Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 13688/BCT-QLTT 2015 chống buôn lậu hàng giả dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-
Số: 13688/BCT-QLTT
V/v: Tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn thị trường, giá cả và chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015
Kính gửi: Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian tới, nhất là dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, thị trường hàng hóa sẽ sôi động do sức mua tăng cao, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vi phạm an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, gây tác hại nhiều mặt tới sản xuất và đời sống của nhân dân.
Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại các Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm và gian lận thương mại, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát chỉ đạo tại Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn thị trường, giá cả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016; Kế hoạch số 218/KH-BCĐ389 ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Kế hoạch số 12571/KH-BCĐ389 của Bộ Công Thương về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ nay đến Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, cụ thể:
1. Từ nay đến Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu; gian lận thương mại, hàng giả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa sản xuất trong nước lưu thông, bảo vệ tổ chức, cá nhân làm ăn chân chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
2. Có kế hoạch cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết; dự báo sát tình hình thị trường, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh, gây bất ổn thị trường để có các giải pháp xử với những tình huống có thể xảy ra.
3. Về tổ chức kiểm tra, kiểm soát
3.1. Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
3.2. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chú trọng:
a) Về mặt hàng: kiểm tra, xử lý việc buôn bán, vận chuyển các mặt hàng cấm như pháo các loại, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực; các mặt hàng thiết yếu và tiêu thụ nhiều như rượu ngoại, thuốc lá ngoại, bia, nước giải khát, bánh mứt, kẹo, thực phẩm các loại; nông sản, hoa quả, thủy sản, gia súc, gia cầm và các phụ phẩm gia súc, gia cầm; phân bón, mũ bảo hiểm, quần áo may sẵn,…; các mặt hàng xuất lậu cần chú trọng như xăng dầu, than, khoáng sản, động vật hoang dã, gỗ và các lâm sản quý hiếm.
b) Về địa bàn: tập trung vào khu vực biên giới phía Bắc: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang; biên giới miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; biên giới Tây Nam: An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An, Kiên Giang.
Trong thị trường nội địa, tập trung kiểm tra tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ; Bà Rịa – Vũng Tàu; các thị xã, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, các cơ sở sản xuất, chế biến, nhập khẩu thực phẩm. Đặc biệt tại các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội lực lượng quản lý thị trường tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tại các điểm tập kết hàng hóa, kho tàng, bến bãi, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối; kiên quyết xử lý tình trạng bày bán hàng giả, thuốc lá ngoại nhập lậu, pháo nổ, thực phẩm kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
4. Về phối hợp lực lượng kiểm tra, kiểm soát
4.1. Phối hợp với các lực lượng chức năng Công an, Hải quan, Biên phòng triệt phá các đường dây, ổ nhóm vận chuyển hàng lậu từ các tỉnh biên giới phía Bắc về Hà Nội, từ các tỉnh biên giới Tây Nam về thành phố Hồ Chí Minh để phân phối, tiêu thụ.
4.2. Phối hợp với lực lượng Công an xây dựng và triển khai kế hoạch công tác phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương nhằm kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất, kinh doanh hàng giả; hàng vi phạm an toàn thực phẩm; xử lý kiênquyết, kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm, kể cả việc áp dụng các biện pháp mạnh như rút giấy phép kinh doanh, chuyển cơ quan Công an truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4.3. Phối hợp với cơ quan Tài chính tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng tăng giá một số mặt hàng bất hợp lý, tùy tiện; kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy định về việc tiếp tục giữ ổn định giá bán một số mặt hàng thuộc diện bình ổn giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
4.4. Phối hợp với lực lượng Khoa học Công nghệ kiểm tra việc thực hiện đo lường hàng hóa, chất lượng hàng hóa của các cơ sở sản xuất kinh doanh bán buôn, bán lẻ để phát hiện các thủ đoạn gian lận về đo lường, đóng gói để tăng giá, thu lợi bất chính.
4.5. Phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng), Cảnh sát đường thủy (Bộ Công an) tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng giả từ tuyến biển, đường sông vào tiêu thụ nội địa.
4.6. Phối hợp với cơ quan báo chí Trung ương và địa phương làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người tiêu dùng không tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm.
5. Về xử lý vi phạm
Tất cả các hành vi vi phạm phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc bao che, tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; xử ngay các biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ của công chức lực lượng quản lý thị trường. Địa phương, địa bàn nào để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng phức tạp, kéo dài thì lãnh đạo địa phương và lực lượng quản thị trường địa bàn đó phải chịu trách nhiệm và bị xử lý kỷ luật theo quy định.
6. Chế độ báo cáo
6.1. Nội dung báo cáo:
– Đánh giá tổng quát tình hình thị trường về mặt hàng, tuyến, địa bàn trọng điểm, dự báo tình hình đột biến có thể xảy ra trong thời gian tới;
Kết quả kiểm tra xử lý, vụ việc điển hình;
– Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch và đề xuất giải pháp, kiến nghị đối với cấp có thẩm quyền;
– Những biến động bất thường của thị trường.
6.2. Thời gian lập báo cáo:
– Báo cáo tình hình trước Tết Nguyên đán trước ngày 20 tháng 01 năm 2016;
– Báo cáo tình hình trong Tết Nguyên đán trước ngày 15 tháng 02 năm 2016;
– Báo cáo tình hình sau Tết Nguyên đán trước ngày 26 tháng 02 năm 2016.
– Báo cáo ngay về Bộ Công Thương (Cục Quản lý thị trường) những vướng mắc trong quá trình thực hiện, những biến động bất thường của thị trường, để kịp thời phối hợp xử lý.
Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường khẩn trương lập kế hoạch, phương án triển khai cụ thể và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công Thương để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo gửi về Cục Quản lý thị trường, địa chỉ 91 Đinh Tiên Hoàng – Hoàn Kiếm – Hà Nội (Fax: 043.9342726, Email: qltt@moit.gov.vn hoặc binhpv@moit.gov.vn)./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (để b/c);
– Bộ trưởng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ: Tài chính, Công an, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin truyền thông (để phối hợp, chỉ đạo);
– Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia;
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để phối hợp, chỉ đạo);
– Chi cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực hiện)
– Lưu: VT, QLTT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đỗ Thắng Hải

Thuộc tính văn bản
Công văn 13688/BCT-QLTT của Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn thị trường, giá cả và chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 13688/BCT-QLTT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Đỗ Thắng Hải
Ngày ban hành: 31/12/2015 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: An ninh trật tự , Thương mại-Quảng cáo

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-
Số: 13688/BCT-QLTT
V/v: Tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn thị trường, giá cả và chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2015
Kính gửi: Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời gian tới, nhất là dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, thị trường hàng hóa sẽ sôi động do sức mua tăng cao, tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vi phạm an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, gây tác hại nhiều mặt tới sản xuất và đời sống của nhân dân.
Tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại các Nghị quyết, Chỉ thị, Công điện về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm và gian lận thương mại, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát chỉ đạo tại Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn thị trường, giá cả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016; Kế hoạch số 218/KH-BCĐ389 ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Kế hoạch số 12571/KH-BCĐ389 của Bộ Công Thương về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ nay đến Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, cụ thể:
1. Từ nay đến Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu; gian lận thương mại, hàng giả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa sản xuất trong nước lưu thông, bảo vệ tổ chức, cá nhân làm ăn chân chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
2. Có kế hoạch cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết; dự báo sát tình hình thị trường, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh, gây bất ổn thị trường để có các giải pháp xử với những tình huống có thể xảy ra.
3. Về tổ chức kiểm tra, kiểm soát
3.1. Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
3.2. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chú trọng:
a) Về mặt hàng: kiểm tra, xử lý việc buôn bán, vận chuyển các mặt hàng cấm như pháo các loại, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực; các mặt hàng thiết yếu và tiêu thụ nhiều như rượu ngoại, thuốc lá ngoại, bia, nước giải khát, bánh mứt, kẹo, thực phẩm các loại; nông sản, hoa quả, thủy sản, gia súc, gia cầm và các phụ phẩm gia súc, gia cầm; phân bón, mũ bảo hiểm, quần áo may sẵn,…; các mặt hàng xuất lậu cần chú trọng như xăng dầu, than, khoáng sản, động vật hoang dã, gỗ và các lâm sản quý hiếm.
b) Về địa bàn: tập trung vào khu vực biên giới phía Bắc: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang; biên giới miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị; biên giới Tây Nam: An Giang, Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An, Kiên Giang.
Trong thị trường nội địa, tập trung kiểm tra tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ; Bà Rịa – Vũng Tàu; các thị xã, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, các cơ sở sản xuất, chế biến, nhập khẩu thực phẩm. Đặc biệt tại các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội lực lượng quản lý thị trường tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tại các điểm tập kết hàng hóa, kho tàng, bến bãi, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối; kiên quyết xử lý tình trạng bày bán hàng giả, thuốc lá ngoại nhập lậu, pháo nổ, thực phẩm kém chất lượng, vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
4. Về phối hợp lực lượng kiểm tra, kiểm soát
4.1. Phối hợp với các lực lượng chức năng Công an, Hải quan, Biên phòng triệt phá các đường dây, ổ nhóm vận chuyển hàng lậu từ các tỉnh biên giới phía Bắc về Hà Nội, từ các tỉnh biên giới Tây Nam về thành phố Hồ Chí Minh để phân phối, tiêu thụ.
4.2. Phối hợp với lực lượng Công an xây dựng và triển khai kế hoạch công tác phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương nhằm kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất, kinh doanh hàng giả; hàng vi phạm an toàn thực phẩm; xử lý kiênquyết, kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm, kể cả việc áp dụng các biện pháp mạnh như rút giấy phép kinh doanh, chuyển cơ quan Công an truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4.3. Phối hợp với cơ quan Tài chính tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường, không để xảy ra tình trạng tăng giá một số mặt hàng bất hợp lý, tùy tiện; kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ quy định về việc tiếp tục giữ ổn định giá bán một số mặt hàng thuộc diện bình ổn giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
4.4. Phối hợp với lực lượng Khoa học Công nghệ kiểm tra việc thực hiện đo lường hàng hóa, chất lượng hàng hóa của các cơ sở sản xuất kinh doanh bán buôn, bán lẻ để phát hiện các thủ đoạn gian lận về đo lường, đóng gói để tăng giá, thu lợi bất chính.
4.5. Phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển (Bộ Quốc phòng), Cảnh sát đường thủy (Bộ Công an) tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hàng giả từ tuyến biển, đường sông vào tiêu thụ nội địa.
4.6. Phối hợp với cơ quan báo chí Trung ương và địa phương làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người tiêu dùng không tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm.
5. Về xử lý vi phạm
Tất cả các hành vi vi phạm phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật; nghiêm cấm việc bao che, tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; xử ngay các biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ của công chức lực lượng quản lý thị trường. Địa phương, địa bàn nào để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng phức tạp, kéo dài thì lãnh đạo địa phương và lực lượng quản thị trường địa bàn đó phải chịu trách nhiệm và bị xử lý kỷ luật theo quy định.
6. Chế độ báo cáo
6.1. Nội dung báo cáo:
– Đánh giá tổng quát tình hình thị trường về mặt hàng, tuyến, địa bàn trọng điểm, dự báo tình hình đột biến có thể xảy ra trong thời gian tới;
Kết quả kiểm tra xử lý, vụ việc điển hình;
– Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch và đề xuất giải pháp, kiến nghị đối với cấp có thẩm quyền;
– Những biến động bất thường của thị trường.
6.2. Thời gian lập báo cáo:
– Báo cáo tình hình trước Tết Nguyên đán trước ngày 20 tháng 01 năm 2016;
– Báo cáo tình hình trong Tết Nguyên đán trước ngày 15 tháng 02 năm 2016;
– Báo cáo tình hình sau Tết Nguyên đán trước ngày 26 tháng 02 năm 2016.
– Báo cáo ngay về Bộ Công Thương (Cục Quản lý thị trường) những vướng mắc trong quá trình thực hiện, những biến động bất thường của thị trường, để kịp thời phối hợp xử lý.
Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường khẩn trương lập kế hoạch, phương án triển khai cụ thể và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công Thương để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo gửi về Cục Quản lý thị trường, địa chỉ 91 Đinh Tiên Hoàng – Hoàn Kiếm – Hà Nội (Fax: 043.9342726, Email: qltt@moit.gov.vn hoặc binhpv@moit.gov.vn)./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
– Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (để b/c);
– Bộ trưởng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (để b/c);
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ: Tài chính, Công an, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ, Thông tin truyền thông (để phối hợp, chỉ đạo);
– Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia;
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để phối hợp, chỉ đạo);
– Chi cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực hiện)
– Lưu: VT, QLTT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đỗ Thắng Hải

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 13688/BCT-QLTT 2015 chống buôn lậu hàng giả dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016”