Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công văn 05/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: 05/TTg-NN

V/v tăng cường quản lý chất

lượng thủy sản xuất khẩu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2007

Kính gửi:

– Các Bộ : Thủy sản, Y tế, Thương mại, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Văn hoá – Thông tin, Công an;

– Tổng cục Hải quan;

– Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định pháp luật về đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản, do đó công tác an toàn vệ sinh thủy sản đã được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng thủy sản cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, các yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản của các thị trường, nhất là thị trường nước ngoài, thay đổi nhanh chóng và ngày càng nghiêm ngặt. Trong năm 2006, thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản đã bị cảnh báo dư lượng Chloramphenicol, Nitrofurans trong một số lô hàng tôm, mực.

Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng các lô hàng thủy sản xuất khẩu bị các thị trường nhập khẩu phát hiện dư lượng các loại hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, giữ uy tín hàng thủy sản xuất của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan tập trung chỉ đạo:

a) Tăng cường hơn nữa việc quản lý, sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản nguyên liệu và chế biến thủy sản.

b) Chỉ đạo cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản kiểm tra nghiêm ngặt mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp bị cảnh báo, đồng thời thông báo cho cơ quan Hải quan để kiểm soát chặt chẽ.

c) Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản tại các cảng cá, bến cá, kho chứa, nơi bảo quản, chế biến thủy sản và các vùng nuôi thủy sản tập trung… đảm bảo kiểm soát được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tất cả các khâu trong quá trình từ đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến và xuất khẩu.

d) Tăng cường thông tin tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng không đúgn các loại thuốc kháng sinh, hoá chất trong sản xuất kinh doanh, đồng thời hướng dẫn nông,ngư dân các biện pháp thay thế đơn giản, hiệu quả để nuôi, bảo quản nguyên liệu sạch, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

đ) Chỉ đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cảnh báo, thông báo rộg rãi tên doanh nghiệp vi phạm và có biện pháp kiên quyết không để các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm.

2. Các Bộ, ngành: Thương mại, Y tế, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hải quan tăng cường quản lý việc nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hoá chất; nghiên cứu để ban hành các quy định cụ thể trong việc quản lý, kinh doanh, sử dụng các loại thuốc, hoá chất, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng hướng dẫn.

Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại chỉ đạo các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài nắm bắt và thông báo kịp thời về tình hình thị trường, các yêu cầu của thị trường để các Bộ, ngành có sự chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh phù hợp với đòi hỏi của thị trường về chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu.

3. Uỷ ban nhân dân các địa phương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tổ chức thường xuyên các đợt kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, đảm bảo thực hiện có kết quả việc quản lý các cơ sở kinh doanh, sử dụng các loại thuốc, hoá chất dùng trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông, thủy sản làm thực phẩm; chủ động bố trí ngân sách cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và ngăn chặn sử dụng hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong thủy sản, nhằm nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

Thuộc tính văn bản
Công văn 05/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 05/TTg-NN Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công văn Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 02/01/2007 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu , Y tế-Sức khỏe , Nông nghiệp-Lâm nghiệp

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Số: 05/TTg-NN

V/v tăng cường quản lý chất

lượng thủy sản xuất khẩu

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2007

Kính gửi:

– Các Bộ : Thủy sản, Y tế, Thương mại, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Văn hoá – Thông tin, Công an;

– Tổng cục Hải quan;

– Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,

Trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định pháp luật về đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản, do đó công tác an toàn vệ sinh thủy sản đã được chú trọng, góp phần nâng cao chất lượng thủy sản cho người tiêu dùng và cho xuất khẩu.

Tuy nhiên, các yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản của các thị trường, nhất là thị trường nước ngoài, thay đổi nhanh chóng và ngày càng nghiêm ngặt. Trong năm 2006, thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản đã bị cảnh báo dư lượng Chloramphenicol, Nitrofurans trong một số lô hàng tôm, mực.

Để nhanh chóng chấm dứt tình trạng các lô hàng thủy sản xuất khẩu bị các thị trường nhập khẩu phát hiện dư lượng các loại hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, giữ uy tín hàng thủy sản xuất của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan tập trung chỉ đạo:

a) Tăng cường hơn nữa việc quản lý, sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản nguyên liệu và chế biến thủy sản.

b) Chỉ đạo cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản kiểm tra nghiêm ngặt mặt hàng thủy sản xuất khẩu của các doanh nghiệp bị cảnh báo, đồng thời thông báo cho cơ quan Hải quan để kiểm soát chặt chẽ.

c) Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản tại các cảng cá, bến cá, kho chứa, nơi bảo quản, chế biến thủy sản và các vùng nuôi thủy sản tập trung… đảm bảo kiểm soát được chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm tất cả các khâu trong quá trình từ đánh bắt, nuôi trồng đến chế biến và xuất khẩu.

d) Tăng cường thông tin tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng không đúgn các loại thuốc kháng sinh, hoá chất trong sản xuất kinh doanh, đồng thời hướng dẫn nông,ngư dân các biện pháp thay thế đơn giản, hiệu quả để nuôi, bảo quản nguyên liệu sạch, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.

đ) Chỉ đạo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cảnh báo, thông báo rộg rãi tên doanh nghiệp vi phạm và có biện pháp kiên quyết không để các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm.

2. Các Bộ, ngành: Thương mại, Y tế, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hải quan tăng cường quản lý việc nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hoá chất; nghiên cứu để ban hành các quy định cụ thể trong việc quản lý, kinh doanh, sử dụng các loại thuốc, hoá chất, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng hướng dẫn.

Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại chỉ đạo các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài nắm bắt và thông báo kịp thời về tình hình thị trường, các yêu cầu của thị trường để các Bộ, ngành có sự chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh phù hợp với đòi hỏi của thị trường về chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu.

3. Uỷ ban nhân dân các địa phương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tổ chức thường xuyên các đợt kiểm tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, đảm bảo thực hiện có kết quả việc quản lý các cơ sở kinh doanh, sử dụng các loại thuốc, hoá chất dùng trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông, thủy sản làm thực phẩm; chủ động bố trí ngân sách cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và ngăn chặn sử dụng hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong thủy sản, nhằm nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm./.

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Nguyễn Sinh Hùng

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công văn 05/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý chất lượng thủy sản xuất khẩu”