BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO *****
Số: 10607/BGDĐT-KHTC V/v Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2007
|
Kính gửi:
|
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; – Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề.
|
Thực hiện Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg ngày 4/9/2007 và Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định của pháp luật và Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Để giúp cho gia đình học sinh, sinh viên có đủ thủ tục vay vốn, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận (Mẫu xác nhận do Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất qui định) hoàn cảnh gia đình của học sinh, sinh viên thuộc các đối tượng sau đây”
– Học sinh sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
– Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
– Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật (hiện nay quy định về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 được thực hiện tại Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ).
– Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Thống kê chi tiết số lượng học sinh, sinh viên của địa phương thi đỗ hoặc được xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề trong cả nước và số lượng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc đối tượng vay vốn theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để có biện pháp hỗ trợ cần thiết cho việc nhập học và thông báo cho Ngân hàng Chính sách xã hội để có kế hoạch bố trí nguồn vốn cho vay kịp thời.
– Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương tổng hợp số liệu học sinh, sinh viên của địa phương được vay vốn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước để báo cáo và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
– Tiếp nhận phản ánh của các cơ sở đào tạo trên địa bàn những phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, khi cần thiết báo cáo Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để có chỉ đạo thống nhất trong cả nước.
3. Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề có trách nhiệm:
– Trong thời hạn 2 tuần lễ kể từ khi bắt đầu nhập học, phải xác nhận cho học sinh, sinh viên năm thứ nhất thuộc đối tượng vay vốn đã nhập học vào trường, để làm thủ tục vay vốn.
– Căn cứ vào xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi học sinh, sinh viên đang sinh sống về việc học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, nhà trường làm các thủ tục theo qui định của Ngân hàng Chính sách xã hội để học sinh, sinh viên được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi trường đóng trụ sở.
– Thông báo cho số học sinh, sinh viên đang được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ để các em liên hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội làm thủ tục tiếp tục được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
– Hàng năm, chậm nhất là 1 tháng trước khi khai giảng năm học mới, nhà trường phải xác nhận các học sinh, sinh viên đang theo học tại trường từ năm thứ hai trở đi thuộc đối tượng vay vốn không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu để làm thủ tục vay vốn.
(Các Mẫu xác nhận nói trên do Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất quy định)
– Nhà trường nên mở tài khoản riêng để thu học phí, giúp gia đình học sinh, sinh viên có thể chuyển tiền trực tiếp từ Ngân hàng Chính sách xã hội các tỉnh, thành phố về tài khoản của nhà trường.
– Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ngân hàng chính sách xã hội phổ biến với toàn thể học sinh, sinh viên trong trường nội dung Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, giải thích về chính sách ưu đãi của nhà nước đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, từ đó giúp học sinh, sinh viên có ý thức sử dụng vốn vay một cách tiết kiệm, đúng mục đích và có trách nhiệm trả nợ sau khi tốt nghiệp ra trường.
– Trong quá trình thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nếu có vướng mắc thì các trường báo cáo ngay cho Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại địa phương để phối hợp giải quyết kịp thời.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các trường đại học, cao đẳng, trung cấo chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thực hiện đầy đủ các yêu cầu nói trên.
Nơi nhận: – Như trên; – Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo) – Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); – Văn phòng Chính phủ (để báo cáo); – Bộ Tài chính; Bộ LĐ, TB&XH (để phối hợp); – Ngân hàng CSXH (để phối hợp); – Bộ trưởng (để báo cáo); – Các Thứ trưởng (để biết); – Các Vụ: HSSV, GDCN, ĐH&SĐH; – Lưu VT, KHTC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO *****
Số: 10607/BGDĐT-KHTC V/v Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2007
|
Kính gửi:
|
– Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; – Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề.
|
Thực hiện Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg ngày 4/9/2007 và Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định của pháp luật và Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Để giúp cho gia đình học sinh, sinh viên có đủ thủ tục vay vốn, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận (Mẫu xác nhận do Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất qui định) hoàn cảnh gia đình của học sinh, sinh viên thuộc các đối tượng sau đây”
– Học sinh sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
– Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
– Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật (hiện nay quy định về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 được thực hiện tại Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ).
– Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện các nhiệm vụ sau:
– Thống kê chi tiết số lượng học sinh, sinh viên của địa phương thi đỗ hoặc được xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề trong cả nước và số lượng học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc đối tượng vay vốn theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để có biện pháp hỗ trợ cần thiết cho việc nhập học và thông báo cho Ngân hàng Chính sách xã hội để có kế hoạch bố trí nguồn vốn cho vay kịp thời.
– Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tại địa phương tổng hợp số liệu học sinh, sinh viên của địa phương được vay vốn đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước để báo cáo và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
– Tiếp nhận phản ánh của các cơ sở đào tạo trên địa bàn những phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, khi cần thiết báo cáo Ngân hàng Chính sách xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để có chỉ đạo thống nhất trong cả nước.
3. Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề có trách nhiệm:
– Trong thời hạn 2 tuần lễ kể từ khi bắt đầu nhập học, phải xác nhận cho học sinh, sinh viên năm thứ nhất thuộc đối tượng vay vốn đã nhập học vào trường, để làm thủ tục vay vốn.
– Căn cứ vào xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi học sinh, sinh viên đang sinh sống về việc học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, nhà trường làm các thủ tục theo qui định của Ngân hàng Chính sách xã hội để học sinh, sinh viên được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi trường đóng trụ sở.
– Thông báo cho số học sinh, sinh viên đang được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định số 107/2006/QĐ-TTg ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ để các em liên hệ với Ngân hàng Chính sách xã hội làm thủ tục tiếp tục được vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
– Hàng năm, chậm nhất là 1 tháng trước khi khai giảng năm học mới, nhà trường phải xác nhận các học sinh, sinh viên đang theo học tại trường từ năm thứ hai trở đi thuộc đối tượng vay vốn không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu để làm thủ tục vay vốn.
(Các Mẫu xác nhận nói trên do Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất quy định)
– Nhà trường nên mở tài khoản riêng để thu học phí, giúp gia đình học sinh, sinh viên có thể chuyển tiền trực tiếp từ Ngân hàng Chính sách xã hội các tỉnh, thành phố về tài khoản của nhà trường.
– Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở đào tạo nghề phối hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Ngân hàng chính sách xã hội phổ biến với toàn thể học sinh, sinh viên trong trường nội dung Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên, giải thích về chính sách ưu đãi của nhà nước đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, từ đó giúp học sinh, sinh viên có ý thức sử dụng vốn vay một cách tiết kiệm, đúng mục đích và có trách nhiệm trả nợ sau khi tốt nghiệp ra trường.
– Trong quá trình thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nếu có vướng mắc thì các trường báo cáo ngay cho Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tại địa phương để phối hợp giải quyết kịp thời.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các trường đại học, cao đẳng, trung cấo chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thực hiện đầy đủ các yêu cầu nói trên.
Nơi nhận: – Như trên; – Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo) – Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); – Văn phòng Chính phủ (để báo cáo); – Bộ Tài chính; Bộ LĐ, TB&XH (để phối hợp); – Ngân hàng CSXH (để phối hợp); – Bộ trưởng (để báo cáo); – Các Thứ trưởng (để biết); – Các Vụ: HSSV, GDCN, ĐH&SĐH; – Lưu VT, KHTC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long
|
Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào
đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.
Reviews
There are no reviews yet.