Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 1290/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-
Số: 1290/LĐTBXH-LĐTL
V/v Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2015
Kính gửi: Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng
(Địa chỉ: Số 24 Cù Chính Lan, Hồng Bàng, Hải Phòng)
Trả lời công văn số 38/CĐKKT ngày 11/3/2015 của Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
a) Về cách hiểu một số thuật ngữ
– “Làm việc liên tục 8 giờ”: được hiểu là làm việc trong 8 giờ liên tục về mặt thời gian (bao gồm cả thời gian nghỉ trong ca được tính là thời giờ làm việc).
– Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động thì nghỉ trong giờ làm việc được áp dụng khi tổ chức làm việc trong ca liên tục (3 ca, mỗi ca 8 giờ; 4 ca, mỗi ca 6 giờ).
b) Về thời gian bắt đầu và kết thúc của ca sáng, ca chiều
Pháp luật hiện hành chỉ quy định về giới hạn thời giờ làm việc, không quy định thời điểm bắt đầu ca làm việc. Thời điểm bắt đầu ca làm việc do doanh nghiệp quy định trong nội quy lao động.
c) Về trường hợp cụ thể của doanh nghiệp nêu tại công văn số 38/CĐKKT nêu trên
– Việc công ty bố trí ca sản xuất mới thành 2 ca: ca 1 từ 6 giờ đến 15 giờ, ca 2 từ 11 giờ đến 20 giờ, nghỉ giải lao 01 giờ không tính vào giờ làm việc là đúng với quy định của Bộ luật Lao động 2012.
– Pháp luật hiện hành không quy định tính thời gian nghỉ ăn trưa vào giờ làm việc, chỉ quy định trong ca làm việc liên tục phải có ít nhất 30 phút nghỉ giữa giờ đối với ca ngày và nghỉ giữa giờ 45 phút đối với ca đêm. Thời gian nghỉ giữa giờ này được tính vào thời giờ làm việc.
2. Về Biên bản cuộc họp của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO Hà Nội)
Trong khuôn khổ chương trình Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn V, theo đề nghị của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro Hà Nội), ngày 11 tháng 11 năm 2013 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có cuộc họp trao đổi về một số nội dung liên quan đến việc thực hiện Bộ luật Lao động 2012, trong đó có nội dung liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, do vấn đề phiên dịch nên các nội dung ghi trong biên bản chưa đầy đủ. Mặt khác, biên bản này không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong việc hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động 2012.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng yêu cầu doanh nghiệp căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì đề nghị các doanh nghiệp gửi văn bản về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– TTr Phạm Minh Huân (để b/c);
– Cục An toàn lao động;
– Lưu VT, Vụ LĐTL.
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG

Tống Thị Minh

Thuộc tính văn bản
Công văn 1290/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1290/LĐTBXH-LĐTL Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Tống Thị Minh
Ngày ban hành: 13/04/2015 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lao động-Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
——-
Số: 1290/LĐTBXH-LĐTL
V/v Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2015
Kính gửi: Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng
(Địa chỉ: Số 24 Cù Chính Lan, Hồng Bàng, Hải Phòng)
Trả lời công văn số 38/CĐKKT ngày 11/3/2015 của Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
a) Về cách hiểu một số thuật ngữ
– “Làm việc liên tục 8 giờ”: được hiểu là làm việc trong 8 giờ liên tục về mặt thời gian (bao gồm cả thời gian nghỉ trong ca được tính là thời giờ làm việc).
– Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động thì nghỉ trong giờ làm việc được áp dụng khi tổ chức làm việc trong ca liên tục (3 ca, mỗi ca 8 giờ; 4 ca, mỗi ca 6 giờ).
b) Về thời gian bắt đầu và kết thúc của ca sáng, ca chiều
Pháp luật hiện hành chỉ quy định về giới hạn thời giờ làm việc, không quy định thời điểm bắt đầu ca làm việc. Thời điểm bắt đầu ca làm việc do doanh nghiệp quy định trong nội quy lao động.
c) Về trường hợp cụ thể của doanh nghiệp nêu tại công văn số 38/CĐKKT nêu trên
– Việc công ty bố trí ca sản xuất mới thành 2 ca: ca 1 từ 6 giờ đến 15 giờ, ca 2 từ 11 giờ đến 20 giờ, nghỉ giải lao 01 giờ không tính vào giờ làm việc là đúng với quy định của Bộ luật Lao động 2012.
– Pháp luật hiện hành không quy định tính thời gian nghỉ ăn trưa vào giờ làm việc, chỉ quy định trong ca làm việc liên tục phải có ít nhất 30 phút nghỉ giữa giờ đối với ca ngày và nghỉ giữa giờ 45 phút đối với ca đêm. Thời gian nghỉ giữa giờ này được tính vào thời giờ làm việc.
2. Về Biên bản cuộc họp của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO Hà Nội)
Trong khuôn khổ chương trình Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn V, theo đề nghị của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro Hà Nội), ngày 11 tháng 11 năm 2013 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có cuộc họp trao đổi về một số nội dung liên quan đến việc thực hiện Bộ luật Lao động 2012, trong đó có nội dung liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, do vấn đề phiên dịch nên các nội dung ghi trong biên bản chưa đầy đủ. Mặt khác, biên bản này không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong việc hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động 2012.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng yêu cầu doanh nghiệp căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì đề nghị các doanh nghiệp gửi văn bản về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– TTr Phạm Minh Huân (để b/c);
– Cục An toàn lao động;
– Lưu VT, Vụ LĐTL.
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG

Tống Thị Minh

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 1290/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi”