Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 1084/BNV-VP của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng ngành Nội vụ năm 2011

BỘ NỘI VỤ
———————
Số: 1084/BNV-VP
V/v: hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng ngành Nội vụ năm 2011
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2011

Kính gửi:
– Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
Để công tác thi đua khen thưởng được thống nhất và đảm bảo đánh giá, khen thưởng chính xác thành tích của các đơn vị và cá nhân, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện công tác thi đua khen thưởng của ngành Nội vụ năm 2011 như sau:
I. NỘI DUNG THI ĐUA VÀ ĐIỂM THI ĐUA CHO CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Đối với các Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ
a) Công tác tổ chức bộ máy, biên chế: 155 điểm.
– Tham mưu với lãnh đạo Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai thực hiện Luật Cán bộ công chức; xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Viên chức; chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ năm 2011 liên quan đến ngành, lĩnh vực công tác của Bộ: 25 điểm.
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xác định số lượng viên chức theo vị trí việc làm, chức danh chuyên môn, tạo cơ sở đổi mới cơ chế, phương thức tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo và quản lý viên chức: 25 điểm;
– Triển khai việc giao biên chế cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ năm 2011, tiếp tục thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tinh giản biên chế đúng phạm vi và đối tượng hiệu quả: 20 điểm.
– Phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất và triển khai cơ cấu Chính phủ khóa XIII: 20 điểm.
– Nghiên cứu, tham mưu với lãnh đạo Bộ các việc sắp xếp bộ máy, ổn định tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ, theo hướng dẫn quản lý tổng hợp, liên thông, giảm tầng nấc trung gian, giảm đầu mối, loại bỏ các quy định chồng chéo hoặc không rõ chức năng, nhiệm vụ: 40 điểm.
– Tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn ở địa phương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện: 25 điểm.
b) Công tác cải cách hành chính: 45 điểm
– Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa X về cải cách hành chính; chương trình hành động của Bộ, ngành thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa X về cải cách hành chính: 35 điểm.
– Thực hiện chế độ báo cáo cải cách hành chính hàng tháng theo quy định: 10 điểm
c) Quản lý cán bộ công chức: 70 điểm
– Triển khai thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính; phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp. Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ và phục vụ nhân dân đối với các cơ quan và công chức. Thực hiện tốt chủ trương luân chuyển vị trí công tác của cán bộ, công chức: 20 điểm.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện cơ cấu công chức. Chấp hành và thực hiện các quy định về thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá phân loại cán bộ, công chức; tham mưu cho lãnh đạo việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức đúng người, đúng việc, đúng vị trí và trình độ chuyên môn theo quy định. Thực hiện nghiêm túc các quy định về sử dụng và quản lý cán bộ, công chức và các chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước về công chức, công vụ: 20 điểm.
– Thực hiện tốt việc thống kê quản lý đội ngũ cán bộ, công chức; phản ánh đầy đủ, kịp thời những diễn biến về đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan: 10 điểm.
– Thực hiện tốt các quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị mình phụ trách: 10 điểm.
– Tham mưu với lãnh đạo Bộ hoàn thiện từng bước cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức và chế độ tự chủ của các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập; Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành tập trung xây dựng các quy định về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, quy chế đánh giá, nội dung và hình thức tuyển dụng; các quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, tại các hội và tổ chức phi chính phủ: 10 điểm.
d) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: 50 điểm
– Thực hiện tốt các kế hoạch và mục tiêu đào tạo, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cán bộ, công chức, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đào tạo trong năm: 30 điểm.
– Cải tiến nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho phù hợp với từng loại đối tượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: 20 điểm.
e) Công tác quản lý tiền lương: 70 điểm
– Xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo đúng ngạch, bậc, chức vụ của cán bộ, công chức, viên chức: 30 điểm
– Quản lý và sử dụng quỹ lương đúng quy định: 20 điểm.
– Giải quyết đơn thư khiếu nại về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo đúng phân cấp hiện hành: 10 điểm.
– Báo cáo đầy đủ, đúng tiến độ quy định về thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn (theo thành tích công tác và khi có thông báo nghỉ hưu) đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý: 10 điểm.
g) Công tác thanh tra, kiểm tra: 50 điểm
– Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Nội vụ, trong đó tập trung đến các lĩnh vực như: sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế; công tác tuyển dụng; đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức: 30 điểm.
– Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức và công dân theo chức năng nhiệm vụ được giao: 20 điểm.
h) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: 20 điểm
Tiếp tục triển khai có hiệu quả và tăng cường kiểm tra, giám sát đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan và ở các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiệu quả.
i) Công tác quản lý về hội và tổ chức phi chính phủ: 20 điểm
Tham mưu giúp lãnh đạo Bộ nâng cao chất lượng công tác quản lý hội và tổ chức phi chính phủ; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ; tạo điều kiện để hội, tổ chức phi chính phủ tham gia phát triển kinh tế – xã hội theo chủ trương xã hội hóa của Nhà nước trên cơ sở tôn chỉ, mục đích của hội và các quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực Bộ, ngành quản lý. Tham mưu đề xuất với lãnh đạo Bộ, ngành giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về hội, tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật.
k) Về công tác thông tin báo cáo và việc tham gia ý kiến xây dựng các văn bản, đề án của Bộ Nội vụ: 20 điểm
– Chấp hành đầy đủ, đúng kỳ hạn chế độ thông tin báo cáo định kỳ, quý, năm, các báo cáo đột xuất, đảm bảo thông tin có chất lượng và chính xác. Trong các nội dung báo cáo phải có phản ánh về tình hình thực hiện công tác thi đua của đơn vị theo nội dung đã được hướng dẫn: 10 điểm.
– Tham gia đầy đủ, tích cực vào việc xây dựng các văn bản, đề án của Bộ Nội vụ theo đúng yêu cầu tiến độ và có chất lượng: 10 điểm
Điểm tổng cộng của các nội dung tối đa là 500 điểm
2. Đối với Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Lĩnh vực công tác tổ chức nhà nước: 400 điểm.
– Công tác tổ chức bộ máy, biên chế: 40 điểm
+ Tiếp tục tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự để cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả: 10 điểm.
+ Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp; cơ chế tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính của các cơ quan hành chính. Xác định biên chế theo vị trí việc làm của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện: 10 điểm.
+ Tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch biên chế công chức, sự nghiệp hàng năm đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định: 10 điểm.
+ Thực hiện các quy định về tinh giản biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành đúng phạm vi, đối tượng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức: 10 điểm
– Công tác cải cách hành chính: 60 điểm
+ Tham mưu có chất lượng và hiệu quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tiếp tục thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa X về cải cách hành chính; xây dựng Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2010-2020: 20 điểm
+ Tham mưu cho chính quyền địa phương các cấp liên tục triển khai cơ chế “một cửa”, mở rộng cơ chế “một cửa liên thông” có hiệu quả, gắn với rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính hiện hành, loại bỏ những thủ tục không hợp lý: 30 điểm
+ Thực hiện chế độ báo cáo cải cách hành chính theo quy định: 10 điểm
– Công tác quản lý cán bộ, công chức: 50 điểm
+ Triển khai tốt các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức: 10 điểm
+ Thực hiện tốt các quy định về phân cấp, chế độ tự chủ trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP: 10 điểm.
+ Thực hiện đầy đủ các quy định về điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu, thôi việc đối với cán bộ, công chức: 10 điểm
+ Triển khai công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức theo hướng dẫn: 10 điểm
+ Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát quy định tại các nội dung nêu trên, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chính xác, kịp thời: 10 điểm.
– Công tác xây dựng chính quyền địa phương: 70 điểm
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thành công cuộc bầu cử HĐND các cấp, phối hợp với các cơ quan tổ chức kỳ họp đầu tiên của HĐND nhiệm kỳ mới. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nội vụ kiện toàn tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND: 20 điểm.
+ Giúp chính quyền địa phương các cấp tiếp tục thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. Triển khai thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung chế độ đối với cán bộ cấp xã theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa X. Tiếp tục thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt kết quả: 20 điểm
+ Thực hiện tốt công tác quản lý địa giới hành chính các cấp ở địa phương, giải quyết dứt điểm tranh chấp địa giới hành chính nếu có, hạn chế những phát sinh mới: 10 điểm
+ Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn tổ chức thực hiện có kết quả các quy định của Pháp lệnh về thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; góp phần ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ công chức; hạn chế điểm nóng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh: 10 điểm
+ Báo cáo kịp thời, đúng tiến độ và chất lượng tình hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, tình hình và kết quả triển khai quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn: 10 điểm
– Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức: 40 điểm
+ Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức có chất lượng và hiệu quả cao, trọng tâm là cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ở vùng sâu, vùng khó khăn, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế: 20 điểm.
+ Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: 10 điểm
+ Định kỳ báo cáo kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức theo quy định: 10 điểm
– Công tác quản lý tiền lương: 50 điểm
+ Xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật; quản lý và sử dụng quỹ lương đúng quy định: 10 điểm
+ Báo cáo đầy đủ, đúng tiến độ quy định về thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn (do lập thành tích trong công tác hoặc khi có thông báo nghỉ hưu) đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý: 10 điểm
+ Thực hiện có hiệu quả việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005; Nghị định số 96/2010/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ: 10 điểm.
+ Thực hiện có hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan quản lý nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ: 05 điểm.
+ Báo cáo kịp thời những vướng mắc và có đề xuất phương án giải quyết hợp lý trong quá trình triển khai thục hiện chính sách tiền lương ở địa phương: 05 điểm
+ Giải quyết đơn thư khiếu nại về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo đúng phân cấp hiện hành: 10 điểm
– Công tác thanh tra, kiểm tra: 50 điểm
+ Triển khai thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực quản lý của Sở Nội vụ; ban hành và triển khai tốt, hoàn thành kế hoạch thanh tra năm 2011 được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 15 điểm
+ Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: 10 điểm
+ Xử lý kịp thời, đúng pháp luật những cán bộ, công chức vi phạm các quy định của pháp luật: 10 điểm
+ Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức và công dân; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo; không để tình trạng khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài, gửi vượt cấp lên Bộ Nội vụ và các cơ quan Trung ương: 10 điểm
+ Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng về Bộ Nội vụ theo quy định: 05 điểm
– Công tác hội và tổ chức phi chính phủ: 30 điểm
+ Tham mưu giúp lãnh đạo địa phương nâng cao chất lượng công tác quản lý hội và tổ chức chi chính phủ; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi chính phủ; tạo điều kiện để hội, tổ chức phi chính phủ tham gia phát triển kinh tế – xã hội theo chủ trương xã hội hóa của Nhà nước trên cơ sở tôn chỉ, mục đích của hội và các quy định của pháp luật: 20 điểm
+ Tăng cường kiểm tra các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong việc chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phạm vi địa phương quản lý. Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo địa phương giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về hội, tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật: 10 điểm
– Chế độ thông tin, báo cáo, việc tham gia ý kiến xây dựng các văn bản, đề án của Bộ Nội vụ: 10 điểm
+ Chấp hành đầy đủ chế độ thông tin báo cáo định kỳ tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất, các kiến nghị, đề nghị đúng thời hạn về Bộ Nội vụ đảm bảo chất lượng và chính xác. Trong nội dung báo cáo định kỳ của các đơn vị phải có phản ánh về tình hình thực hiện công tác thi đua khen thưởng của đơn vị mình theo các nội dung, tiêu chí đã được hướng dẫn: 05 điểm
+ Tham gia đầy đủ, tích cực vào việc xây dựng các văn bản, đề án của Bộ Nội vụ theo đúng yêu cầu tiến độ và có chất lượng: 05 điểm.
b) Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo: 200 điểm
– Công tác tham mưu đề xuất chủ trương, chính sách về tôn giáo; ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện chính sách có liên quan đến công tác tôn giáo ở địa phương đúng pháp luật: 50 điểm
– Triển khai kịp thời và đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan về vấn đề tôn giáo, tín đồ, chức sắc và tổ chức tôn giáo: 50 điểm
– Thường xuyên phối hợp với các ngành, các cấp, kiểm tra, xử lý và giải quyết tốt, có hiệu quả các vụ việc tôn giáo trên địa bàn theo đúng quy định: 30 điểm
– Thường xuyên giữ mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo: 20 điểm
– Tham mưu tốt công tác tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo: 20 điểm
– Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo: 20 điểm
– Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo định kỳ hàng tháng, quý theo quy định: 10 điểm
c) Công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng: 200 điểm
– Tham mưu cho cấp Ủy, chính quyền địa phương ban hành chỉ thị, nghị quyết triển khai Kết luận số 83-KL/TW ngày 30/8/2010 của Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: 35 điểm.
– Xây dựng được kế hoạch, chương trình thi đua, tham mưu tổ chức phát động thi đua: 25 điểm
– Chỉ đạo điểm công tác thi đua, khen thưởng: 20 điểm
– Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ
20 điểm
– Xây dựng, ban hành Quy chế hoặc văn bản hướng dẫn về thi đua, khen thưởng, để cụ thể hóa việc thực hiện Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ vào địa phương mình: 25 điểm
– Kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ Ban Thi đua – Khen thưởng theo quy định và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban: 20 điểm
– Có báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm theo quy định: 10 điểm
– Duy trì tốt hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp tỉnh: 15 điểm
– Công tác khen thưởng kịp thời, đúng quy định, không sai sót, không có khiếu nại, tố cáo…: 30 điểm
d) Công tác văn thư, lưu trữ: 200 điểm
– Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28/4/2010 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; Thành lập Chi cục Văn thư – Lưu trữ, bố trí đủ cán bộ cho Chi cục để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng lưu trữ lịch sử, công chức, viên chức nghiệp vụ làm văn thư, lưu trữ tại các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: 70 điểm
– Thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ: 50 điểm
– Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ nhằm thúc đẩy công tác văn thư, lưu trữ ở cơ sở, ban, ngành và địa phương: 50 điểm
– Làm tốt công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ: 30 điểm.
Điểm tổng cộng của các nội dung tối đa là 1000 điểm.
II. VỀ DANH HIỆU, TIÊU CHUẨN, HÌNH THỨC, ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN, HỒ SƠ KHEN THƯỞNG VÀ TỔ CHỨC THI ĐUA
1. Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
a) Danh hiệu thi đua
Danh hiệu thi đua đối với tập thể: Cờ thi đua của Bộ Nội vụ
b) Hình thức khen thưởng: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (đối với tập thể và cá nhân)
2. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn khen thưởng
a) Tiêu chuẩn danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Nội vụ:
– Hoàn thành xuất sắc, toàn diện các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao với chất lượng, hiệu quả công tác cao, xứng đáng là đơn vị tiêu biểu của ngành
– Có nhân tố mới, mô hình mới trong công tác, có các đề án nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác của ngành, được các đơn vị trong khu vực hoặc toàn ngành học tập
– Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; không có tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác
– Có số điểm thi đua từ 490 điểm trở lên đối với các Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành; 980 điểm trở lên đối với Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Tiêu chuẩn khen thưởng:
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng cho các cá nhân:
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đơn vị bầu chọn hoặc những cá nhân lập được thành tích xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Bộ phát động.
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng cho các tập thể:
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cụm suy tôn hoặc những tập thể lập được thành tích xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề hàng năm do Bộ phát động.
3. Khen thưởng bậc cao
Đối với khen thưởng bậc cao (Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ …), Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ chỉ xem xét, hiệp y theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các Bộ, ngành.
4. Thẩm quyền quyết định khen thưởng
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định tặng:
– Danh hiệu Cờ thi đua Bộ Nội vụ;
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
5. Điều kiện xét khen thưởng
Điều kiện xét khen thưởng đối với tập thể và cá nhân theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và đáp ứng các yêu cầu sau:
– Có đăng ký thi đua gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 20/4/2011
– Hồ sơ khen thưởng đầy đủ theo hướng dẫn này và gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 15/12/2011.
(Không xét khen thưởng đối với đơn vị có tập thể, cá nhân vi phạm kỷ luật từ cảnh cáo trở lên).
6. Hồ sơ khen thưởng (đối với tập thể và cá nhân), bao gồm:
– Báo cáo thành tích thi đua năm 2011: Nội dung báo cáo phải rõ ràng và cụ thể về những thành tích đã đạt được so với nhiệm vụ được giao trong năm; đề nghị rõ danh hiệu, hình thức khen thưởng; cá nhân có báo cáo thành tích riêng.
– Biên bản bình xét của cụm thi đua (đối với tập thể); bản xác nhận thành tích và đề nghị hình thức khen thưởng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với Sở Nội vụ) hoặc của thủ trưởng Bộ, ngành (đối với Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ). Đối với cá nhân có bản xác nhận thành tích và đề nghị hình thức khen thưởng của cơ quan quản lý.
7. Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng
a) Về việc chia cụm thi đua: Căn cứ vào kết quả bầu của các cụm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định các đơn vị làm cụm trưởng, cụm phó khối Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 như sau:
– Cụm các thành phố trực thuộc Trung ương (05 đơn vị), do Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ làm cụm trưởng.
– Cụm các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng (09 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Nam định làm cụm phó.
– Cụm các tỉnh Trung Du và Miền Núi phía Bắc (07 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn làm cụm phó.
– Cụm các tỉnh Biên giới phía Bắc (07 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng làm cụm phó.
– Cụm các tỉnh Bắc Trung Bộ (06 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế làm cụm trưởng.
– Cụm các tỉnh Duyên hải Miền Trung (06 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Bình Định làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa làm cụm phó.
– Cụm các tỉnh Tây Nguyên (05 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Đăk Nông làm cụm phó.
– Cụm các tỉnh Miền Đông Nam Bộ (06 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Bình Thuận làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương làm cụm phó.
– Cụm các tỉnh Miền Tây Nam Bộ (12 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng làm cụm phó.
Tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của cụm, các đơn vị sẽ tiến hành bầu cụm trưởng, cụm phó cho năm kế tiếp, báo cáo Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ để trình Bộ trưởng quyết định.
Khối Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành Trung ương sẽ do Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ trực tiếp xem xét, quyết định.
Đối với các tổ chức, cá nhân thuộc ngành Cơ yếu Việt Nam, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng hướng dẫn riêng về công tác thi đua khen thưởng năm 2011; trình Hội đồng thi đua, Khen thưởng Bộ trước khi ban hành.
Cụm trưởng có trách nhiệm sau đây:
– Giúp Bộ trưởng, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ tổ chức và theo dõi việc thực hiện các phong trào thi đua của ngành tại các đơn vị thuộc cụm.
– Căn cứ các nội dung thi đua theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, vận dụng phù hợp với nhiệm vụ được giao, đặc điểm của từng địa phương, từng cụm, tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị trong cụm.
– Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về các mô hình mới, nhân rộng các điển hình tiên tiến để các đơn vị trong cụm học tập;
– Tổ chức Hội nghị bình xét, suy tôn các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (bằng bỏ phiếu kín) cho các tập thể có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong cụm đúng như hướng dẫn để trình Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định khen thưởng. Biên bản bình xét đề nghị khen thưởng của các cụm gửi về Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ.
b) Tổ chức kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng:
– Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ thực hiện việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch đã được thông báo hoặc đột xuất việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng tại các cụm.
c) Tổ chức bình xét khen thưởng:
– Căn cứ vào báo cáo kết quả công tác năm, kết quả kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị và căn cứ vào kết quả bình xét, suy tôn của từng cụm, ý kiến của hai cơ quan đại diện của Bộ tại TP.Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, các vụ chuyên môn của Bộ, ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của Thủ trưởng Bộ, ngành, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ xem xét thành tích đối với từng tập thể, cá nhân và đề nghị mức khen thưởng cụ thể, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
– Cờ thi đua Bộ Nội vụ: Khối các Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố tặng 10 Cờ: Mỗi cụm 01 Cờ (riêng cụm Miền Tây Nam bộ 02 cờ); Khối Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành tặng 01 Cờ; Ban Cơ yếu Chính phủ 04 Cờ (các đơn vị thuộc Ban 02 Cờ, các đơn vị ngành 02 Cờ). Cờ thi đua của Bộ Nội vụ tặng cho đơn vị hoàn thành xuất sắc, toàn diện các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao với chất lượng, hiệu quả công tác cao, xứng đáng là đơn vị tiêu biểu của ngành.
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng cho đơn vị hoàn thành tốt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao theo tỷ lệ sau:
+ Cụm có đến 05 đơn vị được 01 đơn vị;
+ Cụm có từ 06 đến 08 đơn vị được 02 đơn vị;
+ Cụm có từ 09 đơn vị trở lên được 03 đơn vị;
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng cho đơn vị hoàn thành xuất sắc lĩnh vực công tác. Ngoài việc xem xét khen thưởng thành tích toàn diện, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ xem xét trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trên một lĩnh vực công tác như:
+ Tổ chức Nhà nước;
+ Quản lý về Tôn giáo;
+ Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng;
+ Công tác văn thư, lưu trữ;
– Đề nghị khen thưởng cá nhân:
+ Đối với các đơn vị được đề nghị khen thưởng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Nội vụ hoặc Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì được đề nghị xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen cho 04 cá nhân gồm: 02 là lãnh đạo Sở, 02 từ cấp phòng trở xuống (riêng Sở Nội vụ TP. Hà Nội và Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh mỗi đơn vị được đề nghị 06 cá nhân).
+ Đối với các đồng chí Giám đốc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố, Vụ trưởng (Trưởng Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành nghỉ hưu trong năm sẽ được Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét tặng bằng khen. Riêng đối với các đồng chí Phó Giám đốc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố nghỉ hưu trong năm, có thời gian công tác trong ngành ít nhất 10 năm sẽ được Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét tặng Bằng khen.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lãnh đạo Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành Trung ương, Giám đốc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai đến tất cả cán bộ, công chức trong đơn vị và hệ thống trực thuộc để thực hiện.
2. Các Sở Nội vụ trong cụm gửi cụm trưởng 01 bản đăng ký thi đua và gửi về Bộ 01 bản đăng ký thi đua, hồ sơ đề nghị khen thưởng đầy đủ theo hướng dẫn này để cụm trưởng tổng hợp, dự thảo báo cáo thi đua của cụm, phục vụ cho hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng cuối năm của cụm.
3. Trong quá trình tổ chức triển khai, nếu có vấn đề phát sinh hay vướng mắc cần làm rõ, đề nghị liên hệ với Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét giải quyết.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thành viên HĐTĐKT Bộ Nội vụ;
– Lưu: VT, VP (TĐKT).
BỘ TRƯỞNG

Trần Văn Tuấn

Thuộc tính văn bản
Công văn 1084/BNV-VP của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng ngành Nội vụ năm 2011
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1084/BNV-VP Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Trần Văn Tuấn
Ngày ban hành: 01/04/2011 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Thi đua-Khen thưởng-Kỷ luật

BỘ NỘI VỤ
———————
Số: 1084/BNV-VP
V/v: hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng ngành Nội vụ năm 2011
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2011

Kính gửi:
– Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
Để công tác thi đua khen thưởng được thống nhất và đảm bảo đánh giá, khen thưởng chính xác thành tích của các đơn vị và cá nhân, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện công tác thi đua khen thưởng của ngành Nội vụ năm 2011 như sau:
I. NỘI DUNG THI ĐUA VÀ ĐIỂM THI ĐUA CHO CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Đối với các Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ
a) Công tác tổ chức bộ máy, biên chế: 155 điểm.
– Tham mưu với lãnh đạo Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ triển khai thực hiện Luật Cán bộ công chức; xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Viên chức; chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ năm 2011 liên quan đến ngành, lĩnh vực công tác của Bộ: 25 điểm.
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xác định số lượng viên chức theo vị trí việc làm, chức danh chuyên môn, tạo cơ sở đổi mới cơ chế, phương thức tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo và quản lý viên chức: 25 điểm;
– Triển khai việc giao biên chế cho các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ năm 2011, tiếp tục thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tinh giản biên chế đúng phạm vi và đối tượng hiệu quả: 20 điểm.
– Phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất và triển khai cơ cấu Chính phủ khóa XIII: 20 điểm.
– Nghiên cứu, tham mưu với lãnh đạo Bộ các việc sắp xếp bộ máy, ổn định tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ, theo hướng dẫn quản lý tổng hợp, liên thông, giảm tầng nấc trung gian, giảm đầu mối, loại bỏ các quy định chồng chéo hoặc không rõ chức năng, nhiệm vụ: 40 điểm.
– Tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn ở địa phương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện: 25 điểm.
b) Công tác cải cách hành chính: 45 điểm
– Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn II; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa X về cải cách hành chính; chương trình hành động của Bộ, ngành thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa X về cải cách hành chính: 35 điểm.
– Thực hiện chế độ báo cáo cải cách hành chính hàng tháng theo quy định: 10 điểm
c) Quản lý cán bộ công chức: 70 điểm
– Triển khai thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính; phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp. Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ và phục vụ nhân dân đối với các cơ quan và công chức. Thực hiện tốt chủ trương luân chuyển vị trí công tác của cán bộ, công chức: 20 điểm.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện cơ cấu công chức. Chấp hành và thực hiện các quy định về thi tuyển, thi nâng ngạch, đánh giá phân loại cán bộ, công chức; tham mưu cho lãnh đạo việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức đúng người, đúng việc, đúng vị trí và trình độ chuyên môn theo quy định. Thực hiện nghiêm túc các quy định về sử dụng và quản lý cán bộ, công chức và các chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước về công chức, công vụ: 20 điểm.
– Thực hiện tốt việc thống kê quản lý đội ngũ cán bộ, công chức; phản ánh đầy đủ, kịp thời những diễn biến về đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan: 10 điểm.
– Thực hiện tốt các quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị mình phụ trách: 10 điểm.
– Tham mưu với lãnh đạo Bộ hoàn thiện từng bước cơ chế tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức và chế độ tự chủ của các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập; Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành tập trung xây dựng các quy định về chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, quy chế đánh giá, nội dung và hình thức tuyển dụng; các quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, tại các hội và tổ chức phi chính phủ: 10 điểm.
d) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: 50 điểm
– Thực hiện tốt các kế hoạch và mục tiêu đào tạo, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cán bộ, công chức, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đào tạo trong năm: 30 điểm.
– Cải tiến nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho phù hợp với từng loại đối tượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: 20 điểm.
e) Công tác quản lý tiền lương: 70 điểm
– Xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo đúng ngạch, bậc, chức vụ của cán bộ, công chức, viên chức: 30 điểm
– Quản lý và sử dụng quỹ lương đúng quy định: 20 điểm.
– Giải quyết đơn thư khiếu nại về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo đúng phân cấp hiện hành: 10 điểm.
– Báo cáo đầy đủ, đúng tiến độ quy định về thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn (theo thành tích công tác và khi có thông báo nghỉ hưu) đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý: 10 điểm.
g) Công tác thanh tra, kiểm tra: 50 điểm
– Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Nội vụ, trong đó tập trung đến các lĩnh vực như: sắp xếp lại tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế; công tác tuyển dụng; đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức: 30 điểm.
– Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức và công dân theo chức năng nhiệm vụ được giao: 20 điểm.
h) Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở: 20 điểm
Tiếp tục triển khai có hiệu quả và tăng cường kiểm tra, giám sát đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan và ở các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hiệu quả.
i) Công tác quản lý về hội và tổ chức phi chính phủ: 20 điểm
Tham mưu giúp lãnh đạo Bộ nâng cao chất lượng công tác quản lý hội và tổ chức phi chính phủ; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ; tạo điều kiện để hội, tổ chức phi chính phủ tham gia phát triển kinh tế – xã hội theo chủ trương xã hội hóa của Nhà nước trên cơ sở tôn chỉ, mục đích của hội và các quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm tra các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực Bộ, ngành quản lý. Tham mưu đề xuất với lãnh đạo Bộ, ngành giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về hội, tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật.
k) Về công tác thông tin báo cáo và việc tham gia ý kiến xây dựng các văn bản, đề án của Bộ Nội vụ: 20 điểm
– Chấp hành đầy đủ, đúng kỳ hạn chế độ thông tin báo cáo định kỳ, quý, năm, các báo cáo đột xuất, đảm bảo thông tin có chất lượng và chính xác. Trong các nội dung báo cáo phải có phản ánh về tình hình thực hiện công tác thi đua của đơn vị theo nội dung đã được hướng dẫn: 10 điểm.
– Tham gia đầy đủ, tích cực vào việc xây dựng các văn bản, đề án của Bộ Nội vụ theo đúng yêu cầu tiến độ và có chất lượng: 10 điểm
Điểm tổng cộng của các nội dung tối đa là 500 điểm
2. Đối với Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Lĩnh vực công tác tổ chức nhà nước: 400 điểm.
– Công tác tổ chức bộ máy, biên chế: 40 điểm
+ Tiếp tục tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự để cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả: 10 điểm.
+ Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp; cơ chế tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính của các cơ quan hành chính. Xác định biên chế theo vị trí việc làm của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện: 10 điểm.
+ Tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kế hoạch biên chế công chức, sự nghiệp hàng năm đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định: 10 điểm.
+ Thực hiện các quy định về tinh giản biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành đúng phạm vi, đối tượng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức: 10 điểm
– Công tác cải cách hành chính: 60 điểm
+ Tham mưu có chất lượng và hiệu quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tiếp tục thực hiện chương trình hành động thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa X về cải cách hành chính; xây dựng Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2010-2020: 20 điểm
+ Tham mưu cho chính quyền địa phương các cấp liên tục triển khai cơ chế “một cửa”, mở rộng cơ chế “một cửa liên thông” có hiệu quả, gắn với rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính hiện hành, loại bỏ những thủ tục không hợp lý: 30 điểm
+ Thực hiện chế độ báo cáo cải cách hành chính theo quy định: 10 điểm
– Công tác quản lý cán bộ, công chức: 50 điểm
+ Triển khai tốt các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức: 10 điểm
+ Thực hiện tốt các quy định về phân cấp, chế độ tự chủ trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP: 10 điểm.
+ Thực hiện đầy đủ các quy định về điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu, thôi việc đối với cán bộ, công chức: 10 điểm
+ Triển khai công tác quản lý hồ sơ cán bộ, công chức theo hướng dẫn: 10 điểm
+ Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát quy định tại các nội dung nêu trên, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo chính xác, kịp thời: 10 điểm.
– Công tác xây dựng chính quyền địa phương: 70 điểm
+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thành công cuộc bầu cử HĐND các cấp, phối hợp với các cơ quan tổ chức kỳ họp đầu tiên của HĐND nhiệm kỳ mới. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nội vụ kiện toàn tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND: 20 điểm.
+ Giúp chính quyền địa phương các cấp tiếp tục thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. Triển khai thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung chế độ đối với cán bộ cấp xã theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa X. Tiếp tục thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt kết quả: 20 điểm
+ Thực hiện tốt công tác quản lý địa giới hành chính các cấp ở địa phương, giải quyết dứt điểm tranh chấp địa giới hành chính nếu có, hạn chế những phát sinh mới: 10 điểm
+ Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn tổ chức thực hiện có kết quả các quy định của Pháp lệnh về thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; góp phần ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ cán bộ công chức; hạn chế điểm nóng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh: 10 điểm
+ Báo cáo kịp thời, đúng tiến độ và chất lượng tình hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, tình hình và kết quả triển khai quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn: 10 điểm
– Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức: 40 điểm
+ Tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức có chất lượng và hiệu quả cao, trọng tâm là cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ở vùng sâu, vùng khó khăn, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế: 20 điểm.
+ Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: 10 điểm
+ Định kỳ báo cáo kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức theo quy định: 10 điểm
– Công tác quản lý tiền lương: 50 điểm
+ Xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật; quản lý và sử dụng quỹ lương đúng quy định: 10 điểm
+ Báo cáo đầy đủ, đúng tiến độ quy định về thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn (do lập thành tích trong công tác hoặc khi có thông báo nghỉ hưu) đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý: 10 điểm
+ Thực hiện có hiệu quả việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006; Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005; Nghị định số 96/2010/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ: 10 điểm.
+ Thực hiện có hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan quản lý nhà nước theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ: 05 điểm.
+ Báo cáo kịp thời những vướng mắc và có đề xuất phương án giải quyết hợp lý trong quá trình triển khai thục hiện chính sách tiền lương ở địa phương: 05 điểm
+ Giải quyết đơn thư khiếu nại về chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội theo đúng phân cấp hiện hành: 10 điểm
– Công tác thanh tra, kiểm tra: 50 điểm
+ Triển khai thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra trong các lĩnh vực quản lý của Sở Nội vụ; ban hành và triển khai tốt, hoàn thành kế hoạch thanh tra năm 2011 được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 15 điểm
+ Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: 10 điểm
+ Xử lý kịp thời, đúng pháp luật những cán bộ, công chức vi phạm các quy định của pháp luật: 10 điểm
+ Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức và công dân; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo; không để tình trạng khiếu nại, tố cáo tồn đọng, bức xúc, kéo dài, gửi vượt cấp lên Bộ Nội vụ và các cơ quan Trung ương: 10 điểm
+ Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng về Bộ Nội vụ theo quy định: 05 điểm
– Công tác hội và tổ chức phi chính phủ: 30 điểm
+ Tham mưu giúp lãnh đạo địa phương nâng cao chất lượng công tác quản lý hội và tổ chức chi chính phủ; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về hội, tổ chức phi chính phủ; tạo điều kiện để hội, tổ chức phi chính phủ tham gia phát triển kinh tế – xã hội theo chủ trương xã hội hóa của Nhà nước trên cơ sở tôn chỉ, mục đích của hội và các quy định của pháp luật: 20 điểm
+ Tăng cường kiểm tra các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong việc chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong phạm vi địa phương quản lý. Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo địa phương giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về hội, tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật: 10 điểm
– Chế độ thông tin, báo cáo, việc tham gia ý kiến xây dựng các văn bản, đề án của Bộ Nội vụ: 10 điểm
+ Chấp hành đầy đủ chế độ thông tin báo cáo định kỳ tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất, các kiến nghị, đề nghị đúng thời hạn về Bộ Nội vụ đảm bảo chất lượng và chính xác. Trong nội dung báo cáo định kỳ của các đơn vị phải có phản ánh về tình hình thực hiện công tác thi đua khen thưởng của đơn vị mình theo các nội dung, tiêu chí đã được hướng dẫn: 05 điểm
+ Tham gia đầy đủ, tích cực vào việc xây dựng các văn bản, đề án của Bộ Nội vụ theo đúng yêu cầu tiến độ và có chất lượng: 05 điểm.
b) Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo: 200 điểm
– Công tác tham mưu đề xuất chủ trương, chính sách về tôn giáo; ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện chính sách có liên quan đến công tác tôn giáo ở địa phương đúng pháp luật: 50 điểm
– Triển khai kịp thời và đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan về vấn đề tôn giáo, tín đồ, chức sắc và tổ chức tôn giáo: 50 điểm
– Thường xuyên phối hợp với các ngành, các cấp, kiểm tra, xử lý và giải quyết tốt, có hiệu quả các vụ việc tôn giáo trên địa bàn theo đúng quy định: 30 điểm
– Thường xuyên giữ mối liên hệ với các tổ chức tôn giáo: 20 điểm
– Tham mưu tốt công tác tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo: 20 điểm
– Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo: 20 điểm
– Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo định kỳ hàng tháng, quý theo quy định: 10 điểm
c) Công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng: 200 điểm
– Tham mưu cho cấp Ủy, chính quyền địa phương ban hành chỉ thị, nghị quyết triển khai Kết luận số 83-KL/TW ngày 30/8/2010 của Ban Bí thư, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: 35 điểm.
– Xây dựng được kế hoạch, chương trình thi đua, tham mưu tổ chức phát động thi đua: 25 điểm
– Chỉ đạo điểm công tác thi đua, khen thưởng: 20 điểm
– Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ
20 điểm
– Xây dựng, ban hành Quy chế hoặc văn bản hướng dẫn về thi đua, khen thưởng, để cụ thể hóa việc thực hiện Thông tư số 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ vào địa phương mình: 25 điểm
– Kiện toàn bộ máy tổ chức cán bộ Ban Thi đua – Khen thưởng theo quy định và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban: 20 điểm
– Có báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm theo quy định: 10 điểm
– Duy trì tốt hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấp tỉnh: 15 điểm
– Công tác khen thưởng kịp thời, đúng quy định, không sai sót, không có khiếu nại, tố cáo…: 30 điểm
d) Công tác văn thư, lưu trữ: 200 điểm
– Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28/4/2010 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức văn thư, lưu trữ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp; Thành lập Chi cục Văn thư – Lưu trữ, bố trí đủ cán bộ cho Chi cục để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng lưu trữ lịch sử, công chức, viên chức nghiệp vụ làm văn thư, lưu trữ tại các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: 70 điểm
– Thực hiện tốt các chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ: 50 điểm
– Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nội dung Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ nhằm thúc đẩy công tác văn thư, lưu trữ ở cơ sở, ban, ngành và địa phương: 50 điểm
– Làm tốt công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ: 30 điểm.
Điểm tổng cộng của các nội dung tối đa là 1000 điểm.
II. VỀ DANH HIỆU, TIÊU CHUẨN, HÌNH THỨC, ĐIỀU KIỆN, THẨM QUYỀN, HỒ SƠ KHEN THƯỞNG VÀ TỔ CHỨC THI ĐUA
1. Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
a) Danh hiệu thi đua
Danh hiệu thi đua đối với tập thể: Cờ thi đua của Bộ Nội vụ
b) Hình thức khen thưởng: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (đối với tập thể và cá nhân)
2. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn khen thưởng
a) Tiêu chuẩn danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Nội vụ:
– Hoàn thành xuất sắc, toàn diện các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao với chất lượng, hiệu quả công tác cao, xứng đáng là đơn vị tiêu biểu của ngành
– Có nhân tố mới, mô hình mới trong công tác, có các đề án nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác của ngành, được các đơn vị trong khu vực hoặc toàn ngành học tập
– Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; không có tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác
– Có số điểm thi đua từ 490 điểm trở lên đối với các Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành; 980 điểm trở lên đối với Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Tiêu chuẩn khen thưởng:
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng cho các cá nhân:
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được đơn vị bầu chọn hoặc những cá nhân lập được thành tích xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Bộ phát động.
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng cho các tập thể:
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cụm suy tôn hoặc những tập thể lập được thành tích xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề hàng năm do Bộ phát động.
3. Khen thưởng bậc cao
Đối với khen thưởng bậc cao (Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ …), Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ chỉ xem xét, hiệp y theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các Bộ, ngành.
4. Thẩm quyền quyết định khen thưởng
Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định tặng:
– Danh hiệu Cờ thi đua Bộ Nội vụ;
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
5. Điều kiện xét khen thưởng
Điều kiện xét khen thưởng đối với tập thể và cá nhân theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng; Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và đáp ứng các yêu cầu sau:
– Có đăng ký thi đua gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 20/4/2011
– Hồ sơ khen thưởng đầy đủ theo hướng dẫn này và gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 15/12/2011.
(Không xét khen thưởng đối với đơn vị có tập thể, cá nhân vi phạm kỷ luật từ cảnh cáo trở lên).
6. Hồ sơ khen thưởng (đối với tập thể và cá nhân), bao gồm:
– Báo cáo thành tích thi đua năm 2011: Nội dung báo cáo phải rõ ràng và cụ thể về những thành tích đã đạt được so với nhiệm vụ được giao trong năm; đề nghị rõ danh hiệu, hình thức khen thưởng; cá nhân có báo cáo thành tích riêng.
– Biên bản bình xét của cụm thi đua (đối với tập thể); bản xác nhận thành tích và đề nghị hình thức khen thưởng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với Sở Nội vụ) hoặc của thủ trưởng Bộ, ngành (đối với Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ). Đối với cá nhân có bản xác nhận thành tích và đề nghị hình thức khen thưởng của cơ quan quản lý.
7. Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng
a) Về việc chia cụm thi đua: Căn cứ vào kết quả bầu của các cụm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định các đơn vị làm cụm trưởng, cụm phó khối Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2011 như sau:
– Cụm các thành phố trực thuộc Trung ương (05 đơn vị), do Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ làm cụm trưởng.
– Cụm các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng (09 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Nam định làm cụm phó.
– Cụm các tỉnh Trung Du và Miền Núi phía Bắc (07 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Phú Thọ làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn làm cụm phó.
– Cụm các tỉnh Biên giới phía Bắc (07 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Lai Châu làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng làm cụm phó.
– Cụm các tỉnh Bắc Trung Bộ (06 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế làm cụm trưởng.
– Cụm các tỉnh Duyên hải Miền Trung (06 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Bình Định làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Khánh Hòa làm cụm phó.
– Cụm các tỉnh Tây Nguyên (05 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Đăk Nông làm cụm phó.
– Cụm các tỉnh Miền Đông Nam Bộ (06 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Bình Thuận làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương làm cụm phó.
– Cụm các tỉnh Miền Tây Nam Bộ (12 đơn vị), do Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau làm cụm trưởng, Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng làm cụm phó.
Tại Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng của cụm, các đơn vị sẽ tiến hành bầu cụm trưởng, cụm phó cho năm kế tiếp, báo cáo Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ để trình Bộ trưởng quyết định.
Khối Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành Trung ương sẽ do Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ trực tiếp xem xét, quyết định.
Đối với các tổ chức, cá nhân thuộc ngành Cơ yếu Việt Nam, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng hướng dẫn riêng về công tác thi đua khen thưởng năm 2011; trình Hội đồng thi đua, Khen thưởng Bộ trước khi ban hành.
Cụm trưởng có trách nhiệm sau đây:
– Giúp Bộ trưởng, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ tổ chức và theo dõi việc thực hiện các phong trào thi đua của ngành tại các đơn vị thuộc cụm.
– Căn cứ các nội dung thi đua theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, vận dụng phù hợp với nhiệm vụ được giao, đặc điểm của từng địa phương, từng cụm, tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị trong cụm.
– Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về các mô hình mới, nhân rộng các điển hình tiên tiến để các đơn vị trong cụm học tập;
– Tổ chức Hội nghị bình xét, suy tôn các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (bằng bỏ phiếu kín) cho các tập thể có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong cụm đúng như hướng dẫn để trình Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định khen thưởng. Biên bản bình xét đề nghị khen thưởng của các cụm gửi về Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ.
b) Tổ chức kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng:
– Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ thực hiện việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch đã được thông báo hoặc đột xuất việc thực hiện công tác thi đua khen thưởng tại các cụm.
c) Tổ chức bình xét khen thưởng:
– Căn cứ vào báo cáo kết quả công tác năm, kết quả kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị và căn cứ vào kết quả bình xét, suy tôn của từng cụm, ý kiến của hai cơ quan đại diện của Bộ tại TP.Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, các vụ chuyên môn của Bộ, ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, của Thủ trưởng Bộ, ngành, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ xem xét thành tích đối với từng tập thể, cá nhân và đề nghị mức khen thưởng cụ thể, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
– Cờ thi đua Bộ Nội vụ: Khối các Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố tặng 10 Cờ: Mỗi cụm 01 Cờ (riêng cụm Miền Tây Nam bộ 02 cờ); Khối Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành tặng 01 Cờ; Ban Cơ yếu Chính phủ 04 Cờ (các đơn vị thuộc Ban 02 Cờ, các đơn vị ngành 02 Cờ). Cờ thi đua của Bộ Nội vụ tặng cho đơn vị hoàn thành xuất sắc, toàn diện các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao với chất lượng, hiệu quả công tác cao, xứng đáng là đơn vị tiêu biểu của ngành.
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng cho đơn vị hoàn thành tốt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao theo tỷ lệ sau:
+ Cụm có đến 05 đơn vị được 01 đơn vị;
+ Cụm có từ 06 đến 08 đơn vị được 02 đơn vị;
+ Cụm có từ 09 đơn vị trở lên được 03 đơn vị;
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng cho đơn vị hoàn thành xuất sắc lĩnh vực công tác. Ngoài việc xem xét khen thưởng thành tích toàn diện, Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ xem xét trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trên một lĩnh vực công tác như:
+ Tổ chức Nhà nước;
+ Quản lý về Tôn giáo;
+ Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng;
+ Công tác văn thư, lưu trữ;
– Đề nghị khen thưởng cá nhân:
+ Đối với các đơn vị được đề nghị khen thưởng danh hiệu Cờ thi đua của Bộ Nội vụ hoặc Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì được đề nghị xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen cho 04 cá nhân gồm: 02 là lãnh đạo Sở, 02 từ cấp phòng trở xuống (riêng Sở Nội vụ TP. Hà Nội và Sở Nội vụ TP. Hồ Chí Minh mỗi đơn vị được đề nghị 06 cá nhân).
+ Đối với các đồng chí Giám đốc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố, Vụ trưởng (Trưởng Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành nghỉ hưu trong năm sẽ được Hội đồng Thi đua, khen thưởng Bộ trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét tặng bằng khen. Riêng đối với các đồng chí Phó Giám đốc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố nghỉ hưu trong năm, có thời gian công tác trong ngành ít nhất 10 năm sẽ được Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét tặng Bằng khen.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lãnh đạo Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ, ngành Trung ương, Giám đốc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai đến tất cả cán bộ, công chức trong đơn vị và hệ thống trực thuộc để thực hiện.
2. Các Sở Nội vụ trong cụm gửi cụm trưởng 01 bản đăng ký thi đua và gửi về Bộ 01 bản đăng ký thi đua, hồ sơ đề nghị khen thưởng đầy đủ theo hướng dẫn này để cụm trưởng tổng hợp, dự thảo báo cáo thi đua của cụm, phục vụ cho hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng cuối năm của cụm.
3. Trong quá trình tổ chức triển khai, nếu có vấn đề phát sinh hay vướng mắc cần làm rõ, đề nghị liên hệ với Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ Nội vụ để tổng hợp báo cáo Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ xem xét giải quyết.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thành viên HĐTĐKT Bộ Nội vụ;
– Lưu: VT, VP (TĐKT).
BỘ TRƯỞNG

Trần Văn Tuấn

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 1084/BNV-VP của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng ngành Nội vụ năm 2011”