/2000/TT-TCHQ.

Điểm 2.1.b: Cách thống kê tờ khai nhập khẩu vào bảng thống kê tờ khai (mẫu 01/GC) và điểm 3.3 cách thống kê tờ khai xuất khẩu vào bảng thống kê tờ khai (mẫu 03/GC):

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghi sử dụng một bảng thống kê mẫu 01/GC và 03/GC do Hải quan giữ để phục vụ cho việc đối chiếu và thanh khoản hợp đồng gia công và thực hiện đúng theo các bước hướng dẫn. Riêng 01 bảng doanh nghiệp giữ, Hải quan không cần thiết phải xác nhận bảng thống kê vì phần việc này thuộc doanh nghiệp quản lý theo dõi.

Vấn đề này, Tổng cục có ý kiến như sau: Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện như quy định tại Thông tư số 07/2000/TT-TCHQ. Khi chính thức áp dụng tin học vào theo dõi hàng gia công sẽ nghiên cứu điều chỉnh sau.

Khi thống kê tờ khai cần đề phòng trường hợp thống kê không đầy đủ sẽ dẫn đến thanh khoản không chính xác hoặc thất thoát thuế.

Điểm 2.2: Qui định “máy móc, thiết bị mượn phải được quy định cụ thể trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng về tên gọi, chủng loại, số lượng, chất lượng”.

Theo Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, muốn xác định được chất lượng thì tất cả máy móc, thiết bị nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu đều phải trưng cầu giám định. Điều này chưa phù hợp với Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ và Quyết định 2019/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 1/12/1997 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau: Tại Điều 14 Nghị định 57/1998/NĐ-CP quy định: “Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị kể cả máy móc, thiết bị đã qua sử dụng phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu công nghệ”. Vì vậy, Thông tư 07/2000/TT-TCHQ quy định trong hợp đồng/phụ kiện hợp đồng phải ghi rõ chất lượng máy móc, thiết bị thuê mượn là phù hợp với Nghị định 57/1998/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu, Hải quan các địa phương cần kết hợp các văn bản quy định khác có liên quan để thực hiện.

Điểm 3.1: Qui định doanh nghiệp phải nộp văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu bên gia công cung ứng các nguyên phụ liệu, vật tư thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện) để Hải quan theo dõi trừ lùi.

Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thì đây là trách nhiệm và nhiệm vụ của Bộ Thương mại – nơi cấp, theo dõi, quản lý hạn ngạch. Do đó, Hải quan không cần thiết phải lập lại động tác này nữa.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau: Hạn ngạch và giấy phép nêu tại điểm này là hạn ngạch và giấy phép quy định hạn mức xuất khẩu của nguyên phụ liệu cung ứng, nếu nguyên phụ liệu này thuộc mặt hàng xuất khẩu có hạn ngạch hoặc văn bản phân bổ hạn mức. Thông tư07/2000/TT-TCHQ và Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 của Bộ Thương mại (điểm 3.a phần II) cũng đã nói rõ vấn đề này. đây Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã nhầm lẫn sang hạn ngạch của sản phẩm dệt may.

Về việc theo dõi hạn ngạch dệt may vào thị trường có hạn ngạch, Bộ Thương mại đã thống nhất tại công văn số 0799/TM/XNK ngày 03/4/2001 là chỉ do các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực thực hiện, Hải quan không theo dõi trừ lùi hạn ngạch dệt may nữa (công văn số 0799/TM/XNK ngày 03/4/2001 của Bộ Thương mại, Tổng cục đã sao gửi Hải quan các địa phương để thực hiện).

Điểm 3.2: Qui định: Trường hợp nguyên liệu chính còn phải trải qua một quá trình xử lý trước khi đưa vào sản xuất ra sản phẩm (ví dụ như len sợi phải nhuộm…) nên hình thức không còn như khi nhập khẩu thì người nhận gia công phải có văn bản thông báo với cơ quan Hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng đúng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu, Hải quan căn cứ vào tình chất của nguyên liệu để đối chiếu, nếu có nghi ngờ thì yêu cầu giám định.

Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị doanh nghiệp không cần có văn bản thông báo với cơ quan Hải quan vì theo luật định doanh nghiệp đã chịu trách nhiệm về định mức đã đăng ký với cơ quan Hải quan để giảm bớt thủ tục không cần thiết.

Tổng cục giải thích như sau: Việc yêu cầu doanh nghiệp phải có công văn thông báo là đề xuất của Cục Hải quan Hà Nội, Hải quan Hải phòng để Hải quan biết trước, không lập biên bản đối với trường hợp khi đối chiếu mẫu nguyên phụ liệu với sản phẩm nếu có sự sai khác do các nguyên nhân trên. Vì vậy, vẫn giữ nguyên như Thông tư 07/2000/TT-TCHQ.

Điểm 4: Thủ tục chuyển nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị mượn từ hợp đồng này sang hợp đồng khác:

Điểm 4.1: Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị doanh nghiệp phải có cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu cũng như việc chuyển giao nguyên phụ liệu, vật tư máy móc, thiết bị sang hợp đồng sau để theo dõi tiếp. Hải quan khi tiếp nhận công văn thông báo chỉ đóng dấu tiếp nhận để xác định thời điểm nhận mà không xác nhận vào công văn để có cơ sở kiểm tra xử lý sau thông quan.

Tổng cục giải thích như sau: trong Thông tư 07/2000/TT-TCHQ quy định văn bản thông báo này có giá trị như tờ khai xuất khẩu và tờ khai nhập khẩu, có nghĩa là doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về khai báo của mình như khi khai báo trên tờ khai, không cần yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm văn bản cam kết.

Điểm 4.4: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị bổ sung vào điểm 4.4 “Trường hợp không cùng đối tác thuê gia công và khác đối tác nhận gia công”.

Tổng cục có ý kiến như sau: Điểm 4.4 Thông tư 07/2000/TT-TCHQ quy định chuyển nguyên phụ liệu đối với trường hợp không cùng đối tác thuê gia công, không nói cùng hay khác đối tác nhận gia công, có nghĩa là cùng hay khác đối tác nhận gia công đều làm theo quy định này. Như vậy, trường hợp không cùng đối tác thuê và khác đối tác nhận gia công cũng đã được quy định tại điểm 4.4, không cần bổ sung thêm nữa.

– Cục Hải quan TP . Hồ Chí Minh thắc mắc: điểm 4.4 và điểm 5.5 giống nhau là cùng đối tác thuê gia công nhưng thủ tục giao nhận lại khác nhau.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau: Điểm 4.4 là quy định chuyển nguyên phụ liệu từ hợp đồng này sang hợp đồng khác, công văn 1723/TM-ĐT hướng dẫn thực hiện theo phương thức xuất nhập khẩu tại chỗ; điểm 5.5 quy định giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp. Như vậy, đây là 2 vấn đề khác nhau, chứ không phải giống nhau.

Điểm 4.5: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị bổ sung “nguyên phụ liệu chuyển từ hợp đồng này sang hợp đồng khác cùng đối tác, khác công ty nhưng cùng Hải quan quản lý cho phép sử dụng mẫu lưu nguyên liệu chính của hợp đồng trước chuyển sang. Trường hợp Hải quan bên nhận và Hải quan bên giao ở xa, không có điều kiện để doanh nghiệp xuất trình mẫu lưu nguyên phụ liệu do Hải quan làm thủ tục nhập khẩu trước đây để Hải quan bên nhận đối chiếu, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đề nghị Hải quan bên giao đối chiếu mẫu lưu nếu doanh nghiệp có yêu cầu”.

Tổng cục có ý kiến như sau: Trường hợp cùng đơn vị Hải quan quản lý thì có thể sử dụng mẫu nguyên phụ liệu của hợp đồng trước như đề nghị của Hải quan TP. Hồ Chí Minh. Trường hợp này chỉ thực hiện được nếu nguyên phụ liệu chuyển sau khi hợp đồng trước đã kết thúc. Việc này tuỳ từng trường hợp cụ thể Hải quan địa phương quyết định.

Còn việc Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị Hải quan bên giao đối chiếu mẫu là không đúng, vì Hải quan bên nhận là người kiểm hoá và chịu trách nhiệm về hợp đồng gia công mới nên phải chịu trách nhiệm đối chiếu mẫu.

Điểm 5: Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ:

Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị hướng dẫn thêm thủ tục chuyển giao máy móc, thiết bị nguyên phụ liệu trong trường hợp không cùng cả đối tác thuê và nhận gia công và khác đơn vị Hải quan quản lý hợp đồng được thực hiện tương tự như các bước thủ tục quy định đối với hàng hoá gia công chuyển tiếp như đã nêu căn cứ vào thoả thuận của hai bên theo 02 hợp đồng gia công đã ký.

Tổng cục giải thích như sau: Như đã nêu ở trên, việc chuyển nguyên phụ liệu không cùng đối tác thuê gia công, văn bản 1723/TM-ĐT của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện theo phương thức xuất nhập khẩu tại chỗ, nên không thực hiện như chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp.

Khoản b Điều 9: Trường hợp nguyên phụ liệu do bên nhận gia công trực tiếp mua từ nước ngoài để phục vụ hợp đồng gia công, Thông tư 07/2000/TT-TCHQ quy định: làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu.

Cục hải quan Cần Thơ đề nghị cho nhập theo loại hình gia công.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau: Việc doanh nghiệp tự ký hợp đồng mua nguyên phụ liệu từ nước ngoài về để cung ứng là hình thức mua đứt bán đoạn. Do đó, phải làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu như quy định tại Thông tư 07/2000/TT-TCHQ. Về vấn đề hoàn thuế nguyên phụ liệu cung ứng, Bộ Tài chính đã có văn bản số 1025/TC/TCT ngày 9/2/2001 và Tổng cục Hải quan có công văn số 1026/TCHQ-KTTT ngày 20/3/2001 hướng dẫn cụ thể. Theo đó, khi thực xuất khẩu sản phẩm gia công có sử dụng nguyên phụ liệu theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu thì thực hiện thanh khoản tờ khai nhập sản xuất xuất khẩu, không phải chờ đến lúc thanh khoản hợp đồng gia công như ý kiến của Hải quan Cần Thơ. Vì vậy, vẫn giữ nguyên như quy định tại Thông tư07/2000/TT-TCHQ.

Điểm 10: Thủ tục thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 18 của Nghị định:

Điểm 10.1 quy định: “Trường hợp định mức ghi trong hợp đồng chỉ mới là định mức tạm tính thì việc điều chỉnh lại định mức phải được hai bên ký kết hợp đồng gia công thoả thuận bằng phụ kiện hợp đồng …”.

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị định mức dự kiến của hợp đồng đã được hai bên thoả thuận ban đầu chỉ là định mức tạm tính, nếu định mức thấp hơn định mức thực tế thì Hải quan chấp nhận theo định mức thực tế. Nếu định mức thực tế cao hơn định mức tạm tính thì hai bên phải ký kết hợp đồng gia công thoả thuận bằng phụ kiện hợp đồng.

Vấn đề này, Tổng cục giải thích như sau: Xuất phát từ quan hệ sở hữu nguyên phụ liệu và sản phẩm gia công thuộc quyền sở hữu của bên thuê gia công. Do đó, bên nhận gia công không thể tự điều chỉnh được. Vì vậy, cần phải điều chỉnh định mức qua việc ký phụ lục hợp đồng.

+ Cục Hải quan Đồng Nai đề nghị chỉ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình các bảng thông số, sơ đồ kỹ thuật cho Hải quan trong trường hợp sản phẩm không thể lưu mẫu được do đã đề nghị xuất trình mẫu định mức khi đăng ký. Đồng thời cần quy định rõ việc bảo quản các bảng thông số, sơ đồ kỹ thuật có liên quan đến định mức thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc kiểm tra đến khi thanh lý dứt điểm hợp đồng.

Vấn đề này, Tổng cục Hải quan giải thích như sau: Việc lưu mẫu sản phẩm Tổng cục đã bãi bỏ, nên không đề cập lưu mẫu sản phẩm nữa. Để thay thế mẫu sản phẩm,Thông tư 07/2000/TT-TCHQ đã quy định kèm theo bảng định mức là phần giới thiệu các thông số sản phẩm hoặc bản vẽ sơ đồ kỹ thuật của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức.

Về việc giới thiệu các thông số của sản phẩm liên quan đến việc xác định định mức hoặc bản vẽ sơ đồ kỹ thuật của sản phẩm, doanh nghiệp chỉ cần nêu qui cách của sản phẩm (ví dụ đối với áo jacket chỉ cần nêu cỡ áo, dài, rộng, mấy lớp…).

Điểm 10.3: Quy định “Chậm nhất 03 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng gia công, bên nhận gia công phải hoàn tất việc thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan (bao gồm cả việc giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa…).

– Hải quan Hải phòng đề nghị thời hạn 03 tháng chỉ để đối chiếu hồ sơ thanh khoản, không bao gồm giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa.

Vấn đề này, Tổng cục có ý kiến như sau:

Nghị định 57/1998/NĐ-CP qui định khi kết thúc hợp đồng doanh nghiệp phải thanh khoản hợp đồng; trước đây Thông tư 72A của Bộ Tài chính qui định chậm nhất sau 45 ngày phải thanh khoản xong; Thông tư 07/2000/TT-TCHQ qui định 3 tháng là đã dài hơn các qui định trướcrất nhiều. Nếu việc thanh khoản chỉ dừng ở mức đối chiếu hồ sơ, còn nguyên phụ liệu dư thừa doanh nghiệp không nộp thuế, không tái xuất, không chuyển sang hợp đồng khác thì Hải quan không thể kết thúc việc theo dõi hợp đồng này được. Việc Hải quan Hải phòng báo cáo có hợp đồng đối chiếu thanh khoản từ năm 1998 mà đến nay vẫn chưa giải quyết nguyên phụ liệu dư thừa là trường hợp cá biệt và thuộc trách nhiệm của Hải quan Hải phòng không có biện pháp đối với doanh nghiệp này. Để tránh doanh nghiệp chây ỳ trong việc giải quyết nguyên phụ liệu dư thừa, quy định về thời hạn thanh khoản vẫn giữ nguyên như Thông tư 07/2000/TT-TCHQ.

Cục Giám sát quản lý xin giải thích để Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh vượt thầm quyền thì đề nghị báo cáo kèm theo ý kiến đề xuất gửi Tổng cục để có chỉ đạo kịp thời.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 1483/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc giải thích Thông tư 07/2000/TT-TCHQ”