Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Công điện 1428/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động đối phó với mưa lũ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-
Số: 1428/CĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2013
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC CHỦ ĐỘNG ĐỐI PHÓ VỚI MƯA LŨ
——————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Điện:
– Ủy ban nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc;
– Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường;
– Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
– Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương;
– Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia;
– Đài Truyền hình Việt Nam;
– Đài Tiếng nói Việt Nam;
– Thông tấn xã Việt Nam;
– Báo Nhân dân.
Từ ngày 03 tháng 9 đến nay khu vực Bắc Bộ đã có mưa lớn. Một số tỉnh miền núi đã xảy ra lũ quét như: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn,… gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện tại các khu vực này vẫn tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến mưa rất to.
Để chủ động đối phó với mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc:
a) Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; chỉ đạo rà soát các khu dân cư sống ở vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp để chủ động phòng tránh, ứng phó. Vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, vùng hạ du các hồ chứa có nguy cơ xảy ra sự cố phải khẩn trương sơ tán dân.
b) Tổ chức kiểm tra các hồ đập, công trình đang thi công; đối với hồ chứa đang xảy ra sự cố phải tổ chức trực ban 24/24h, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện dự phòng sẵn sàng xử lý khi có yêu cầu.
c) Tổ chức kiểm soát giao thông tại các khu vực đường bị ngập, bến đò, ngầm qua suối, hướng dẫn người, phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn.
d) Các tỉnh xảy ra lũ quét vừa qua cần tiếp tục huy động mọi lực lượng cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ mai táng người chết, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu, sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.
2. Các Bộ, ngành Trung ương:
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo rà soát, kiểm tra và triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập thủy lợi.
– Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, có phương án bảo đảm vận hành an toàn các hồ thủy điện, hệ thống truyền tải điện, đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm dự trữ phục vụ nhân dân khi có yêu cầu, đặc biệt là các khu vực có khả năng bị chia cắt.
– Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo việc đảm bảo giao thông thông suốt, chuẩn bị phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục sự cố tại các khu vực bị sạt lở trên các trục giao thông chính; hỗ trợ các địa phương để khôi phục hệ thống giao thông nông thôn.
– Các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn phối hợp với lực lượng của địa phương tổ chức cứu hộ, cứu nạn những khu vực xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, giúp nhân dân sơ tán đảm bảo an toàn.
– Các Bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan theo chức năng và nhiệm vụ của mình chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương có phương án đảm bảo thông tin liên lạc, thuốc dự trữ và chủ động hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia tiếp tục theo dõi diễn biến của mưa, lũ, dự báo và cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo và đưa tin kịp thời những diễn biến của mưa, lũ để nhân dân biết, chủ động phòng, tránh.
3. Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo chặt chẽ công tác tìm kiếm cứu nạn đảm bảo kịp thời và hiệu quả.
4. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng phát sóng, thường xuyên thông báo diễn biến của mưa, lũ và chỉ đạo cơ quan chức năng để các địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng, tránh.
5. Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức thường trực theo dõi, tổng hợp diễn biến mưa lũ, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các biện pháp đối phó với mưa lũ, lũ quét./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT;
– Lưu: Văn Thư, KTN (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Hoàng Trung Hải

Thuộc tính văn bản
Công điện 1428/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động đối phó với mưa lũ
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ Số công báo: Đã biết
Số hiệu: 1428/CĐ-TTg Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Công điện Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 05/09/2013 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đã biết Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
——-
Số: 1428/CĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2013
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC CHỦ ĐỘNG ĐỐI PHÓ VỚI MƯA LŨ
——————-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Điện:
– Ủy ban nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc;
– Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường;
– Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
– Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương;
– Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia;
– Đài Truyền hình Việt Nam;
– Đài Tiếng nói Việt Nam;
– Thông tấn xã Việt Nam;
– Báo Nhân dân.
Từ ngày 03 tháng 9 đến nay khu vực Bắc Bộ đã có mưa lớn. Một số tỉnh miền núi đã xảy ra lũ quét như: Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn,… gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện tại các khu vực này vẫn tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến mưa rất to.
Để chủ động đối phó với mưa lũ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc:
a) Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; chỉ đạo rà soát các khu dân cư sống ở vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp để chủ động phòng tránh, ứng phó. Vùng có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, vùng hạ du các hồ chứa có nguy cơ xảy ra sự cố phải khẩn trương sơ tán dân.
b) Tổ chức kiểm tra các hồ đập, công trình đang thi công; đối với hồ chứa đang xảy ra sự cố phải tổ chức trực ban 24/24h, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện dự phòng sẵn sàng xử lý khi có yêu cầu.
c) Tổ chức kiểm soát giao thông tại các khu vực đường bị ngập, bến đò, ngầm qua suối, hướng dẫn người, phương tiện qua lại để đảm bảo an toàn.
d) Các tỉnh xảy ra lũ quét vừa qua cần tiếp tục huy động mọi lực lượng cấp cứu người bị thương, tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ mai táng người chết, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu, sớm ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân.
2. Các Bộ, ngành Trung ương:
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo rà soát, kiểm tra và triển khai các biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập thủy lợi.
– Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, có phương án bảo đảm vận hành an toàn các hồ thủy điện, hệ thống truyền tải điện, đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm dự trữ phục vụ nhân dân khi có yêu cầu, đặc biệt là các khu vực có khả năng bị chia cắt.
– Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo việc đảm bảo giao thông thông suốt, chuẩn bị phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục sự cố tại các khu vực bị sạt lở trên các trục giao thông chính; hỗ trợ các địa phương để khôi phục hệ thống giao thông nông thôn.
– Các Bộ: Quốc phòng, Công an chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn phối hợp với lực lượng của địa phương tổ chức cứu hộ, cứu nạn những khu vực xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, giúp nhân dân sơ tán đảm bảo an toàn.
– Các Bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành liên quan theo chức năng và nhiệm vụ của mình chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương có phương án đảm bảo thông tin liên lạc, thuốc dự trữ và chủ động hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia tiếp tục theo dõi diễn biến của mưa, lũ, dự báo và cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo và đưa tin kịp thời những diễn biến của mưa, lũ để nhân dân biết, chủ động phòng, tránh.
3. Ủy ban quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn chỉ đạo chặt chẽ công tác tìm kiếm cứu nạn đảm bảo kịp thời và hiệu quả.
4. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng phát sóng, thường xuyên thông báo diễn biến của mưa, lũ và chỉ đạo cơ quan chức năng để các địa phương và nhân dân biết, chủ động phòng, tránh.
5. Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức thường trực theo dõi, tổng hợp diễn biến mưa lũ, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các biện pháp đối phó với mưa lũ, lũ quét./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT;
– Lưu: Văn Thư, KTN (3b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

Hoàng Trung Hải

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Công điện 1428/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động đối phó với mưa lũ”