Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 10/BXD-PTĐT của Bộ Xây dựng về việc giải thích khái niệm “thị trấn, thị tứ” trong các văn bản của Nhà nước

BỘ XÂY DỰNG

—————

Số: 10/BXD-PTĐT

V/v: giải thích khái niệm “thị trấn, thị tứ” trong các văn bản của Nhà nước.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

———————

Hà Nội,ngày15tháng 6 năm 2010

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình.

Bộ Xây dựng nhận được Công văn số 188/SXD-QH ngày 26/4/2010 của Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình đề nghị giải thích khái niệm “thị trấn, thị tứ” trong các văn bản của Nhà nước. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

Thuật ngữ “thị tứ” đã xuất hiện trong Thông tư số 03/BXD-KTQH ngày 04/6/1997 về việc hướng dẫn lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng các thị trấn thị tứ; Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 và các văn bản pháp luật trước khi Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội thông qua, hiện không còn hiệu lực.

Tại Điều 118 Hiến pháp 1992, các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: “Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…Huyện chia thành xã, thị trấn…”; quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 của Quốc hội ngày 17/6/2009 “Đô thị…bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”; theo quy định tại Điều 4, 5 và 18 của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về việc phân loại đô thị thì đô thị chỉ có 06 loại: đặc biệt, I, II, III, IV, V và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận, trong đó không có “thị tứ”.

Do vậy “thị tứ” không là phải một đô thị và cũng không phải là một đơn vị hành chính Nhà nước.

Tuy nhiên trên thực tế có tồn tại các điểm dân cư có quy mô dân số lớn và có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao, mà thường gọi là thị tứ. Để định hướng cho các điểm dân cư nông thôn này phát triển theo quy hoạch, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu để có chính sách quản lý và phát triển các điểm dân cư này.

Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng, đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình nghiên cứu thực hiện./.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân (để b/c);

– Thứ trưởng Cao Lại Quang (để b/c);

– UBND tỉnh Thái Bình;

– Lưu VP, PTĐT.

TL. BỘ TRƯỞNG

KT. CỤC TRƯỞNG CỤC PTĐT

PHÓ CỤC TRƯỞNG

Đã ký

Nguyễn Thị Hạnh

Thuộc tính văn bản
Công văn 10/BXD-PTĐT của Bộ Xây dựng về việc giải thích khái niệm “thị trấn, thị tứ” trong các văn bản của Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 10/BXD-PTĐT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Thị Hạnh
Ngày ban hành: 15/06/2010 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Lĩnh vực khác

BỘ XÂY DỰNG

—————

Số: 10/BXD-PTĐT

V/v: giải thích khái niệm “thị trấn, thị tứ” trong các văn bản của Nhà nước.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

———————

Hà Nội,ngày15tháng 6 năm 2010

Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình.

Bộ Xây dựng nhận được Công văn số 188/SXD-QH ngày 26/4/2010 của Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình đề nghị giải thích khái niệm “thị trấn, thị tứ” trong các văn bản của Nhà nước. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

Thuật ngữ “thị tứ” đã xuất hiện trong Thông tư số 03/BXD-KTQH ngày 04/6/1997 về việc hướng dẫn lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng các thị trấn thị tứ; Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2020 và các văn bản pháp luật trước khi Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội thông qua, hiện không còn hiệu lực.

Tại Điều 118 Hiến pháp 1992, các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: “Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…Huyện chia thành xã, thị trấn…”; quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 của Quốc hội ngày 17/6/2009 “Đô thị…bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”; theo quy định tại Điều 4, 5 và 18 của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về việc phân loại đô thị thì đô thị chỉ có 06 loại: đặc biệt, I, II, III, IV, V và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận, trong đó không có “thị tứ”.

Do vậy “thị tứ” không là phải một đô thị và cũng không phải là một đơn vị hành chính Nhà nước.

Tuy nhiên trên thực tế có tồn tại các điểm dân cư có quy mô dân số lớn và có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao, mà thường gọi là thị tứ. Để định hướng cho các điểm dân cư nông thôn này phát triển theo quy hoạch, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu để có chính sách quản lý và phát triển các điểm dân cư này.

Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng, đề nghị Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình nghiên cứu thực hiện./.

Nơi nhận:

– Như trên;

– Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân (để b/c);

– Thứ trưởng Cao Lại Quang (để b/c);

– UBND tỉnh Thái Bình;

– Lưu VP, PTĐT.

TL. BỘ TRƯỞNG

KT. CỤC TRƯỞNG CỤC PTĐT

PHÓ CỤC TRƯỞNG

Đã ký

Nguyễn Thị Hạnh

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 10/BXD-PTĐT của Bộ Xây dựng về việc giải thích khái niệm “thị trấn, thị tứ” trong các văn bản của Nhà nước”