Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 1372/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——-
Số: 1372/TCT-CS
V/v: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2015
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Kon Tum
Trả lời Công văn số 297/CT-KTT ngày 20/01/2015 của Cục Thuế tỉnh Kon Tum về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Về hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí:
– Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn:
+ Tại Khoản 2 Điều 1 quy định:
“2. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn, được quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ thì áp dụng quy định tại các Nghị định đó để xử phạt.”
+ Tại Khoản 2, Điều 24 quy định:
“2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.”
– Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Tại Điểm b Khoản 1, Điều 2 quy định người nộp thuế:
“b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;”
+ Tại Điều 108 quy định các hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
“…1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này;
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế;
9. Sử dụng hàng hóa được miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế.”
– Tại Điều 1 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế quy định phạm vi điều chỉnh:
“Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, áp dụng đối với việc quản lý các loại thuế; phí, lệ phí; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.”
Về hành vi chậm nộp tiền phí, lệ phí
– Tại Khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“32. Điều 106 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 106. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
1. Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức lũy tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá chín mươi ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày.
2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì phải nộp tiền chậm nộp, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 34 của Luật này và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu theo quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.
4. Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền chậm nộp.
5. Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.”
Căn cứ các quy định trên, người nộp thuế có hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định tại Điều 108 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2, Điều 24, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ. Trường hợp phát sinh số tiền phí, lệ phí chậm nộp vào ngân sách nhà nước thì người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 nêu trên.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Kon Tum được biết./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ Pháp chế, Vụ CST (BTC);
– Vụ Pháp chế (TCT);
– Lưu: VT, CS (03b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Cao Anh Tuấn

Thuộc tính văn bản
Công văn 1372/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí
Cơ quan ban hành: Tổng cục Thuế Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1372/TCT-CS Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Cao Anh Tuấn
Ngày ban hành: 14/04/2015 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí , Vi phạm hành chính

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
——-
Số: 1372/TCT-CS
V/v: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2015
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Kon Tum
Trả lời Công văn số 297/CT-KTT ngày 20/01/2015 của Cục Thuế tỉnh Kon Tum về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Về hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí:
– Căn cứ Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn:
+ Tại Khoản 2 Điều 1 quy định:
“2. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn, được quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ thì áp dụng quy định tại các Nghị định đó để xử phạt.”
+ Tại Khoản 2, Điều 24 quy định:
“2. Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.”
– Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
+ Tại Điểm b Khoản 1, Điều 2 quy định người nộp thuế:
“b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật;”
+ Tại Điều 108 quy định các hành vi trốn thuế, gian lận thuế:
“…1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này;
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;
7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
8. Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế;
9. Sử dụng hàng hóa được miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế.”
– Tại Điều 1 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế quy định phạm vi điều chỉnh:
“Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, áp dụng đối với việc quản lý các loại thuế; phí, lệ phí; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền sử dụng đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật.”
Về hành vi chậm nộp tiền phí, lệ phí
– Tại Khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“32. Điều 106 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 106. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
1. Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức lũy tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá chín mươi ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày.
2. Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì phải nộp tiền chậm nộp, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 34 của Luật này và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu theo quy định tại Điều này, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế.
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.
4. Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền chậm nộp.
5. Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.”
Căn cứ các quy định trên, người nộp thuế có hành vi gian lận, trốn nộp phí, lệ phí theo quy định tại Điều 108 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 thì bị xử phạt theo quy định tại Khoản 2, Điều 24, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ. Trường hợp phát sinh số tiền phí, lệ phí chậm nộp vào ngân sách nhà nước thì người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 nêu trên.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Kon Tum được biết./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Vụ Pháp chế, Vụ CST (BTC);
– Vụ Pháp chế (TCT);
– Lưu: VT, CS (03b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

Cao Anh Tuấn

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 1372/TCT-CS của Tổng cục Thuế về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí”