BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
———— Số: 1053/LĐTBXH-PC
V/v: hướng dẫn tổng kết Đề án 31 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————————- Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2012
|
Kính gửi:
|
– Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; – Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; – Bộ Tài chính; – UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; – Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. |
Thực hiện Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 – 2012 (Đề án 31) và Quyết định số 377/QĐ-LĐTBXH ngày 28/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc Ban hành kế hoạch hoạt động của Ban Điều hành Đề án và phê duyệt kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2012”, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị Quý cơ quan tiến hành tổng kết Đề án 31 như sau:
1. Mục đích
Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 – 2012 tại các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan; làm rõ những kết quả đạt được, ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó kiến nghị các biện pháp, giải pháp làm cơ sở cho việc tăng cường và nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động cho giai đoạn tiếp theo.
2. Yêu cầu
– Tổng kết Đề án 31 gắn với thực hiện Kế hoạch của Đề án 31 và kế hoạch cụ thể của từng tiểu Đề án, địa phương.
– Tổ chức tổng kết phải được tiến hành nghiêm túc, khoa học, tiết kiệm, tinh thần trách nhiệm, chủ động.
3. Nội dung tổng kết
– Việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án 31;
– Công tác xây dựng thể chế, kiện toàn tổ chức để thực hiện Đề án 31;
– Việc thực hiện các giải pháp của Đề án 31;
– Tình hình tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động;
– Hoạt động phối hợp của các cơ quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động;
– Vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật;
– Các đề xuất, kiến nghị, sang kiến để thực hiện tốt những giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động; xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
4. Tổ chức thực hiện
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc tổng kết Đề án 31 đề nghị các Bộ, ngành, địa phương có kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện việc tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 30/8/2012 (có đề cương, phụ lục báo cáo kèm theo).
Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo hoặc phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kết quả tổng kết, sơ kết; công khai báo cáo tổng kết, sơ kết theo quy định của pháp luật.
Tổng kết Đề án 31 là nhiệm vụ quan trọng. Do đó đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tích cực quan tâm chỉ đạo thực hiện. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (qua Vụ Pháp chế) để được hướng dẫn, giải đáp./.
Nơi nhận:
– Như trên; – Thủ tướng Chính phủ (để b/c); – Lãnh đạo Bộ; – Bộ Tư pháp; – Trung tâm Thông tin (để đưa lên cổng TTĐT); – Lưu: VT, Vụ PC. |
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG Phạm Minh Huân |
ĐỀ CƯƠNG
HƯỚNG DẪN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TỪ 2009 – 2012
(Kèm theo Công văn số 1053/LĐTBXH-PC ngày 10 tháng 4 năm 2012
(Kèm theo Công văn số 1053/LĐTBXH-PC ngày 10 tháng 4 năm 2012
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
A. NỘI DUNG BÁO CÁO TỔNG KẾT, SƠ KẾT:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Khái quát tình hình chung và những đặc điểm nổi bật của địa phương tác động tới công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động.
II. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
– Thành lập Ban chỉ đạo (Ban điều hành) Chương trình tại Bộ, ngành, địa phương.
– Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện Chương trình tại Bộ, ngành, địa phương (Quyết định, Chỉ thị, Kế hoạch, văn bản…).
– Xây dựng Kế hoạch liên ngành phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; giữa các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp; giữa các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng với nội dung, biện pháp cụ thể.
– Công tác kiểm tra tình hình thực hiện Đề án.
– Bố trí kinh phí phục vụ cho việc thực hiện Đề án ở Bộ, ngành, địa phương.
2. Việc kiện toàn bộ máy chỉ đạo, các đơn vị chuyên trách
– Tình hình tổ chức, bộ máy, phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động;
– Các Bộ, ngành đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 31, phân tích, đánh giá sâu về hoạt động của Ban chỉ đạo Bộ, ngành. Các địa phương phân tích, đánh giá sâu về hoạt động của Ban chỉ đạo.
3. Việc thực hiện các giải pháp của Đề án:
Nêu cụ thể những kết quả đã đạt được theo từng biện pháp, những việc chưa làm được, khó khăn, hạn chế, tồn tại và phân tích rõ nguyên nhân;
4. Tình hình tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trên địa bàn của địa phương.
5. Hoạt động phối hợp của các cơ quan trong việc thực hiện Đề án 31.
6. Vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.
7. Kinh phí, cơ sở vật chất
– Kinh phí hàng năm ngân sách nhà nước cấp cho Bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) cho hoạt động của Đề án 31;
– Nguồn kinh phí khác (tài trợ của tổ chức quốc tế, hỗ trợ của doanh nghiệp, đóng góp của cá nhân, tổ chức,…).
8. Các đề xuất, kiến nghị, sáng kiến để thực hiện tốt những giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động; xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
– Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của Đề án, trong đó chú ý đánh giá mục tiêu đạt được của Đề án về củng cố tổ chức, bộ máy và mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này (trong đó cần nêu rõ mục tiêu nào đạt được, mục tiêu nào chưa đạt được, nguyên nhân vì sao?).
– Đánh giá tác động của Đề án đến việc nâng cao năng lực, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL trong việc đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước.
– Đánh giá mô hình, phương pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL hiệu quả tại bộ, ngành, địa phương.
2. Khó khăn, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
3. Một số bài học kinh nghiệm qua 4 năm thực hiện Đề án
– Bài học về các mô hình, phương pháp, cách làm hiệu quả để đạt được các mục tiêu của Đề án;
– Bài học về cơ chế tổ chức thực hiện; điều kiện đảm bảo…
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ – KIẾN NGHỊ
– Xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới. Đề xuất cụ thể những nhiệm vụ cần được đưa vào kế hoạch của Chính phủ thực hiện giai đoạn thứ hai của Đề án.
– Đề xuất, kiến nghị, sáng kiến để tiếp tục tăng cường thực hiện, nâng cao hiệu quả các giải pháp của Đề án, tạo sự chuyển biến tích cực trong thời gian tới.
– Đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định hiện hành còn bất cập (đề nghị nêu rõ những quy định còn bất cập, nguyên nhân, kiến nghị hướng sửa đổi hoặc đề xuất cụ thể quy phạm sửa đổi).
– Các kiến nghị khác.
B. HÌNH THỨC GỬI BÁO CÁO VỀ BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. Báo cáo tổng kết gửi bằng dữ liệu điện tử theo hộp thư điện tử: ntduong234@gmail.com;
2. Gửi văn bản hành chính theo địa chỉ: Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, số 12 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội./.
Reviews
There are no reviews yet.