Bạn đang tìm kiếm :
VĂN BẢN PHÁP LUẬT

" Tất cả từ khóa "

Hệ thống tìm kiếm được các Văn Bản liên quan sau :

107.900 CÔNG VĂN (Xem & Tra cứu Công văn)
15.640 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM (Xem & Tra cứu)

Chỉ thị về việc tăng cường công tác kiểm tra chất lượng và đo lường hàng hoá trong TNQD và HTX mua bán

CHỈ THỊ

SỐ 06-TN/KD NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 1991 CỦA BỘ THƯƠNG NGHIỆP VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ ĐO LƯỜNG HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG NGHIỆP QUỐC DOANH VÀ HỢP TÁC Xà MUA BÁN

Vấn đề bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá và đo lường chính xác là một trong những yêu cầu thường xuyên được đặt ra đối với thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Nhiều đơn vị trong ngành đã có những biện pháp hữu hiệu để sản phẩm sản xuất lưu thông trong mạng lưới của mình bảo đảm chất lượng, giữ được chữ tín với khách hàng và mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

Gần đây, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã có nhiều cơ sở sán xuất kinh doanh bung ra ngoài vòng kiểm kê kiểm soát của Nhà nước, họ chạy theo mục đích kiếm lời cao, đã tung ra thị trường khá nhiều hàng giả, hàng rởm không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, kể cả hàng sản xuất trong nước cũng như hàng nhập khẩu. Thậm chí trong các cơ sở sản xuất, chế biến và mạng lưới kinh doanh của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa cũng có hiện tượng để lọt những lô hàng không đủ tiêu chuẩn chất lượng ra lưu thông. Nghiêm trọng hơn có nhiều cửa hàng bày bán cả hàng giả, hàng rởm; cân, đong, đo đếm thiếu chính xác.

Để ngăn chặn tình hình trên, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá và Pháp lệnh đo lường; Hội đồng Bộ trưởng đã có Nghị định số 140-HĐBT ngày 25-4-1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả và Nghị định số 115/HĐBT ngày 13-4-1991 quy định về việc thi hành Pháp lệnh đo lường.

Để thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản nêu trên của Nhà nước, Bộ yêu cầu các Tổng Công ty, Công ty trung ương, các Sở Thương nghiệp, các Liên hiệp ăn uống – khách sạn – dịch vụ, các cơ quan sản xuất kinh doanh trong ngành và các ngành có mạng lưới kinh doanh thương nghiệp phải nghiêm túc triển khai thực hiện những việc sau đây:

1. Đối với các cơ sở sản xuất chế biến.

– Phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về chất lượng hàng hoá, sản phẩm của đơn vị mình sản xuất ra; chỉ được giao cho khách hàng những sản phẩm hàng hoá bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, đúng nhãn sản phẩm, đúng chất lượng đã đăng ký với cơ quan quản lý tiêu chuẩn, chất lượng và đo lường.

– Nghiêm cấm mọi cá nhân và các tổ chức có hành vi sản xuất, chế biến những sản phẩm, hàng hoá có một trong những dấu hiệu được coi là hàng giả theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 140-HĐBT ngày 25-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả.

2. Đối với các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ.

– Để kiên quyết loại trừ hàng giả, hàng rởm lọt vào khâu lưu thông ngay từ khi ký hợp đồng kinh tế (mua bán hoặc đại lý) các cán bộ, nhân viên có liên quan đến vấn đề này, nhất là cán bộ nghiệp vụ phải nắm vững nguồn gốc của hàng hoá, tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu cho phép, nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng v.v… Đối với những mặt hàng mới sản xuất, hoặc với những cơ sở sản xuất chưa có quan hệ mua bán nhiều, khi ký hợp đồng kinh tế phải thận trọng xem xét kỹ từng mặt hàng để tránh sự lừa dối, trà trộn hàng giả. Trong hợp đồng phải ghi những điều khoản rất chặt chẽ về chất lượng hàng hoá.

– Khi giao nhận hàng hoá, tuỳ theo tính chất của từng nguồn hàng, loại hàng, mặt hàng mà tổ chức kiểm tra đại diện hoặc kiểm tra toàn bộ lô hàng. Cán bộ giao nhận phải nắm vững nghiệp vụ, hiểu biết kỹ về quy cách, phẩm chất bao bì đóng gói, nhãn hiệu… của hàng hoá đã ghi trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về tình trạng chất lượng hàng hoá mà mình giao nhận. Đặc biệt đối với những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc an toàn trong sử dụng, an toàn vệ sinh như thực phẩm công nghệ, thực phẩm tiêu dùng trực tiếp được chế biến sẵn, bánh kẹo, rượu, bia, nước ngọt, nước mắm, mỳ chính, thuốc lá… nhất thiết phải kiểm tra chặt chẽ về chất lượng.

– Quá trình bảo quản, vận chuyển hàng hoá bị hư hỏng hoặc đã suy giảm chất lượng, sau khi sửa chữa, tái chế xét thấy còn có giá trị sử dụng và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn cho người sử dụng thì được phép đưa ra bán, giá bán phải tương xứng với phẩm chất, phải bầy bán riêng và niêm yết rõ bào bảng giá để khách hàng biết.

– Nghiêm cấm các cửa hàng thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán buôn bán hàng giả, hàng rởm làm mất uy tín của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Cần xử lý nghiêm khắc những nhân viên nghiệp vụ hoặc nhân viên bán hàng tuồn hàng giả vào cửa hàng, nếu vi phạm nghiêm trọng thì phải buộc thôi việc hoặc vi phạm hình sự thì truy tố trước pháp luật. Cán bộ phụ trách cửa hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu trong cửa hàng có mua bán những mặt hàng đó.

3. Giám đốc các đơn vị sản xuất và kinh doanh có trách nhiệm trang bị đủ thiết bị, phương tiện, dụng cụ đo lường chính xác phục vụ cho sản xuất và các hoạt động giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hoá. Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra, hiệu chỉnh, sửa chữa phương tiện của cơ sở.

– Cấm mọi hành vi gian dối về đo lường. Hàng đưa ra bán dù đã đóng gói sẵn hay khi giao cho khách mới bao gói đều phải cân, đong, đo, đếm chính xác đủ số lượng, khối lượng, độ dài.

Vấn đề bảo đảm chất lượng, số lượng hàng hoá và đo lường chính xác trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh rất bức xúc trong giai đoạn hiện nay. Bộ giao cho Cục Quản lý chất lượng hàng hoá và Đo lường theo chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giúp Bộ trưởng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động đo lường của ngành, phối hợp với các đội quản lý thị trường, các Sở Thương nghiệp thường xuyên và đột xuất kiểm tra, giám sát, xử lý những đơn vị, cá nhân kinh doanh hàng giả trên thị trường, kịp thời báo cáo Bộ những vụ việc có tính chất nghiêm trọng.

Các Sở Thương nghiệp, Liên hiệp ăn uống – khách sạn – dịch vụ, Ban quản lý Hợp tác xã mua bán Việt Nam, các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Bộ, các ngành có kinh doanh thương nghiệp cần nghiên cứu kỹ chỉ thị này, phổ biến sâu rộng tới các cán bộ, nhân viên sản suất, chế biến và ký kết hợp đồng kinh tế, nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển, mua bán hàng hoá để cùng nắm vững và thi hành đúng, góp phần chặn đứng nguồn hàng giả đưa vào lưu thông làm cho thị trường phát triển lành mạnh, bảo đảm kỷ cương và trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu chính đáng của người tiêu dùng.

Thuộc tính văn bản
Chỉ thị về việc tăng cường công tác kiểm tra chất lượng và đo lường hàng hoá trong TNQD và HTX mua bán
Cơ quan ban hành: Bộ Thương nghiệp Số công báo: Đang cập nhật
Số hiệu: 06-TN/KD Ngày đăng công báo: Đang cập nhật
Loại văn bản: Chỉ thị Người ký: Lê Hữu Duyên
Ngày ban hành: 24/06/1991 Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật
Áp dụng: Đang cập nhật Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Lĩnh vực:
Tóm tắt văn bản
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

CHỈ THỊ

SỐ 06-TN/KD NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 1991 CỦA BỘ THƯƠNG NGHIỆP VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG VÀ ĐO LƯỜNG HÀNG HOÁ TRONG THƯƠNG NGHIỆP QUỐC DOANH VÀ HỢP TÁC Xà MUA BÁN

Vấn đề bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hoá và đo lường chính xác là một trong những yêu cầu thường xuyên được đặt ra đối với thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Nhiều đơn vị trong ngành đã có những biện pháp hữu hiệu để sản phẩm sản xuất lưu thông trong mạng lưới của mình bảo đảm chất lượng, giữ được chữ tín với khách hàng và mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

Gần đây, trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã có nhiều cơ sở sán xuất kinh doanh bung ra ngoài vòng kiểm kê kiểm soát của Nhà nước, họ chạy theo mục đích kiếm lời cao, đã tung ra thị trường khá nhiều hàng giả, hàng rởm không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, kể cả hàng sản xuất trong nước cũng như hàng nhập khẩu. Thậm chí trong các cơ sở sản xuất, chế biến và mạng lưới kinh doanh của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa cũng có hiện tượng để lọt những lô hàng không đủ tiêu chuẩn chất lượng ra lưu thông. Nghiêm trọng hơn có nhiều cửa hàng bày bán cả hàng giả, hàng rởm; cân, đong, đo đếm thiếu chính xác.

Để ngăn chặn tình hình trên, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh chất lượng hàng hoá và Pháp lệnh đo lường; Hội đồng Bộ trưởng đã có Nghị định số 140-HĐBT ngày 25-4-1991 quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả và Nghị định số 115/HĐBT ngày 13-4-1991 quy định về việc thi hành Pháp lệnh đo lường.

Để thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản nêu trên của Nhà nước, Bộ yêu cầu các Tổng Công ty, Công ty trung ương, các Sở Thương nghiệp, các Liên hiệp ăn uống – khách sạn – dịch vụ, các cơ quan sản xuất kinh doanh trong ngành và các ngành có mạng lưới kinh doanh thương nghiệp phải nghiêm túc triển khai thực hiện những việc sau đây:

1. Đối với các cơ sở sản xuất chế biến.

– Phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về chất lượng hàng hoá, sản phẩm của đơn vị mình sản xuất ra; chỉ được giao cho khách hàng những sản phẩm hàng hoá bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, đúng nhãn sản phẩm, đúng chất lượng đã đăng ký với cơ quan quản lý tiêu chuẩn, chất lượng và đo lường.

– Nghiêm cấm mọi cá nhân và các tổ chức có hành vi sản xuất, chế biến những sản phẩm, hàng hoá có một trong những dấu hiệu được coi là hàng giả theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 140-HĐBT ngày 25-4-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả.

2. Đối với các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ.

– Để kiên quyết loại trừ hàng giả, hàng rởm lọt vào khâu lưu thông ngay từ khi ký hợp đồng kinh tế (mua bán hoặc đại lý) các cán bộ, nhân viên có liên quan đến vấn đề này, nhất là cán bộ nghiệp vụ phải nắm vững nguồn gốc của hàng hoá, tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu cho phép, nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng v.v… Đối với những mặt hàng mới sản xuất, hoặc với những cơ sở sản xuất chưa có quan hệ mua bán nhiều, khi ký hợp đồng kinh tế phải thận trọng xem xét kỹ từng mặt hàng để tránh sự lừa dối, trà trộn hàng giả. Trong hợp đồng phải ghi những điều khoản rất chặt chẽ về chất lượng hàng hoá.

– Khi giao nhận hàng hoá, tuỳ theo tính chất của từng nguồn hàng, loại hàng, mặt hàng mà tổ chức kiểm tra đại diện hoặc kiểm tra toàn bộ lô hàng. Cán bộ giao nhận phải nắm vững nghiệp vụ, hiểu biết kỹ về quy cách, phẩm chất bao bì đóng gói, nhãn hiệu… của hàng hoá đã ghi trong hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về tình trạng chất lượng hàng hoá mà mình giao nhận. Đặc biệt đối với những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao hoặc an toàn trong sử dụng, an toàn vệ sinh như thực phẩm công nghệ, thực phẩm tiêu dùng trực tiếp được chế biến sẵn, bánh kẹo, rượu, bia, nước ngọt, nước mắm, mỳ chính, thuốc lá… nhất thiết phải kiểm tra chặt chẽ về chất lượng.

– Quá trình bảo quản, vận chuyển hàng hoá bị hư hỏng hoặc đã suy giảm chất lượng, sau khi sửa chữa, tái chế xét thấy còn có giá trị sử dụng và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn cho người sử dụng thì được phép đưa ra bán, giá bán phải tương xứng với phẩm chất, phải bầy bán riêng và niêm yết rõ bào bảng giá để khách hàng biết.

– Nghiêm cấm các cửa hàng thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán buôn bán hàng giả, hàng rởm làm mất uy tín của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Cần xử lý nghiêm khắc những nhân viên nghiệp vụ hoặc nhân viên bán hàng tuồn hàng giả vào cửa hàng, nếu vi phạm nghiêm trọng thì phải buộc thôi việc hoặc vi phạm hình sự thì truy tố trước pháp luật. Cán bộ phụ trách cửa hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu trong cửa hàng có mua bán những mặt hàng đó.

3. Giám đốc các đơn vị sản xuất và kinh doanh có trách nhiệm trang bị đủ thiết bị, phương tiện, dụng cụ đo lường chính xác phục vụ cho sản xuất và các hoạt động giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hoá. Thường xuyên tổ chức tự kiểm tra, hiệu chỉnh, sửa chữa phương tiện của cơ sở.

– Cấm mọi hành vi gian dối về đo lường. Hàng đưa ra bán dù đã đóng gói sẵn hay khi giao cho khách mới bao gói đều phải cân, đong, đo, đếm chính xác đủ số lượng, khối lượng, độ dài.

Vấn đề bảo đảm chất lượng, số lượng hàng hoá và đo lường chính xác trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh rất bức xúc trong giai đoạn hiện nay. Bộ giao cho Cục Quản lý chất lượng hàng hoá và Đo lường theo chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giúp Bộ trưởng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động đo lường của ngành, phối hợp với các đội quản lý thị trường, các Sở Thương nghiệp thường xuyên và đột xuất kiểm tra, giám sát, xử lý những đơn vị, cá nhân kinh doanh hàng giả trên thị trường, kịp thời báo cáo Bộ những vụ việc có tính chất nghiêm trọng.

Các Sở Thương nghiệp, Liên hiệp ăn uống – khách sạn – dịch vụ, Ban quản lý Hợp tác xã mua bán Việt Nam, các Tổng công ty, Công ty trực thuộc Bộ, các ngành có kinh doanh thương nghiệp cần nghiên cứu kỹ chỉ thị này, phổ biến sâu rộng tới các cán bộ, nhân viên sản suất, chế biến và ký kết hợp đồng kinh tế, nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển, mua bán hàng hoá để cùng nắm vững và thi hành đúng, góp phần chặn đứng nguồn hàng giả đưa vào lưu thông làm cho thị trường phát triển lành mạnh, bảo đảm kỷ cương và trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu chính đáng của người tiêu dùng.

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đang cập nhật

Đồng ý nhận thông tin từ BePro.vn qua Email và Số điện thoại bạn đã cung cấp

Nếu bạn không tải về được vui lòng bấm vào đây để tải về.
BePro.vn sẽ thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới nhất, hãy luôn theo dõi thuvienluat.bepro.vn nhé!
Xin cảm ơn.

Reviews

There are no reviews yet.

Be the first to review “Chỉ thị về việc tăng cường công tác kiểm tra chất lượng và đo lường hàng hoá trong TNQD và HTX mua bán”