BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI —————
Số: 1085/LĐTBXH-TCDN
V/v: Thành lập Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————–
Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2010
|
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố….
Nhằm bảo đảm tính thống nhất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề, ngày 21/8/2009 Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 70/2009/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề. Tại Điều 7 của Nghị định này, Chính phủ giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh và có trách nhiệm: “xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn; trình ban hành những quy định cụ thể về quản lý dạy nghề, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, học sinh, sinh viên học nghề, thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề …”. Về cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Nội vụ thì tùy theo nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của Sở thành lập các tổ chức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. Riêng lĩnh vực dạy nghề, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét thành lập Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Ngày 27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong đó mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn để giúp tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và bố trí mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn huyện.
Để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị quý Ủy ban theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, xem xét thành lập riêng một Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dạy nghề được giao.
Xin cám ơn sự hợp tác của quý Ủy ban.
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ trưởng (để báo cáo); – Tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Lưu: VP, TCDN (5b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Đàm Hữu Đắc
|
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI —————
Số: 1085/LĐTBXH-TCDN
V/v: Thành lập Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ———————–
Hà Nội, ngày 09 tháng 04 năm 2010
|
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố….
Nhằm bảo đảm tính thống nhất và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về dạy nghề, ngày 21/8/2009 Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 70/2009/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề. Tại Điều 7 của Nghị định này, Chính phủ giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh và có trách nhiệm: “xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dạy nghề; chương trình, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn; trình ban hành những quy định cụ thể về quản lý dạy nghề, chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, học sinh, sinh viên học nghề, thực hiện đăng ký hoạt động dạy nghề trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề …”. Về cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Nội vụ thì tùy theo nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý của Sở thành lập các tổ chức cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. Riêng lĩnh vực dạy nghề, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét thành lập Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
Ngày 27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong đó mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn để giúp tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và bố trí mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn huyện.
Để giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị quý Ủy ban theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, xem xét thành lập riêng một Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dạy nghề được giao.
Xin cám ơn sự hợp tác của quý Ủy ban.
Nơi nhận: – Như trên; – Bộ trưởng (để báo cáo); – Tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Lưu: VP, TCDN (5b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Đàm Hữu Đắc
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.