CÔNG VĂN
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 1149/NHNN-PC
NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Kính gửi: Các tổ chức tín dụng
Ngày 25/3/2002 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 106/CV-PC gửi các Tổ chức tín dụng thông báo về việc triển khai hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm và đề nghị Các tổ chức tín dụng nghiên cứu các văn bản có liên quan để thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký tài sản cho thuê tài chính (đối với Công ty cho thuê tài chính). Đến nay, theo thống kê của Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm, mới có một số Tổ chức tín dụng đã triển khai thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm và vẫn còn nhiều tổ chức tín dụng chưa thấy thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính.
Theo quy định tại Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về Đăng ký giao dịch bảo đảm thì đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm gồm hai loại: bắt buộc đăng ký và đăng ký theo yêu cầu của người đăng ký (tự nguyện đăng ký). Theo đó, các trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: (1) Việc cầm cố, thế chấp tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu; (2) Việc cầm cố, thế chấp tài sản không thuộc quy định tại điểm (1) (nêu trên) nhưng các bên thoả thuận bên cầm cố, bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản; (3) Việc cầm cố, thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; (4) Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm ; (5) Tài sản cho thuê tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về Tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm, những giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, thì giao dịch này có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. Trường hợp không thực hiện việc đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có thể bị vô hiệu theo quy định tại Điều 139 Bộ luật dân sự.
Việc đăng ký giao dịch bảo đảmlà nhằm bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản. Các giao dịch bảo đảm đã đăng ký sẽ có giá trị đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký cho đến khi hết hiệu lực đăng ký (được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm).
Như vậy, việc đăng ký giao dịch bảo đảm không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia hoạt động giao dịch bảo đảm mà còn là nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.
Để bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các Tổ chức tín dụng, tránh các rủi do, thiệt hại có thể xảy ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng:
1/ Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại Tổ chức tín dụng mình, yêu cầu thực hiện đăng ký ngay đối với những giao dịch bảo đảm chưa được đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.
2/ Chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiên chỉnh việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
(Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ trực tiếp với Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm, số 25A Cát Linh – Hà Nội, điện thoại 04-7340160/7339700; hoặc Vụ Pháp chế – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 49 Lý Thái Tổ – Hà Nội).
CÔNG VĂN
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 1149/NHNN-PC
NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 2002 VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Kính gửi: Các tổ chức tín dụng
Ngày 25/3/2002 Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 106/CV-PC gửi các Tổ chức tín dụng thông báo về việc triển khai hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm và đề nghị Các tổ chức tín dụng nghiên cứu các văn bản có liên quan để thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký tài sản cho thuê tài chính (đối với Công ty cho thuê tài chính). Đến nay, theo thống kê của Cục đăng ký quốc gia về giao dịch bảo đảm, mới có một số Tổ chức tín dụng đã triển khai thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm và vẫn còn nhiều tổ chức tín dụng chưa thấy thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính.
Theo quy định tại Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về Đăng ký giao dịch bảo đảm thì đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm gồm hai loại: bắt buộc đăng ký và đăng ký theo yêu cầu của người đăng ký (tự nguyện đăng ký). Theo đó, các trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm: (1) Việc cầm cố, thế chấp tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu; (2) Việc cầm cố, thế chấp tài sản không thuộc quy định tại điểm (1) (nêu trên) nhưng các bên thoả thuận bên cầm cố, bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản; (3) Việc cầm cố, thế chấp một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ; (4) Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm ; (5) Tài sản cho thuê tài chính theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 về Tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm, những giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, thì giao dịch này có hiệu lực từ thời điểm đăng ký. Trường hợp không thực hiện việc đăng ký theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có thể bị vô hiệu theo quy định tại Điều 139 Bộ luật dân sự.
Việc đăng ký giao dịch bảo đảmlà nhằm bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những người cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản. Các giao dịch bảo đảm đã đăng ký sẽ có giá trị đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký cho đến khi hết hiệu lực đăng ký (được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm).
Như vậy, việc đăng ký giao dịch bảo đảm không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia hoạt động giao dịch bảo đảm mà còn là nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch bảo đảm.
Để bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các Tổ chức tín dụng, tránh các rủi do, thiệt hại có thể xảy ra, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) các Tổ chức tín dụng:
1/ Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm tại Tổ chức tín dụng mình, yêu cầu thực hiện đăng ký ngay đối với những giao dịch bảo đảm chưa được đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.
2/ Chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiên chỉnh việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các trường hợp bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.
(Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ trực tiếp với Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch bảo đảm, số 25A Cát Linh – Hà Nội, điện thoại 04-7340160/7339700; hoặc Vụ Pháp chế – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 49 Lý Thái Tổ – Hà Nội).
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.