Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị về việc xuất khẩu kim loại phế liệu

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 216-CT NGÀY 17-8-1989

VỀ VIỆC XUẤT KHẨU KIM LOẠI PHẾ LIỆU

Gần đây một số người đã lợi dụng việc xuất khẩu kim loại phế liệu để phá thiết bị, công trình quốc phòng, đường sắt, đường dây điện, hầm mỏ, làm kim loại phế liệu để xuất khẩu. Tình trạng này đang xảy ra rất nghiêm trọng và gây những hậu qủa xấu không lường trước được.

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

1. Từ ngày 25-8-1989, tạm ngừng việc xuất khẩu kim loại phế liệu, bao gồm cả kim loại đen và kim loại mầu, trừ những lô hàng đã xếp xuống tầu và những lô hàng đã mở LC trước ngày 25-8, những lô hàng này phải kiểm tra kỹ đúng là kim loại phế liệu mới cho xuất; Bộ Kinh tế đối ngoại ngừng cấp giấy phép xuất khẩu kim loại phế liệu.

2. Giao cho Bộ trưởng các bộ cơ khí và luyện kim chủ trì cùng Bộ Vật tư, Bộ kinh tế đối ngoại và Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước:

– Nắm lại toàn bộ số lượng và các kim loại phế liệu đã được cấp giấy phép và đã thực hiện hợp đồng xuất khẩu; số kim loại phế liệu các ngành, địa phương, đơn vị đã thu gom được, báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trước ngày 30-9-1989.

– Từ nay Bộ trưởng Bộ Cơ khí và luyện kim được giao trách nhiệm xem xét cùng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại cấp giấy phép xuất khẩu các loại phế liệu, đặc biệt là phải kiểm tra thật chặt chẽ, chỉ cho xuất khẩu các loại thật sự là phế liệu và trong nước không sử dụng (vì các lý do như cự ly vận tải quá xa, chủng loại và giá cả không phù hợp v.v…).

– Bộ trưởng Bộ Tài chính nghiên cứu và trình thường vụ Hội đồng Bộ trưởng ban hành gấp các biện pháp vận dụng thuế suất đối với kim loại phế liệu xuất khẩu (trong tình hình đã thay đổi tỷ giá) để bảo đảm Nhà nước thu được thuế và đơn vị xuất khẩu cũng được lãi thoả đáng.

3. Thủ trưởng các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở phải tăng cường trách nhiệm quản lý chặt chẽ vật tư, thiết bị, tài sản của mình, ngăn ngừa việc phá hoại vật tư, thiết bị, tài sản, biến chính phẩm thành phế liệu.

Các cơ quan pháp luật Công an, Viện Kiểm sát nhân dân phối hợp với các ngành, các địa phương, quân đội điều tra tìm cho ra những thủ phạm đã phá hoại thiết bị, công trình quốc phòng, hầm mỏ, đường sắt, đường dây điện …xét xử nghiêm khắc một vài vụ điển hình để giáo dục chung. Nếu không phát hiện được thì Thủ trưởng các đơn vị có thiết bị, tài sản bị phá hoại phải chịu trách nhiệm.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị về việc xuất khẩu kim loại phế liệu
Cơ quan ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 216-CT Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Đỗ Mười
Ngày ban hành: 17/08/1989 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 216-CT NGÀY 17-8-1989

VỀ VIỆC XUẤT KHẨU KIM LOẠI PHẾ LIỆU

Gần đây một số người đã lợi dụng việc xuất khẩu kim loại phế liệu để phá thiết bị, công trình quốc phòng, đường sắt, đường dây điện, hầm mỏ, làm kim loại phế liệu để xuất khẩu. Tình trạng này đang xảy ra rất nghiêm trọng và gây những hậu qủa xấu không lường trước được.

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

1. Từ ngày 25-8-1989, tạm ngừng việc xuất khẩu kim loại phế liệu, bao gồm cả kim loại đen và kim loại mầu, trừ những lô hàng đã xếp xuống tầu và những lô hàng đã mở LC trước ngày 25-8, những lô hàng này phải kiểm tra kỹ đúng là kim loại phế liệu mới cho xuất; Bộ Kinh tế đối ngoại ngừng cấp giấy phép xuất khẩu kim loại phế liệu.

2. Giao cho Bộ trưởng các bộ cơ khí và luyện kim chủ trì cùng Bộ Vật tư, Bộ kinh tế đối ngoại và Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước:

– Nắm lại toàn bộ số lượng và các kim loại phế liệu đã được cấp giấy phép và đã thực hiện hợp đồng xuất khẩu; số kim loại phế liệu các ngành, địa phương, đơn vị đã thu gom được, báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trước ngày 30-9-1989.

– Từ nay Bộ trưởng Bộ Cơ khí và luyện kim được giao trách nhiệm xem xét cùng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại cấp giấy phép xuất khẩu các loại phế liệu, đặc biệt là phải kiểm tra thật chặt chẽ, chỉ cho xuất khẩu các loại thật sự là phế liệu và trong nước không sử dụng (vì các lý do như cự ly vận tải quá xa, chủng loại và giá cả không phù hợp v.v…).

– Bộ trưởng Bộ Tài chính nghiên cứu và trình thường vụ Hội đồng Bộ trưởng ban hành gấp các biện pháp vận dụng thuế suất đối với kim loại phế liệu xuất khẩu (trong tình hình đã thay đổi tỷ giá) để bảo đảm Nhà nước thu được thuế và đơn vị xuất khẩu cũng được lãi thoả đáng.

3. Thủ trưởng các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở phải tăng cường trách nhiệm quản lý chặt chẽ vật tư, thiết bị, tài sản của mình, ngăn ngừa việc phá hoại vật tư, thiết bị, tài sản, biến chính phẩm thành phế liệu.

Các cơ quan pháp luật Công an, Viện Kiểm sát nhân dân phối hợp với các ngành, các địa phương, quân đội điều tra tìm cho ra những thủ phạm đã phá hoại thiết bị, công trình quốc phòng, hầm mỏ, đường sắt, đường dây điện …xét xử nghiêm khắc một vài vụ điển hình để giáo dục chung. Nếu không phát hiện được thì Thủ trưởng các đơn vị có thiết bị, tài sản bị phá hoại phải chịu trách nhiệm.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị về việc xuất khẩu kim loại phế liệu”